Hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ được đặc trưng bằng một ác cảm nghiêm trọng đối với người nước ngoài, người lạ cũng như chính trị và văn hóa của những đối tượng đó. Giống như những hội chứng sợ đặc hiệu khác, đây là tình trạng tâm lý cần được điều trị.

1. Hội chứng sợ người lạ là gì

2. Triệu chứng của hội chứng sợ người lạ

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người lạ

4. Điều trị hội chứng sợ người lạ

5. Bác sĩ điều trị

1. Hội chứng sợ người lạ là gì?

Hội chứng sợ người là một trong những ám ảnh xã hội khá phổ biến. Thông thường “hội chứng sợ người lạ” hay bị nhầm lẫn với “phân biệt chủng tộc” hay "kì thị người khác", tuy nhiên có sự khác biệt giữa những khái niệm này. Trong khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc định nghĩa thành kiến chỉ dựa trên yếu tố chủng tộc, nguồn gốc thì hội chứng sợ người lạ bao gồm bất kỳ loại sợ hãi nào liên quan đến một cá nhân hay một nhóm được coi là khác với người có hội chứng này. Những người có hội chứng sợ người lạ không hiểu hoặc không chấp nhận rằng tình trạng này của họ là sự sợ hãi. Họ cho rằng người lạ là mối đe dọa sẽ làm họ đánh mất đi bản sắc, văn hóa, những đặc tính “tốt đẹp” và “tinh khiết” mà họ có. Chính những điều này là bước đầu dẫn tới hội chứng sợ người lạ. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng sợ người lạ

Điều quan trọng là phải phát hiện hội chứng sợ người lạ sớm. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể có những ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đến không chỉ đối với người bị bệnh mà còn với đối tượng của thành kiến. Một số triệu chứng của hội chứng sợ người lạ là:

- Cảm giác sợ hãi hoặc hoảng loạn khi tiếp xúc với người hoặc các vật phẩm văn hoá mà nhận thức của người bệnh cho là khác với mình.

- Sự thù địch hiển nhiên đối với người hoặc nền văn hoá mà nhận thức của người bệnh cho là khác với mình
Sự không tin cậy đối với các nền văn hoá mà nhận thức của người bệnh cho là khác với mình.

- Rập khuôn và quy nạp một cách vội vàng, hấp tấp nhằm vào một tập hợp những người có thể được nhận dạng bằng những đặc điểm ngoại hình.

- Lăng mạ, xỉ nhục hay đánh giá những đối tượng người lạ bằng một thái độ hài hước.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu các triệu chứng đã được bắt đầu từ một thời gian dài, hơn 6 tháng và ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, nếu một người luôn tìm cách né tránh xã hội và các tình huống công cộng để thông qua đó tránh người người lạ hay các nơi chốn lạ, thì càng cần phải điều trị thích hợp.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người lạ

Giống như tất cả các hội chứng sợ đặc hiệu khác, không có nguyên nhân cụ thể hay chính xác dẫn đến sự phát triển của hội chứng sợ người lạ. Thay vào đó, nhiều yếu tố độc đáo, đa dạng và trải nghiệm có thể dẫn tới cực điểm trong sự phát triển của hội chứng này.

Đối với một số người, chẳng hạn như những cựu chiến binh từng tham chiến trong chiến tranh, hội chứng sợ người lạ có liên quan đến rối loạn stress sau sang chấn. Sau khi chứng kiến nhiều người đồng đội bị giết, nhiều cựu chiến binh đã phát triển một sự hận thù đối với những người có nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình giống với kẻ thù trong chiến tranh. Những trường hợp khác, hội chứng sợ người lạ chỉ đơn giản là kết quả của sự giáo dục nghèo nàn hoặc sự xa lánh đối với người dân và các nền văn hoá khác với của họ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các phương pháp điều trị hội chứng sợ người lạ

Việc chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ người nên được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Mục tiêu điều trị là giải quyết hoặc làm giảm nhẹ phản ứng của người bệnh với các yếu tố kích động ban đầu gây ra sự sợ hãi vô lý và cực đoan của người bệnh. Trong quá trình trị liệu tâm lý, bệnh nhân và nhà trị liệu sẽ  trao đổi, nói chuyện với nhau về lý do tại sao lại có sự sợ hãi vô căn cứ, làm thế nào người bệnh có thể chịu đựng những trải nghiệm đau thương gây ra sự ám ảnh như vậy, cũng như cách giải quyết các triệu chứng của tình trạng này. Loại liệu pháp này thường rất hiệu quả, có kết quả với đa số bệnh nhân. Họ có thể hoàn toàn vượt qua được hoặc chí ít đối phó được hoặc chung sống hòa bình với hội chứng sợ người lạ. Người bệnh có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, thậm chí là cho đến hết cuộc đời của họ.

Một số nhà trị liệu lựa chọn sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi. Với loại hình điều trị này, bệnh nhân gặp gỡ bác sỹ trị liệu và tiến triển một cách có hệ thống và từng bước đối phó với nguồn sợ hãi trong khi cùng lúc học cách kiểm soát các phản ứng thể chất và tinh thần đối với nguồn sợ hãi đó. Khi đối đầu với ám ảnh, bệnh nhân trở nên quen thuộc với chúng và do đó cuối cùng nhận ra rằng những nỗi sợ hãi ban đầu của mình khôngphải  bị đe doạ thực sự hoặc không phải là sắp xảy ra.

Nếu bạn cảm thấy mình cũng đang có hội chứng sợ người lạ và tìm kiếm sự giúp đỡ thì bạn có thế đến với Hello Doctor. Chúng tôi có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng giúp đỡ không chỉ với những nỗi ám ảnh, nỗi lo sợ mà còn những khó khăn về tâm lý với hội chứng sợ người lạ của bạn. Nếu không thể tự giải quyết mọi vấn đề của bản thân, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được khám và điều trị trực tiếp với các bác sĩ. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm thần, Tâm lý

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Thủy

    Thề là tôi không có ý kì thị hay ác cảm gì với mọi người. Nhưng không hiểu sao tôi luôn cảm thấy lo lắng, bất an khi tiếp xúc với người lạ. Thậm chí nhiều lúc tôi còn từ chối không muốn tiếp xúc với họ. Phải chăng tôi cũng đang mắc phải căn bệnh này.

    19/04/2018
Trần Linh (28/06/2019)
Tôi thường không có cảm giác hoảng loạn hay thù địch với đối tượng lạ mà không có lý do, nhưng tôi hay có suy nghĩ "hãy tránh xa tôi ra, bạn thật đáng sợ. Tôi cảm thấy khó chịu khi ở cạnh bạn" với người lạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...