Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính là một căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay nhiều người đang mắc phải. Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh suy gan cấp tính
3. Nguyên nhân gây ra bệnh suy gan cấp tính
4. Biến chứng của bệnh suy gan cấp tính
5. Điều trị bệnh suy gan cấp tính
6. Phòng chống bệnh suy gan cấp tính
1. Bệnh suy gan cấp tính là gì?
Suy gan cấp (tên tiếng Anh là Acute liver failure) hay còn được gọi là suy gan bùng phát, là tình trạng mất chức năng của gan . Bệnh diễn tiến một cách nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Suy gan cấp thường xảy ra ở những người chưa từng có bệnh gan trước đó và hiếm gặp hơn suy gan mạn, thường diễn tiến chậm hơn so với suy gan mạn.
Suy gan cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: xuất huyết và tăng áp lực nội sọ. Đó là những trường hợp cấp cứu cần phải nhập viện.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, suy gan cấp đôi khi có thể hồi phục trở về như tình trạng ban đầu khi điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, ghép gan có thể lại là phương pháp duy nhất.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy gan cấp tính
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy gan cấp tính bao gồm:
- Vàng da vàng mắt.
- Đau bụng ở vùng trên bên phải
- Chướng bụng
- Buồn nôn và nôn
- Mệt mỏi
- Lú lẫn hay mất phương hướng
- Buồn ngủ ban ngày, ngủ gà
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Suy gan cấp có thể phát triển nhanh chóng ngay cả ở một người đang khoẻ mạnh, và nó có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn (hoặc người thân của bạn) phát hiện tình trạng vàng da vàng mắt của bạn đang ngày một tiến triển, hay bạn có triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng trên phải cũng như có bất kỳ thay đổi bất thường nào trong trạng thái tinh thần, tính cách hoặc hành vi, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh suy gan cấp tính
Suy gan cấp xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương một cách trầm trọng và không còn khả năng hoạt động bình thường nữa. Những nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:
- Uống quá nhiều thuốc giảm đau: Uống quá nhiều thuốc chứa thành phần acetaminophen là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp ở Hoa Kỳ. Suy gan cấp có thể xảy ra ngay sau khi bạn dùng acetaminophen liều tối đa, hoặc sau khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo mỗi ngày trong vài ngày.
- Uống thuốc theo toa: Một số thuốc theo toa bao gồm kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid và thuốc an thần có thể gây suy gan cấp.
- Thảo dược bổ sung: Các loại thuốc thảo dược và các dược phẩm bổ sung đều có liên quan đến suy gan cấp.
- Viêm gan và các virut khác: Viêm gan A, viêm gan B và E có thể gây suy gan cấp. Các virus khác có thể gây suy gan cấp tính bao gồm virus Epstein-Barr, Cytomegalovirus và Herpes.
- Hóa chất: Các chất độc có thể gây suy gan cấp tính.
- Bệnh tự miễn: Bệnh viêm gan tự miễn có thể gây suy gan. Viêm gan tự miễn là một bệnh mà hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các tế bào gan, gây viêm và chấn thương.
- Bệnh mạch máu trong gan: Hội chứng Budd-Chiari, có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch gan, dẫn đến suy gan cấp.
- Bệnh chuyển hóa: Bệnh Wilson hay bệnh gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ thường gây suy gan cấp.
- Ung thư: Ung thư xảy ra tại gan hoặc di căn từ cơ quan khác đến gan đều có thể dẫn đến mất chức năng gan.
- Nhiều trường hợp suy gan cấp không có nguyên nhân rõ ràng.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh suy gan cấp tính
Suy gan cấp thường gây ra các biến chứng sau:
- Phù não: Qúa tải dịch tạo ra áp lực lớn trong não.
- Chảy máu và rối loạn chảy máu: Gan bị suy không thể tạo ra đủ các yếu tố đông máu giúp đông máu. Chảy máu trong đường tiêu hóa là phổ biến nhất.
- Nhiễm trùng:. Những người bị suy gan cấp tính có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong máu, đường hô hấp và nước tiểu.
- Suy thận:. Suy thận thường xảy ra sau khi bị suy gan, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều, làm phá hủy gan và thận của bạn.
5. Các phương pháp điều trị bệnh suy gan cấp tính
Chẩn đoán
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán suy gan cấp tính bao gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định gan của bạn hoạt động như thế nào. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo lượng máu đông trong bao lâu. Với suy gan cấp, quá trình đông máu không diễn ra nhanh như bình thường.
Hình ảnh học: Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra gan của bạn. Siêu âm có thể cho thấy tổn thương gan và giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về gan. Bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tình trạng gan và các mạch máu của bạn. Những xét nghiệm này có thể phát hiện cũng như tầm soát các nguyên nhân nhất định gây suy gan cấp, chẳng hạn như hội chứng Budd-Chiari và được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề và kết quả siêu âm là âm tính.
Kiểm tra mô gan: Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn nên đi sinh thiết gan. Thủ thuật này sẽ giúp bác sĩ biết rõ tại sao gan của bạn bị tổn thương và tổn thương như thế nào. Vì những bệnh nhân suy gan cấp có nguy cơ chảy máu trong khi sinh thiết, nên có thể cần phải thực hiện sinh thiết gan xuyên qua da của bệnh nhân. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ ở phía bên phải ở cổ bệnh nhân, sau đó xuyên ống catheter nhỏ vào tĩnh mạch cổ, qua tim và vào tĩnh mạch đến gan. Tiếp đến, bác sĩ sẽ chèn kim qua ống thông đó và lấy ra một mẫu mô gan.
Điều trị
Những bệnh nhân bị suy gan cấp tính thường được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện nơi có thể thực hiện ghép gan nếu cần. Bác sĩ có thể điều trị những tổn thương xảy ra tại gan, nhưng trong nhiều trường hợp, việc điều trị còn liên quan đến việc kiểm soát các biến chứng và cần phải có thời gian để gan của bạn hồi phục.
Điều trị suy gan cấp bao gồm:
- Thuốc chống ngộ độc: Suy gan cấp do dùng acetaminophen quá liều được điều trị với một loại thuốc gọi là thuốc chống ngộ độc. Thuốc này cũng có thể giúp điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan cấp.
- Ghép gan:. Khi suy gan cấp không thể phục hồi, điều trị duy nhất có thể là ghép gan. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy phần mô gan bị tổn thương của bạn và thay thế nó bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Bác sĩ sẽ phải kiểm soát theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng đang có của bệnh nhân và cố gắng ngăn ngừa các biến chứng do suy gan cấp gây ra bằng cách
- Giảm áp lực nôi sọ do quá tải dịch trong não: Phù não do suy gan cấp có thể làm tăng áp lực lên não. Thuốc có thể giúp làm giảm sự hình thành và tích tụ dịch trong não của bệnh nhân.
- Tầm soát nhiễm trùng: Nhân viên y tế sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh nhân ngay từ đầu và kiểm tra có bệnh nhiễm trùng hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có nhiễm trùng, ngay lập tức bệnh nhân sẽ phải điều trị nhiễm trùng đó.
- Ngăn ngừa chảy máu trầm trọng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân để giảm nguy cơ bị chảy máu. Nếu bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hay vị trí chảy máu. Bệnh nhân có thể yêu cầu được truyền máu.
6. Phóng chống bệnh suy gan cấp tính
Những biện pháp phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ suy gan cấp:
- Đọc kĩ các hướng dẫn khi sử dụng thuốc: Nếu bạn đang dùng acetaminophen hoặc các loại thuốc khác, hãy kiểm tra kĩ liều dùng quy định và tuyệt đối không dùng quá liều. Nếu mắc bất cứ bệnh gì về gan, hãy hỏi bác sĩ khi dùng thuốc acetaminophen.
- Liệt kê các thuốc bạn đã và đang sử dụng: Kể cả các thuốc bán tự do và thuốc không kê đơn có thể gây phản ứng không tốt với các loại thuốc mà bạn đang dùng theo toa.
- Hạn chế uống rượu: Không nên uống quá một ly một ngày ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, không uống nhiều hơn hai ly một ngày đối với nam giới ở lứa tuổi trẻ trẻ hơn.
- Tránh các hành vi gây nguy cơ: Không dùng chung kim. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Không hút thuốc.
- Tiêm chủng: Nếu bạn mắc bệnh gan mãn tính, có tiền sử viêm gan hoặc có nguy cơ viêm gan.
- Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người khác: Vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây viêm gan.
- Không ăn các loại nấm khi chưa biết rõ nguồn gốc.
- Lưu ý màu sắc, biểu hiện trên da: Khi sử dụng thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác, hãy che chắn da bằng găng tay, áo choàng dài, mũ và mặt nạ.
- Duy trì cân nặng: Bệnh béo phì có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan xà xơ gan.
Hãy liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh suy gan cấp tính. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi