Sụp mí mắt

Sụp mí mắt

Trẻ em và người lớn đều có thể bị sụp mí mắt. May mắn thay, tình trạng này có thể khỏi tự nhiên hoặc thông qua can thiệp y khoa, nhờ vậy có thể cải thiện tầm nhìn cũng như vẻ bề ngoài của bạn.

  1. Sụp mí mắt ở trẻ em
  2. Sụp mí mắt ở người lớn
  3. Hội chứng Horner
  4. Sụp mí mắt ở người già
  5. Sụp mí mắt khi ngủ dậy
  6. Biểu hiện của sụp mí mắt
  7. Điều trị sụp mí mắt
  8. Sụp mí mắt có nguy hiểm không?
  9. Sụp mí mắt có di truyền không?

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên bị sụp xuống. Sụp mí mắt có thể chỉ ở mức độ nhẹ, hoặc có thể nặng đến mức mí mắt che phủ hết con ngươi của mắt. Vì vậy, sụp mí mắt có thể khiến bạn bị hạn chế, hoặc thậm chí choáng hết tầm nhìn của bạn.

Sụp mí mắt bệnh lý có thể gây ra do tai nạn, tuổi tác, hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sụp mí mắt có thể ở một mắt hoặc cả hai mắt. Bệnh có thể chữa khỏi hoặc tồn tại mãi mãi, có thể xuất hiện ngay từ khi sinh (gọi là sụp mí mắt bẩm sinh) hoặc có thể mắc phải.

1. Bệnh sụp mí mắt ở trẻ em

Trẻ có thể bị sụp mí mắt từ khi mới sinh được gọi là sụp mí mắt bẩm sinh. Tình trạng này có thể được gây ra bởi các vấn đề với cơ nâng mí mắt: yếu cơ nâng mí mắt, tổn thương các dây thần kinh kiểm soát cơ đó, hoặc da mí mắt trên lỏng lẻo.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của sụp mí mắt là một mí mắt rủ xuống. Một dấu hiệu khác là khi các nếp nhăn trên mí mắt không đều ở hai bên. Một đứa trẻ bị sụp mí mắt có thể ngửa đầu ra sau, nhấc cằm lên, hoặc nhướn lông mày để cố gắng nhìn rõ hơn. Theo thời gian, những hành động này có thể gây ra các vấn đề về đầu và cổ.

Đôi khi, một đứa trẻ sinh ra bị sụp mí mắt cũng có thể có các vấn đề khác liên quan đến mắt như rối loạn chuyển động mắt, bệnh về mắt, rối loạn thị giác, các khối u (trên mí mắt hoặc ở nơi khác).

Bị sụp mí mắt khiến trẻ có nguy cơ bị các vấn đề về thị lực. Nếu mí mắt của trẻ sụp nhiều đến nỗi nó cản trở thị lực, chứng giảm thị lực (còn gọi là “mắt lười”) có thể phát triển. Một mắt sẽ có tầm nhìn tốt hơn mắt kia. Một đứa trẻ bị sụp mí mắt cũng có thể bị loạn thị, lác mắt.

2. Sụp mí mắt ở người lớn

Đa số các trường hợp sụp mí mắt một hoặc hai bên là do rách cơ nâng mi hoặc cơ bị lỏng lẻo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sụp mí mắt có thể liên quan đến bệnh hệ thống hoặc bất thường trong hộp sọ.

Trước khi tiếp cận các nguyên nhân lành tính, có 5 bệnh thực thể bệnh nguy hiểm có thể biểu hiện với sụp mí mắt một hoặc hai bên: hội chứng Horner; liệt một phần hay hoàn toàn dây thần kinh số 3; bệnh nhược cơ; bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng mí mắt trên, các túi cùng kết mạc, hốc mắt; liệt cơ mắt ngoài tiến triển mạn tính.

3. Hội chứng Horner

Bất kỳ bệnh nhân nào có biểu hiện sụp mí mắt một bên đều cần nghi ngờ mắc hội chứng Horner cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

Hội chứng Horner là một tình trạng hiếm gặp do tổn thương các dây thần kinh giao cảm ở mắt với bộ 3 triệu chứng: sụp mí mắt, co đồng tử dẫn đến mất cân xứng hai bên, giảm tiết mồ hôi nửa mặt.

Triệu chứng trong hội chứng Horner gồm:

  • Không thể mở mắt hoàn toàn bên mặt bị ảnh hưởng.
  • Giảm tiết mồ hôi bên mặt bị ảnh hưởng.
  • Mặt đỏ bừng.
  • Đau nhức hốc mắt, đau đầu.
  • Có thể có các triệu chứng khác từ bệnh nguyên nhân - ví dụ như triệu chứng ở đầu, cổ, bên mặt bị ảnh hưởng nếu được kết hợp với tắc động mạch cảnh.

4. Bệnh sụp mí mắt ở người già

Ở người lớn tuổi, ngoài các nguyên nhân gây sụp mí mắt ở người trẻ, sụp mí mắt lành tính thường phát triển từ từ qua nhiều năm. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân từ 65-85 tuổi và ảnh hưởng cả nam và nữ.

Có hai nguyên nhân gây sụp mí mắt, một trong số đó là nếp gấp da dư cần thủ thuật tạo mi. Nguyên nhân thứ hai là mí mắt rủ xuống gọi là sụp mí mắt thoái triển, khi đó cơ mỏng nâng mí mắt đã mỏng hơn và không còn giữ mí mắt ở vị trí bình thường và chúng xuất hiện.

5. Bệnh Sụp mí mắt sau khi ngủ dậy

Vị trí mí mắt có thể thay đổi theo thời gian, nhưng thường không dao động hàng ngày. Trong khi những thay đổi nhỏ ở mí mắt có thể không có gì đáng lo ngại, sụp mí mắt đáng kể có thể liên quan đến một số tình trạng hệ thống nhất định như các vấn đề về tuyến giáp hoặc bệnh thần kinh cơ. Bạn nên đến khám bác sĩ để được thăm khám đầy đủ, đảm bảo không có nguyên nhân bệnh thật sự làm sụp mí mắt của bạn.

6. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh sụp mí mắt

Bác sĩ thường đánh giá mức độ nghiêm trọng của sụp mí mắt bằng cách đo chính xác mí mắt và độ rộng của mắt khi mắt mở. Bạn có thể tự mình kiểm tra  bằng cách nhìn thẳng vào gương. Khi nhìn vào mắt của mình, một phần khá lớn của tròng đen bên trên con ngươi phải quan sát được, và mí mắt trên không được che khuất con ngươi của bạn.

Nếu bị sụp mí mắt, mí mắt làm thu hẹp độ rộng khi mở mắt, khiến mắt của bạn trông nhỏ hơn bình thường, mắt cũng có thể mất mí. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhận ra triệu chứng này hoặc triệu chứng chỉ xảy ra thoáng qua. Bạn có thể cảm thấy khô mắt hoặc chảy nước mắt quá nhiều, có thể để ý thấy khuôn mặt mình trông mệt mỏi. Nếu sụp mí mắt làm che khuất đồng tử và giới hạn tầm nhìn, bạn có thể sẽ vô ý nhướng mày thường xuyên để thấy rõ hơn. Điều này có thể gây nên tình trạng đau đầu căng cơ và khiến mắt bạn có hình dạng khác lạ. Bạn cũng có thể nâng cằm lên và nhìn xuống mũi để nhìn qua khe mắt hẹp.

Nếu bạn chỉ bị sụp mí mắt đơn thuần chưa có biến chứng, không biến chứng, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, nếu sụp mí mắt là do một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, sụp mí mắt có thể đi kèm các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh lý nguyên nhân. Ví dụ, nhược cơ cũng có thể gây ra nhìn đôi, yếu tay chân, và khó nói, khó nuốt, khó thở.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

7. Các phương pháp điều trị bệnh sụp mí mắt

Điều trị sụp mí mắt bẩm sinh

Khi điều trị sụp mí mắt bẩm sinh ở trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc những vấn đề sau: tuổi của trẻ, sụp mí mắt một hay hai bên, chiều cao mí mắt, sức cơ mí mắt, cử động của mắt.

Trong phần lớn trường hợp, bác sĩ đề nghị phẫu thuật cho trẻ bị sụp mí mắt nhằm thắt chặt cơ nâng mí mắt hoặc gắn mí mắt với các cơ khác để giúp nhấc mí mắt lên. Mục đích cuối cùng vẫn là cải thiện thị lực cho trẻ.

Nếu trẻ có kèm nhược thị, cần phải điều trị đầy đủ cho trẻ. Nhược thị có thể được điều trị bằng cách đeo miếng che mắt hoặc kính mắt đặc biệt, hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt để tăng cường cho mắt yếu.

Tất cả trẻ em bị sụp mí mắt - dù có phẫu thuật hay không - vẫn nên khám định kì tại bác sĩ nhãn khoa.

Điều trị sụp mí mắt ở người lớn

Phẫu thuật điều trị sụp mí mắt được thực hiện ngoại trú trong văn phòng bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ dùng gây tê tại chỗ để làm tê mắt và vùng xung quanh.

Đôi khi bác sĩ phẫu thuật chỉ cần điều chỉnh đôi chút ở cơ nâng mí mắt. Da thừa mí mắt cũng có thể được loại bỏ để giúp nâng mí mắt tốt hơn. Đối với sụp mí mắt nặng, cơ nâng mí mắt có thể cần phải được tăng cường và gắn lại vào mí mắt.

Cũng như các loại phẫu thuật khác, có thể xảy ra các biến chứng. Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ thảo luận những điều này với bạn. Trước khi phẫu thuật mí mắt, hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm tất cả thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, vitamin và các chất bổ sung. Đặc biệt cần lưu ý đến aspirin, các chất làm loãng máu, hoặc các bệnh ưa chảy máu.

Điều trị sụp mí mắt không cần phẫu thuật

Dụng cụ nâng mí mắt là một phương pháp điều trị không xâm lấn, thực hiện bằng cách lắp khung nâng mí vào mắt kính của bệnh nhân. Dụng cụ này ngăn mí mắt bị rủ xuống bằng cách giữ mí mắt tại chỗ. Có hai loại dụng cụ nâng: loại có thể điều chỉnh và loại cố định. Loại điều chỉnh được gắn vào một bên của gọng kính, loại cố định được gắn vào cả hai bên của gọng kính. Dụng cụ nâng mí có thể lắp trên gần như tất cả các loại kính mắt, nhưng tốt nhất là trên gọng kim loại. Nếu bạn có nhu cầu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm trong điều trị sụp mí mắt.

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Mặc dù phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị sụp mí mắt, có một số phương pháp điều trị khác cũng có tác động tốt. Sau đây là một số liệu pháp tự nhiên:

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa các chất kháng viêm rất phù hợp với hệ thần kinh. Uống trà lài giúp bạn thư giãn mí mắt, nhưng bạn cũng có thể sử dụng túi trà hoa cúc thoa lên mắt để điều trị sụp mí mắt.

Tốt nhất là cất giữ túi trà hoa cúc ướt trong tủ lạnh qua đêm trước khi đặt chúng vào mắt vào buổi sáng. Giữ chúng trên mí mắt mỗi lần 20 phút để giảm sụp mí mắt.

Sử dụng nhiều chất dinh dưỡng

Chứng liệt Bell có thể gây ra tình trạng sụp mí mắt, và các bác sĩ thường đề nghị một số chất dinh dưỡng cho bệnh. Nhìn chung, vitamin B rất hữu ích cho toàn bộ hệ thần kinh; vitamin B2 cũng được biết là để bảo vệ chống lại các vấn đề về thị lực và mỏi mắt. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho hệ thần kinh và sức khỏe của mắt bao gồm canxi, magie, kẽm, vitamin C, vitamin E, taurine, lecithin và các axit béo thiết yếu.

Các thảo dược khác

Một số thảo dược cũng có thể giúp điều trị sụp mí mắt. Ví dụ, kem từ liên dược hoặc chuối có thể giúp tăng cường các mô liên kết yếu. Cỏ shave cũng có thể được sử dụng để tăng cường tính toàn vẹn mô liên kết của mí mắt, trong khi vót châu âu giúp tăng cường cơ bắp của mí mắt.

8. Bệnh sụp mí mắt có nguy hiểm không?

Sụp mí mắt thường không có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu mí mắt của bạn chặn tầm nhìn của bạn, bạn nên tránh lái xe cho đến khi điều kiện đã được điều trị. Tiên lượng dài hạn của bạn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của mí mắt. Phần lớn các trường hợp, sụp mí mắt chỉ gây ảnh hưởng về mặt mỹ phẩm. Tuy nhiên, vì sụp mí mắt đôi khi có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm hơn, vì vậy hãy luôn luôn hỏi bác sĩ trước.

9. Bệnh sụp mí mắt có di truyền không?

Nếu là sụp mí mắt bẩm sinh, nó có thể chỉ là một rối loạn thần kinh đơn giản hoặc có thể là một triệu chứng trong một tập hợp các bất thường bẩm sinh. Sụp mí mắt bẩm sinh đơn thuần di truyền thường là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và cũng quy định nhiều mức độ sụp mí mắt một hoặc hai bên.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thanh Tâm

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị sụp mí mắt nhờ bác sĩ giúp đỡ nên đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    16/08/2018
Ngọc linh(20/03/2020)
Bác sĩ cho hỏi con e sinh ra 17 ngày mới mở mắt trái . Và hiện gio mắt đó có 2 ngấn mi nhỏ hơn mắt phải z có phải bé bị sụp mua k ak.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...