Rối loạn nhân cách phân liệt
Nếu bạn bị rối loạn nhân cách phân liệt, bạn có thể trở nên cô độc hay thô bạo, tùy tiện và mất đi cảm hứng hay kĩ năng để thiết lập các mối quan hệ bên ngoài.
1. Bệnh rối loạn nhân cách phân liệt là gì
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách phân liệtn
4. Biến chứng của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
5. Điều trị bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
1. Bệnh rối loạn nhân cách phân liệt là gì?
Rối loạn nhân cách phân liệt là bệnh ít gặp và thường người bệnh thường có biểu hiện xa lánh các hoạt động xã hội và luôn cảm thấy xấu hổ hay ngại khi tiếp xúc với người khác. Họ cũng bị hạn chế trong việc biểu lộ cảm xúc.
Bởi vì bạn không có khuynh hướng biểu lộ cảm xúc tốt nên có thể bạn sẽ vô tâm với những người khác hoặc không quan tâm đến những gì đang diễn ra hiện tại.
Nguyên nhân của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt vẫn chưa được làm rõ. Bệnh có thể được điều trị với nhiều cách: trò chuyện tâm lí hay trong vài trường hợp có thể dùng thêm thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
Người bị rối loạn nhân cách phân biệt thường có những triệu chứng sau:
- Thích sự cô đơn và một mình thực hiện các công việc
- Không muốn hay không thích những mối quan hệ thân thiết
- Cảm thấy không còn hứng thú trong quan hệ tình dục
- Cảm giác khó chịu
- Gặp khó khăn khi biểu lộ cảm xúc và phản ứng sao cho phù hợp với các tình huống
- Có thể tự cảm thấy nhạt nhẽo, không vui và lạnh lùng với người khác
- Thiếu động lực và mục tiêu trong cuộc sống
- Không phản ứng với sự khen tặng hay chỉ trích từ người khác
Rối loạn nhân cách phân liệt thường bắt đầu ở độ tuổi vị thành niên, mặc dù có thể có một số biểu hiện đáng lưu ý từ khi còn nhỏ. Bệnh có thể làm bạn gặp khó khăn và không thể hiện tốt ở trường học, trong công việc hay những mặt khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể làm tốt hơn nếu được làm một mình.
Rối loạn nhân cách phân liệt và bệnh tâm thần phân liệt
Mặc dù là 2 bệnh khác nhau nhưng rối loạn nhân cách phân liệt có thể có một vài triệu chứng tương tự với rối loạn nhân cách dạng phân liệt và tâm thần phân liệt, ví dụ như việc bị hạn chế trong thiết lập các mối quan hệ trong xã hội và thiếu khả năng biểu lộ cảm xúc. Người mắc những bệnh kể trên có thể bị cho là quái lạ hay người lập dị.
Mặc dù những tên bệnh trên cũng rất giống nhau, nhưng khác với rối loạn nhân cách dạng phân liệt và tâm thần phân liệt, người bị rối loạn nhân cách phân liệt sẽ:
- Vẫn còn nhận thức được thực tế xung quanh, nên họ hiếm khi bị hoang tưởng hay ảo giác
- Lời nói của họ vẫn có thể hiểu được (mặc dù âm điệu khi nói không tạo cảm giác sinh động cho người nghe), do đó họ không gặp vấn đề trong cuộc đối thoại hay ngôn ngữ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào cần khám bác sĩ ?
Người bị rối loạn nhân cách phân liệt thường chỉ điều trị khi gặp những vấn đề có liên quan như trầm cảm.
Nếu người thân xung quanh bạn muốn tìm sự giúp đỡ trong việc điều trị các triệu chứng trên, bạn hãy giúp họ liên lạc hay tạo cuộc hẹn với bác sĩ hay các cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh tâm lí.
Nếu bạn nghi ngờ người nào đó có thể mắc bệnh này, hãy nhẹ nhàng và lịch sự đề nghị họ đến gặp các chuyên gia về tâm lí. Và tốt hơn bạn nên đi chung với họ trong lần khám đầu tiên.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
Tính cách cá nhân là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi mà tạo nên sự độc đáo ở bản thân mỗi người. Đó còn là cách bạn nhìn nhận, hiểu và tương quan với thế giới bên ngoài cũng như cách bạn tự nhìn nhận bản thân. Tính cách bắt đầu hình thành từ thưở nhỏ và dần dần biểu hiện rõ hơn thông qua tương tác với môi trường bên ngoài và cũng có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi di truyền.
Trong sự phát triển bình thường, trẻ em sẽ được học cách diễn đạt những tín hiệu, lời nói một cách chính xác và phản ứng lại sao cho phù hợp. Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách phân liệt cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, mặc dù những yếu tố như môi trường hay di truyền đã được chứng minh là góp phần không nhỏ trong hình thành bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát rối loạn nhân cách phân liệt bao gồm:
- Có bố mẹ hay họ hàng mắc rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách dạng phân liệt hay bệnh tâm thần phân liệt
- Bị bố mẹ đối xử lạnh lùng, bỏ mặc hay không quan tâm, không phản ứng lại với những cảm xúc của con.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
Người mắc rối loạn nhân cách phân liệt có nguy cơ:
- Chuyển sang rối loạn nhân cách dạng phân liệt, bệnh tâm thần phân liệt hay nặng hơn có bệnh ảo giác
- Mắc những bệnh rối loạn nhân cách khác
- Chứng trầm cảm
- Mắc những chứng bệnh lo lắng
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các cách điều trị bệnh rối loạn nhân cách phân liệt
Chẩn đoán
Sau khi được thăm khám để loại trừ các bệnh lí thực thể khác, trung tâm chăm sóc ban đầu hay bác sĩ gia đình có thể chuyển bạn sang các nơi chuyên sâu chuyên trị liệu tâm lí để họ xem xét bệnh kĩ hơn.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt chủ yếu dựa trên:
- Sự biểu hiện của các triệu chứng
- Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì
- Tiền sử bệnh lí y khoa của bản thân
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Nếu bạn bị rối loạn nhân cách phân liệt, bạn có thể thích làm mọi việc đơn độc và tránh tiếp xúc với những người khác, bao gồm cả bác sĩ của bạn. Bạn có thể quen với một cuộc sống vô cảm và bạn cũng không muốn thay đổi thực tế hiện tại.
Nói chuyện, tâm sự là những cách điều trị bệnh tốt nhất cho người bị rối loạn nhân cách phân liệt
Bạn có thể đồng ý trị liệu theo ý người nhà hay khi người thân rất lo lắng cho bạn. Và tốt nhất bạn nên điều trị tại trung tâm hay chuyên gia trị liệu các bệnh về tâm lí, có thể đem lại hiệu quả tối ưu. Những phương pháp điều trị bao gồm:
- Trò chuyện hay tâm sự: có thể giúp ích. Nếu bạn muốn hình thành những mối quan hệ thân thiết thì cách xác định nhận thức bản thân có thể giúp bạn thay đổi niềm tin và các hành vi gây rắc rối cho bạn. Các nhà trị liệu sẽ hiểu được nhu cầu cần không gian cá nhân riêng của bạn và thấu hiểu rằng bạn rất khó khăn khi mở lời về cuộc sống của mình. Họ có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn mà không làm bạn thấy quá áp lực.
- Trị liệu theo nhóm: từ mục tiêu của điều trị cá nhân có thể tạo thành một nhóm điều trị mà trong đó bạn có thể tương tác, tiếp xúc với những người khác và cùng luyện tập những kĩ năng cá nhân. Sau một thời gian, nhóm trị liệu này sẽ hỗ trợ hình thành và phát triển những kĩ năng sinh tồn hay quan hệ trong xã hội.
- Dùng thuốc: mặc dù không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh nhưng những thuốc giúp làm giảm lo lắng hay trầm cảm cũng có thể giúp ích trong điều trị bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Với phương pháp điều trị thích hợp và nhà trị liệu đầy kinh nghiệm thì bạn sẽ có thể làm nên quá trình trị liệu kì diệu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi