Rối loạn giả tượng - rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả tượng - rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả tượng hay rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm lí nghiêm trọng và rất khó điều trị. Người bệnh cố tình bị bệnh hoặc tự gây ra các triệu chứng bệnh tật của mình để người khác tin rằng họ đang bị bệnh.

1. Rối loạn giả bệnh

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn giả bệnh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giả bệnh

4. Biến chứng của bệnh rối loạn giả bệnh

5. Điều trị bệnh rối loạn giả bệnh

6. Phòng chống bệnh rối loạn giả bệnh

1. Bệnh rối loạn giả tượng - rối loạn giả bệnh là gì?

Rối loạn giả tượng hay rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm lí nghiêm trọng, người bệnh lừa gạt người khác bằng cách giả bệnh, cố tình bị bệnh hay cố ý tự làm hại bản thân. Bệnh có thể từ mức độ nhẹ (sự cường điệu nhẹ các triệu chứng) đến mức độ nặng (hay trước đó còn có tên là hội chứng Munchausen). Người bệnh có thể tự tạo các triệu chứng hay thậm chí làm giả mạo các xét nghiệm để thuyết phục người khác cần phải điều trị bệnh cho họ, kể cả phẫu thuật.

Rối loạn giả tượng thì không giống với việc tự bịa đặt các bệnh lí vì mục đích lợi ích cá nhân, ví dụ như để được nghỉ làm hay được thắng kiện. Mặc dù người bị rối loạn giả tượng biết rằng họ tự gây ra các triệu chứng và bệnh tật nhưng họ lại không hiểu được lí do của các hành vi này hay họ không nhận thức rằng mình có vấn đề về tâm lí.

Rối loạn giả tượng là một thử thách và rất khó điều trị. Tuy nhiên, sự giúp đỡ từ các trung tâm y tế và điều trị tâm lí là rất cần thiết trong việc ngăn ngừa những hành vi tự làm hại bản thân và gây ra thương tích cho bản thân hay thậm chí cái chết. Nên đưa người bệnh đến khám tại Chuyên khoa Tâm thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn giả bệnh

Các triệu chứng của rối loạn giả tượng liên quan đến việc bắt chước hay tự tạo ra bệnh và chấn thương, cường điệu hóa các triệu chứng, tỏ vẻ yếu ớt để đánh lừa người khác. Người bệnh thường rất giỏi trong việc giả tạo bệnh nên thường rất khó để có thể xác định các triệu chứng này là do có bệnh thật sự hay do bệnh tâm lí nặng gây ra. Họ cứ tiếp tục giả bệnh mặc dù không có lợi ích gì hay khi đã có bằng chứng vạch trần lời nói dối của họ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn giả tượng bao gồm:

  • Có sự hiểu biết rõ về các bệnh lí y khoa
  • Các triệu chứng thường không rõ và chỉ thoáng qua
  • Bệnh trầm trọng hơn mà không có lý do rõ ràng
  • Bệnh không đáp ứng sự mong đợi từ các phương pháp điều trị chuẩn
  • Người bệnh tự tìm đến các bác sĩ hay đi đến bệnh viện để điều trị nhưng có thể lại sử dụng tên giả mạo
  • Không muốn bác sĩ nói chuyện trực tiếp với người thân
  • Thường muốn ở lại trong bệnh viện
  • Sự khao khát được kiểm tra thăm khám, làm các xét nghiệm hay phẫu thuật
  • Có nhiều vết sẹo mổ 
  • Ít có người thân đến thăm khi nhập viện
  • Hay bàn bạc với các bác sĩ hay nhân viên y tế về bệnh tình của họ

Rối loạn giả tượng trá hình lên người khác

Rối loạn giả tượng trá hình lên người khác (hay còn gọi là hội chứng Munchausen) xảy ra khi người bệnh cố tình nói với mọi người rằng người nào đó có bệnh hay có triệu chứng về tâm thần, tự gây ra thương tổn hay bệnh tật nhằm để đánh lừa mọi người.

Người bị hội chứng này thường cho rằng đối phương bị bệnh, bị thương tổn hay có rối loạn chức năng và cho rằng đối phương cần phải được điều trị. Thông thường việc này thường xảy ra ở bậc cha mẹ muốn hãm hại con cái. Và điều này có thể đẩy con cái họ vào tình cảnh nguy hiểm hay được điều trị không cần thiết.

Làm thế nào mà người bệnh rối loạn giả tượng giả dạng được triệu chứng?

Bởi vì người bị rối loạn giả tượng rất thành thạo giả dạng các triệu chứng và bệnh cũng như tự làm tổn thương bản thân nên người thân hay thậm chí cả các bác sĩ và nhân viên y tế cũng rất khó xác định được thật hay giả.
Người bị rối loạn giả tượng tự dựng lên các triệu chứng hay tự tạo ra bệnh bằng nhiều cách như:

  • Cường điệu hóa các triệu chứng hiện có: thậm chí ngay khi họ thật sự có bệnh lí, họ sẽ phóng đại hay cường điệu hóa các triệu chứng để ra vẻ trầm trọng hơn sự thật.
  • Tự dựng bệnh sử: họ sẽ cung cấp nội dung bệnh sử sai sự thật với người thân và các bác sĩ, thậm chí còn tự nói rằng mình bị ung thư hay HIV/AIDS. Hoặc họ sẽ làm giả các kết quả xét nghiệm để nói rằng mình đang có bệnh.
  • Giả tạo các triệu chứng như đau dạ dày, co giật hay ngất xỉu.
  • Tự làm hại bản thân: họ tự làm họ ốm đau, ví dụ như tự cắt hay thiêu đốt cơ thể, có thể dùng một số thuốc như thuốc tiểu đường để tỏ ra có bệnh, họ cũng tự chữa lành các vết thương.
  • Làm xáo trộn tình hình: họ có thể tự điều chỉnh các thiết bị hay dụng cụ y tế làm sai lệch kết quả, ví dụ như tự làm tăng nhiệt độ trong nhiệt kế. Hoặc họ có thể làm xáo trộn những mẫu xét nghiệm, ví dụ như đổ thêm nước tiểu vào mẫu máu hay ngược lại hoặc kèm thêm các chất lạ bên ngoài.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng của bệnh rối loạn giả bệnh

Người bệnh tự tạo nên bệnh án của mình

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Người bị rối loạn giả tượng có thể nhận thức rõ nguy cơ bị thương hay thậm chí tử vong khi tự làm hại chính mình hay tự tìm đến điều trị bừa bãi, nhưng họ lại không thể kiểm soát được hành vi của mình và họ hầu như không muốn nhận được sự giúp đỡ. Thậm chí ngay cả khi có những bằng chứng – ví dụ như đoạn clip – quay lại được cảnh họ tự gây bệnh cho bản thân, tuy nhiên người bệnh thường phủ nhận và từ chối điều trị.

Nếu bạn nghi ngờ người thân cường điệu hóa bệnh tật hay tự giả bệnh thì bạn nên thử trao đổi nhẹ nhàng với người đó về vấn đề này. Để tránh làm họ giận dữ, cần đánh giá chính xác và đối chất cẩn thận với người bệnh. Hãy cố gắng tiếp thêm niềm tin và động lực cho họ vào các hoạt động tốt cho sức khỏe hơn là để họ cứ tiếp tục những hành vi làm hại sức khỏe. Hãy thể hiện sự ủng hộ và quan tâm chăm sóc, đồng thời giúp đỡ trong vấn đề điều trị cho người bệnh.

Nếu người thân của bạn tự làm hại bản thân hay có dấu hiệu muốn tự sát thì bạn hãy gọi cấp cứu ngay để được cơ quan y tế giúp đỡ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giả bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn giả tượng vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên bệnh có thể liên quan đến những yếu tố tâm lí và những trải nghiệm stress trong cuộc sống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn giả bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn giả tượng bao gồm:

  • Chấn thương lúc nhỏ gồm cả về tình cảm, bạo lực hay bị lạm dụng tình dục
  • Có bệnh nặng lúc nhỏ
  • Trải qua sự mất mát người thân hay bị người thân bỏ rơi
  • Mắc bệnh nặng gây tự ti, mặc cảm lúc nhỏ
  • Sự nhận thức kém hay tự cao của bản thân
  • Có các bệnh rối loạn nhân cách khác
  • Mắc bệnh trầm cảm
  • Khát vọng được tham vấn với bác sĩ hay tại các cơ sở y tế
  • Làm việc trong lĩnh vực y tế

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn giả bệnh

Người bị rối loạn giả tượng sẵn lòng liều lĩnh cả mạng sống chỉ để giả vờ rằng họ đang bị ốm. Họ thường có kèm theo các bệnh về rối loạn tâm lí khác. Cuối cùng, họ có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Chấn thương thực thể hay tử vong do bệnh tự tay họ tạo ra
  • Những bệnh nặng khác do nhiễm trùng hay các lần phẫu thuật không cần thiết
  • Tổn thương tạng và các cơ quan khác từ việc phẫu thuật không cần thiết
  • Nghiện rượu và các chất gây kích thích
  • Gặp khó khăn trong đời sống, mối quan hệ xã hội và trong công việc

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn giả bệnh

Chẩn đoán

Chẩn đoán rối loạn giả tượng thường khá khó khăn. Người bị rối loạn giả tượng thường là biết rành về nhiều bệnh lý y khoa và họ cũng thường có bệnh lí thật sự thậm chí đe dọa tính mạng mặc dù một trong số đó có thể cũng có thể do họ tự tạo ra.

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các triệu chứng mà người bệnh tự tạo nên hơn là dựa vào chủ ý hay động cơ của họ. Bác sĩ có thể nghi ngờ rối loạn giả tượng khi:

  • Bệnh sử của người bệnh không hợp lí hay logic
  • Nguyên nhân gây bệnh hay chấn thương gây khó tin
  • Bệnh có diễn tiến khác thường
  • Bệnh không thể tiến triển khá hơn dù đã dùng nhiều phương pháp điều trị thích hợp
  • Có sự mâu thuẫn giữa các triệu chứng và kết quả xét nghiệm
  • Người bệnh bị bắt gặp hay phát hiện hành vi giả dối tự gây thương tổn bản thân

Để giúp xác định người nào đó bị rối loạn giả tượng, bác sĩ cần:

  • Hỏi bệnh sử chi tiết, kĩ càng
  • Cần tham khảo những giấy tờ chẩn đoán bệnh trước đó
  • Nên khai thác thêm thông tin hay triệu chứng từ gia đình, người thân
  • Chỉ cho làm những xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lí thực thể hiện có
  • Dùng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn giả tượng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh rối loạn giả bệnh

Nên điều trị bệnh rối loạn giả bệnh với bác sĩ tâm lý

Điều trị

Điều trị rối loạn giả tượng cũng rất khó khăn, và hiện chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh. Bởi vì người bị rối loạn giả tượng thường muốn được ở trong vai trò là người bị bệnh nên họ thường sẵn lòng tự tìm đến các bác sĩ để điều trị. Tuy nhiên, nếu bác sĩ tiếp xúc với người bệnh từ tốn, không phê phán thì họ thường tỏ ra rất hợp tác trong vấn đề điều trị.

Cách tiếp cận không phê phán bệnh nhân

Việc buộc tội trực tiếp với người bị rối loạn giả tượng thường làm họ giận dữ và phản kháng dữ dội, có thể khiến họ muốn lập tức từ chối bác sĩ và đi đến nơi khác điều trị. Do đó, bác sĩ hãy cố gắng tránh làm người bệnh thấy bẽ mặt, xấu hổ khi bị phát hiện giả bệnh.

Bác sĩ sẽ cố gắng hướng người bệnh đi đến với hướng điều trị đúng đắn, cả bác sĩ và bệnh nhân đều đồng ý tái thiết lập những hành vi có lợi cho sức khỏe, không để bệnh nhân tiếp tục giả bệnh và điều trị đúng cách.

Những phương pháp điều trị

Điều trị thường tập trung vào việc xoay sở với tình hình thực tế hơn là điều trị các triệu chứng giả tạo, bao gồm:

  • Có 1 bác sĩ chăm sóc chính: người bệnh chỉ nên đến khám duy nhất với 1 bác sĩ, là người có thể đáp ứng nhu cầu và điều trị cần thiết khi người bệnh cần, và sẽ giảm được số lần đi đến những trung tâm y tế khác không cần thiết.
  • Liệu pháp tâm lí: bằng cách tâm sự sẽ giúp giải tỏa stress và có thể cải thiện những kĩ năng khác, và tốt hơn hết nên có thêm sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè của bệnh nhân.
  • Dùng thuốc: một số thuốc có thể dùng để điều trị những bệnh tâm lí kèm theo như trầm cảm hay lo lắng
  • Nhập viện: trong một số trường hợp nặng, nên để bệnh nhân nhập viện trong một thời gian ngắn, điều này sẽ cần thiết cho việc điều trị cũng như an toàn của bệnh nhân.

Điều trị có thể không được bệnh nhân chấp thuận hay không tỏ ra có hiệu quả, đặc biệt với những ca rối loạn giả tượng nặng. Trong những trường hợp này, mục tiêu quan trọng hơn hết đó chính là tránh được những quá trình điều trị xâm lấn và không cần thiết cho người bệnh. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Một số thay đổi trong cuộc sống có thể giúp ích được cho người bệnh, đó là:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị
  • Hãy đặt niềm tin điều trị ở một bác sĩ, tránh đi nhiều nơi, bệnh viện để điều trị
  • Luôn ý thức được những nguy cơ của bệnh: có thể tự làm tổn thương và dẫn đến tự sát bất cứ lúc nào, tránh những liệu pháp điều trị không cần thiết như phẫu thuật hay các biện pháp xâm lấn
  • Đừng cố trốn chạy thực tế
  • Hãy thiết lập những mối quan hệ thân thiết với người thân, bạn bè

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống bệnh rối loạn giả bệnh

Bởi vì nguyên nhân chính xác gây rối loạn giả tượng vẫn chưa rõ nên hiện tại cũng chưa có cách phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn các biện pháp điều trị không cần thiết và thậm chí gây thương tổn cho cơ thể.

Khi thấy người thân của bạn có các dấu hiệu của bệnh rối loạn giả bệnh, hãy động viên họ đi khám để được điều trị bệnh và tránh những hậu quả xấu do bệnh gây ra. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm thần, Tâm lý

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Văn Thái

    Bệnh này lần đầu tiên tôi biết, thật kỳ lạ

    05/10/2017
  • Minh Hằng

    Tôi đã gặp một trường hợp bị mắc bệnh này, cứ giả vờ bị bệnh suốt. Đúng là một căn bệnh kì lạ.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...