Rối loạn phản ứng gắn bó
Rối loạn phản ứng gắn bó là một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Căn bệnh này khiến trẻ không hình thành mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực. Nếu không được chữa trị sẽ gây ra hậu quả suốt đời.
1. Bệnh rối loạn phản ứng gắn bó là gì
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
4. Biến chứng của bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
5. Điều trị bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
1. Bệnh rối loạn phản ứng gắn bó là gì?
Rối loạn phản ứng gắn bó (tên tiếng Anh là Reactive Attachment Disorder) là một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hình thành các mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực. Rối loạn phản ứng gắn bó có thể tiến triển khi nhu cầu thiết yếu về sự thoải mái, sự thấu hiểu, sự dưỡng dục không đủ đáp ứng và sự yêu thương, quan tâm vì thế các mối quan hệ ổn định với mọi người không được hình thành.
Khi được điều trị, trẻ em mắc rối loại phản ứng gắn bó có thể tạo nên các mối quan hệ ổn định và lành mạnh với người giám hộ hoặc cha mẹ. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý, giáo dục, tương tác tích cực giữa những người trong gia đình và tạo nên môi trường ổn định, có sự yêu thương.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
Rối loạn phản ứng gắn bó có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có rất ít nghiên cứu trên các triệu chứng của bệnh này trên trẻ nhỏ và vẫn còn chưa rõ ràng về sự xuất hiện của bệnh ở trẻ lớn hơn 5 tuổi.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Lo sợ, buồn bã không rõ nguyên nhân hay dễ kích thích
- Dáng vẻ buồn bã, bơ phờ
- Không cần sự thoải mái hoặc không có cảm giác thoải mái
- Không thể cười
- Quan sát người khác kỹ nhưng không tương tác
- Không thể kêu gọi giúp đỡ
- Không có hứng thú chơi các trò chơi tương tác
- Mất khả năng đáp trả bằng hành động
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy cân nhắc đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu như trên. Các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với một số rối loạn khác, như tâm thần phân liệt trẻ nhỏ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
Để cảm thấy an toàn và hình thành sự tin tưởng, trẻ nhỏ cần môi trường ổn định và quan tâm. Như cơ bản về cảm xúc và thể chất cần được liên tục đáp ứng. Khi một đứa trẻ khóc, chúng cần được ăn hay thay tã với sự chia sẻ, đồng cảm từ cha mẹ như tương tác bằng mắt, cười và vuốt ve.
Một đứa trẻ không được đáp ứng nhu cầu với sự đồng cảm thấu hiểu từ người chăm sóc sẽ có xu hướng không cần sự quan tâm hoặc không thể hình thành mối quan hệ ổn định với người trong gia đình.
Không có nguyên nhân rõ ràng trẻ nhỏ mắc rối loạn phản ứng gắn bó trong khi một số người khác không mắc. Có rất nhiều thuyết về rối loạn này và các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành ở các nước.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
Nguy cơ tiến triển bệnh từ sự thờ ơ của xã hội hoặc không tạo điều kiện để phát triển các mối quan hệ gắn bó có thể tăng cao ở trẻ em có các yếu tố sau:
- Sống trong nhà nuôi dạy trẻ mồ côi
- Thường xuyên thay đổi môi trường sống hoặc người chăm sóc
- Cha mẹ mắc rối loạn tâm lý trầm trọng, có hành vi phạm tội, nghiện rượu
- Chia cắt với gia đình trong thời gian dài (do nằm viện)
Tuy nhiên, đa số các trẻ em chịu sự thờ ơ nặng nề không tiến triển thành rối loạn trên.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
Nếu không điều trị, rối loạn phản ứng gắn bó có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra hậu quả suốt đời.
Một số nghiên cứu cho rằng trẻ em và trẻ vị thành niên mắc rối loạn phản ứng gắn bó có thể trở nên tàn nhẫn, không cảm xúc, dấn đến những hành vi xấu đối với người xung quanh và động vật.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn phản ứng gắn bó
Chẩn đoán
- Quan sát trực tiếp cách tương tác giữa trẻ và người chăm sóc
- Chi tiết về những hành vi của trẻ qua thời gian
- Xem xét hành vi qua các tình huống
- Thông tin về sự tương tác với người chăm sóc và người khác
- Đặt câu hỏi về các tình huống xảy ra trong cuộc sống từ lúc sinh ra
- Đánh giá khả năng và phong cách của người chăm sóc
Chẩn đoán dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sau:
- Khiếm khuyết khả năng tư duy
- Các rối loạn điều chỉnh khác
- Rối loạn tự kỷ
- Rối loạn trầm cảm
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Trẻ em mắc rối loạn phản ứng gắn bó có khả năng hình thành các mối quan hệ gắn bó nhưng bị cản trở bởi các hành vi trong thời gian sống.
Đa số các trẻ em đều năng động, sôi nổi, ngay cả khi ít được quan tâm hay sống trong trại mồ côi hay phải thay đổi người chăm sóc liên tục. Can thiệp điều trị sớm có thể cải thiện hậu quả.
Không có tiêu chuẩn điều trị nào cho rối loạn phản ứng gắn bó nhưng đều yêu cầu sự hợp của trẻ và người chăm sóc. Mục tiêu điều trị hướng đến:
- Có cuộc sống an toàn và ổn định
- Phát triển tương tác tích cực và các mối quan hệ với cha mẹ, người thân
Phương thức điều trị gồm:
- Khuyến khích sự phát triển của trẻ bằng sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ
- Hạn chế thay đổi người chăm sóc để tăng sự gắn giữa người chăm sóc và trẻ
- Tạo môi trường tích cực, kích thích tương tác với trẻ
- Cúng cấp nhu cầu về y tế, nơi ở, sự an toàn
Một số phương thức khác cũng có khả năng ảnh hưởng tốt đến trẻ như:
- Tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình
- Giáo dục cho người chăm sóc về bệnh
- Các lớp học về kỹ năng làm cha mẹ
Nên đưa trẻ đi khám nếu thấy có các triệu chứng của bệnh rối loạn phản ứng gắn bó. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi