Ung thư niệu quản
Niệu quản là một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu của con người. Ung thư niệu quản thường gặp ở những người nghiện thuốc lá, chính vì vậy bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh.
2. Triệu chứng của ung thư niệu quản
3. Tác hại của ung thư niệu quản
4. Nguyên nhân gây ra ung thư niệu quản
6. Phòng chống ung thư niệu quản
1. Bệnh Ung thư niệu quản là gì?
Ung thư niệu quản là một loại ung thư bắt đầu từ niệu quản - một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu của con người. Đây là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở những người nghiện thuốc lá.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư niệu quản
Đái ra máu: Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư niệu quản. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng vết loét của niệu quản. Đối với nam giới nếu bị ung thư niệu quản sẽ ảnh hưởng đến tinh dịch, tinh dịch sẽ xuất hiện máu. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
Đau rát, khó tiểu: Khi khối u ở niệu quản phát triển đến kích thước lớn, khối u to sẽ chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu, khiến bàng quang bị kích thích, nước tiểu khó lưu thông, đau khi đi tiểu, khó tiểu, tiểu đứt quãng thậm chí tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu, buồn tiểu mà tiểu không ra, tiểu rất nhiều vào ban đêm.
Đau lưng: Dấu hiệu đau lưng, đau hông sẽ xuất hiện khi khối u xâm lấn làm bít tắc niệu quản, nước tiểu không thể đào thải ra ngoài trào ngược từ bàng quang lên thận gây tổn thương thận, hư thận thậm chí là suy thận cực kỳ nguy hiểm.
Đau rát khi đại tiện: Khi u tiết niệu phát triển to, nó sẽ chèn ép lên trực tràng khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, khó đại tiện, táo bón hoặc tiểu chảy từng cơn, chảy máu trực tràng khi đại tiện.
Sưng bàn chân: Một trong những dấu hiệu của ung thư niệu quản chính là bị sưng ở bàn chân.
Sụt cân: Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân rất nhanh thì đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư niệu quản.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi gặp các triệu chứng như tiểu ra máu, đau rát khi đại tiện, đau rát và khó tiểu, cơ thể mệt mỏi thì bạn nên đến bệnh viện để khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, chi phí điều trị rất nhiều.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư niệu quản
Ung thư niệu quản là môt căn bệnh nguy hiểm đối với những ai mắc phải:
- Ung thư niệu quản gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, đặc biệt là khi đi tiểu tiện và đại tiện, thậm chí có thể tiểu ra máu.
- Ung thư niệu quản khiến cho sức khỏe của người bệnh sụt giảm, sức đề kháng suy yếu và dễ dẫn đến mắc phải các căn bệnh khác.
- Ung thư niệu quản nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ bị di căn dẫn đến tử vong ở người bệnh.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư niệu quản
Di truyền, hút thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm… là một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư niệu quản.
Hút thuốc lá là một nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư niệu quản
Yếu tố nguy cơ gây ra ung thư niệu quản
Tuổi tác và giới tính: Ung thư niệu quản thường xuất hiện nhiều ở những người nằm trong độ tuổi khá cao từ 50 - 70. Bên cạnh đó, theo thống kê thì số lượng nam giới có nguy cơ mắc ung thư niệu quản cao hơn nữ giới.
Hút thuốc lá: 60- 70% ngưòi bị ung thư niệu quản có liên quan đến hút thuốc lá. Các chất kích thích có trong thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng, gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư tinh hoàn, ung thư niệu quản,...
Môi trường sống ô nhiễm: Nếu chúng ta sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp hay chất hóa học độc hại như benzidine, chất nhuộm công nghiệp thì có nguy cơ bị ung thư niệu quản cao.
Một số loại thuốc: Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư niệu quản nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
5. Điều trị bệnh ung thư niệu quản
Chẩn đoán
Chụp niệu quản: Tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch và chụp niệu quản cho phép chẩn đoán được khoảng trên 80% các trường hợp có khối u niệu quản.
Chụp cắt lớp: Kỹ thuật chụp cắt lớp giúp xác định được khối u, đánh giá chân khối u và mức độ lan rộng của khối u ra các vị trí khác như thận, rốn thận, tĩnh mạch và các hạch.
Cộng hưởng từ (MRI): Kết quả hình ảnh do chụp cộng hưởng từ mang lại cũng giống như hình ảnh của kỹ thuật chụp cắt lớp, tuy nhiên độ nhạy của phương pháp MRI có thể đạt được gần 100% trong chẩn đoán ung thư niệu quản. Các bác sĩ thường chỉ định thực hiện phương pháp này khi bệnh nhân bị giảm chức năng thận.
Nội soi: Soi niệu quản được áp dụng trong trường hợp cần làm sinh thiết trước khi xác định rõ ràng phương pháp điều trị phù hợp hoặc khi có sự nghi ngờ trong chẩn đoán.
Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm các tế bào ung thư ở trong nước tiểu với độ nhạy nằm trong khoảng 35% - 97% các trường hợp có u ác tính.
Điều trị ung thư niệu quản
Điều trị bệnh
Phẫu thuật: Trong trường hợp ung thư niệu quản, phẫu thuật có thể cắt bỏ hoàn toàn niệu quản cùng với một vòng tổ chức mô xung quanh niệu quản. Tùy theo vị trí của khối u ở niệu quản như nhóm hạch trước xương cụt… mà bác sĩ sẽ xác định mức độ nạo vét hạch.
Xạ trị: Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư niệu quản phổ biến hiện nay. Xạ trị được chỉ định sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính kèm theo di căn tới hạch bạch huyết nhằm ngăn chặn sự lây lan của khối u.
Hóa trị: Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể người nhằm mục đích cô lập và tiêu diệt tế bào ung thư. Mỗi đợt hóa trị chỉ tiêu diệt một tỉ lệ nhất định các tế bào ung thư, nếu khối u quá to thì hóa trị sẽ không hiệu quả bởi vì tốc độ sản sinh tế bào ung thư mới nhanh hơn số lượng bị tiêu diệt.
Khám và chữa trị ung thư Niệu quản tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng chống bệnh ung thư niệu quản
Để phòng ngừa ung thư niệu quản thì bạn cần lưu ý:
- Không hút thuốc lá: Theo một nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư niệu quản cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Và nam giới hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư niệu quản cao hơn những phụ nữ có thói quen không tốt này. Chính vì vạy để phòng ngừa bệnh này thì bạn nên bỏ thuốc lá.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước chính là phương pháp rất tốt để ngăn ngừa ung thư niệu quản hiệu quả. Thói quen uống nước nhiều là biện pháp có thể làm giảm bớt nồng độ của các chất độc hại trong cơ thể người.
- Chế độ ăn uống và môi trường: Đây là những yếu tố có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư niệu quản. Việc ăn ít chất béo, chất có hàm lượng calo cao, kiên trì tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng, tránh béo phì và huyết áp cao sẽ có tác dụng phòng bệnh ung thư rất tốt. Bạn cũng nên ăn nhiều chuối, cà rốt và các loại củ quả khác để làm giảm rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư niệu quản. Lượng hấp thụ các loại hoa quả này mỗi ngày càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng giảm.
- Khám sức khỏe định kì: Bạn cũng nên khám sức khỏe định kì để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân một cách toàn diện nhất.
Ung thư niệu quản là một căn bệnh nguy hiểm và cần được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy mình đang có các dấu hiệu của bệnh ung thư niệu đạo, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án chữa bệnh. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi