Hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ

Bệnh hở van động mạch chủ chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh về tim mạch. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.

1. Hở van động mạch chủ là gì

2. Triệu chứng của bệnh hở van động mạch chủ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van động mạch chủ

4. Biến chứng của bệnh hở van động mạch chủ

5. Điều trị bệnh hở van động mạch chủ

6. Phòng chống bệnh hở van động mạch chủ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh hở van động mạch chủ là gì?

Hở van động mạch chủ (tên tiếng Anh là Aortic Valve Regurgitation) là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng kín. Bệnh làm cho máu bơm ra từ tâm thất trái bị phụt ngược trở lại. Điều này làm cho tim không bơm máu đi khắp cơ thể được hiệu quả. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Hở van động mạch chủ có thể nặng lên đột ngột qua nhiều năm. Một khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cần có phẫu thuật sữa chữa hoặc thay van động mạch chủ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hở van động mạch chủ

Thông thường bệnh hở van động mạch chủ tiến triển dần dần, và tim bạn có thể bù trừ cho rối loạn này. Bạn sẽ không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong nhiều năm, và bạn có thể thậm chí không nhận ra được tình trạng bệnh. 

Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi và yếu, đặc biệt khi làm nặng
  • Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
  • Sưng mắt cá chân và bàn chân
  • Đau ngực, cảm giác ngực bị thắt chặt, thường tăng khi gắng sức
  • Hoa mắt hoặc ngất
  • Mạch đập không đều
  • Tiếng thổi ở tim
  • Đánh trống ngực

Khi nào cần khám bác sĩ?

Hãy liên lạc với bác sĩ ngay khi các dấu hiệu và triệu chứng của hở van động mạch chủ tiến triển. Đôi khi các dấu hiệu đầu tiên của hở van động mạch chủ là những biến chứng chính của nó: suy tim. Hãy gặp bác sĩ nếu như bạn thấy mệt mỏi, khó thở, sưng mắt cá chân và bàn chân, những triệu chứng thường gặp của suy tim.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van động mạch chủ

Tim có tổng cộng bốn van để giúp máu được bơm đi đúng hướng, bao gồm van hái lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Mỗi van có các lá van mở và đóng mỗi khi nhịp tim đập. Đôi khi, van đóng hoặc mở không kín làm ngăn máu bơm ra khỏi tim và gây giảm khả năng máu đi khắp cơ thể.

Trong hở van động mạch chủ, van nối giữa tâm thất trái và động chủ đóng không kín, làm máu bị phụt ngược trở lại tâm thất trái. Điều này làm cho thất trái giữ một lượng máu nhiều hơn bình thường, khiến chúng bị to ra và dày lên.

Đầu tiên, sự to ra của thất trái giúp chúng duy trì đủ lượng máu với nhiều áp lực hơn. Nhưng cuối cùng sự thay đổi này làm yếu tâm thất trái, cũng như toàn bộ tim.

Các nguyên nhân gây hở van động mạch chủ bao gồm:

  • Bệnh van tim bẩm sinh: Bạn có thể được sịnh ra với van động mạch chủ chỉ có hai lá hoặc hợp lại thành một lá thay vì ba lá như bình thường. Trong một số trường hợp van có thể chỉ có một lá hoặc bốn lá, nhưng điều này ít khi xảy ra.
  • Khuyết tật tim này khiến bạn có nguy cơ bị hở van động mạch chủ: Nếu ba mẹ hoặc anh chị em trong gia đình bạn có van động mạch chủ chỉ có hai lá, khả năng cao bạn sẽ bị tương tự, tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra nếu bạn không có tiền căn gia đình.
  • Sự thay đổi của tim liên quan tuổi tác: Canxi có thể tích tụ ở van động mạch chủ, làm lá van bị cứng lại. Điều này có thể làm hẹp van động mạch chủ, làm chúng đóng không đúng cách.
  • Viêm nội tâm mạc: Van động mạch chủ có thể bị tổn thương bởi viêm nội tâm mạc, một tình trạng nhiễm trùng bên trong tim bao gồm cả các van tim.
  • Sốt thấp khớp: Đây là một biến chứng của viêm họng do vi khuẩn Streptococcus có thể gây nguy hiểm đến van động mạch chủ. 
  • Các bệnh khác: Các tình trạng hiếm khác có thể làm lớn động mạch chủ và van động mạch chủ gây hở van, bao gồm hội chứng Marfan, một bệnh về mô liên kết. Một số bệnh tự miễn, như bệnh lupus ban đỏ cũng có thể dẫn đến hở van động mạch chủ.
  • Chấn thương: Tổn thương ở nơi gần van động mạch chủ, như bị chấn thương ngực hoặc rách động mạch chủ, cũng có thể gây dòng máu bị chảy ngược trở lại qua van.

Nguyên nhân gây ra hở van động mạch chủ

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh hở van động mạch chủ

Các yếu tố nguy cơ hở van bao gồm:

  • Tuổi già
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Tiền căn nhiễm trùng ảnh hưởng đến tim
  • Bệnh lí ảnh hưởng tim như hội chứng Marfan
  • Các bệnh lí van tim khác như hẹp van
  • Tăng huyết áp

4. Biến chứng của bệnh hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ có thể gây biến chứng:

  • Suy tim
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng tim như viêm nội tâm mạc
  • Nhịp tim bất thường
  • Tử vong

5. Điều trị bệnh hở van động mạch chủ

Chẩn đoán

Để chuẩn đoán hở van động mạch chủ, bác sĩ có thể hỏi dấu hiệu và triệu chứng của bạn, tiền căn bản thân bạn và tiền căn gia đình, và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể khám tim bằng ống nghe để phát hiện có tiếng âm thổi hay không. 

Bác sĩ có thể chỉ định nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, biết nguyên nhân và độ nặng của bệnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Siêu âm tim: Xét nghiệm cho thấy hình ảnh động của tim, giúp bác sĩ nhìn rõ hơn về tình trạng của động mạch chủ và van động mạch chủ, biết được nguyên nhân và độ nặng của bệnh, và xem bạn có vấn đề khác về van tim hay không. 
  • Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm tim qua thực quản để có cái nhìn rõ hơn van động mạch chủ. Trong xét nghiệm này, một đầu dò nhỏ gắn ở cuối ống sẽ được luồn vào thực quản của bạn.
  • Điện tâm đồ (ECG): Các điện cực sẽ được gắn lên ngực để đo hoạt động điện của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện lớn các buồng tim, bệnh tim và nhịp bất thường.
  • X-quang ngực: Xét nhiệm giúp phát hiện lớn tim hoặc lớn động mạch chủ, đồng thời giúp kiểm tra tình trạng của phổi.
  • Các nghiệm pháp gắng sức: Nghiệm pháp giúp bác sĩ thấy được các dấu hiệu và triệu chứng của van động mạch chủ trong lúc hoạt động thể lực, và giúp kiểm tra độ nặng của bệnh. Nếu bạn không thể làm nghiệm pháp này được, thuốc với cùng tác dụng có thể được sử dụng.
  • Chụp cộng hưởng từ tim: Xét nghiệm cho thấy hình ảnh chi tiết của tim, bao gồm động mạch chủ và van động mạch chủ, và có thể biết được độ nặng của bệnh.
  • Ống thông tim: Xét nghiệm này thường không để chẩn đoán bệnh, nhưng có thể được dùng nếu các xét nghiệm khác không thể chẩn đoán bệnh hoặc kiểm tra độ nặng của bệnh. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm này trước khi phẫu thuật thay van tim để xem có tình trạng tắc nghẽn ở động mạch vành hay không, để họ có thể sửa chữa ngay lúc làm phẫu thuật van. Ở xét nghiệm này, bác sĩ luồn một catheter qua mạch máu ở tay hoặc đùi đến động mạch ở tiêm và tiêm chất cản quang để động mạch có thể nhìn thấy được trên phim X quang. Điều này giúp bác sĩ có hình ảnh chi tiết của động mạch tim và biết được chức năng tim. Nó cũng giúp đo áp lực bên trong các buồng tim.

Điều trị hở van động mạch chủ

Điều trị bệnh

Điều trị phụ thuộc độ nặng của bệnh, khi bạn có dấu hiệu và triệu chứng, và nếu tình trạng trở nên nặng hơn.
Nếu bạn có triệu chứng nhẹ, bạn có thể phải đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống và uống thuốc để trị triệu chứng hoặc giảm nguy cơ biến chứng.

Bạn có thể cần phẫu thuật sữa chữa hoặc thay van động mạch chủ. Ở một vài trường hợp, bạn có thể được đề nghị phẫu thuật ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng. nếu bạn có một phẫu thuật tim khác, bác sĩ sẽ thực hiện chung với phẫu thuật van động mạch chủ. Đôi lúc bạn cần sửa chữa hoặc thay gốc động mạch chủ nếu động mạch chủ bị lớn ra.

Phẫu thuật được thực hiện qua một vết mổ ở ngực. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp nội soi, tạo một vết mổ nhỏ trên ngực hơn là phẫu thuật mở tim.

Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Sửa van động mạch chủ. Bác sĩ có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau, như tách van bị hợp nhất, tái tạo hình dạng van hoặc cắt mô van dư để các lá van có thể đóng kín, hoặc đóng kín lỗ trên van.

Bác sĩ có thể đặt thiết bị ở van động mạch chủ để giảm sự trào ngược máu về tim.

  • Thay van động mạch chủ. Trong thủ thuật này, bác sĩ thay van động mạch chủ bằng một van cơ học hoặc van sinh học. Sử dụng van sinh học từ động mạch phổi cũng có thể hiệu quả. Van sinh học sẽ thoái triển theo thời gian và bạn cần phải thay van. Người mang van cơ học sẽ cần dùng thuốc loãng máu suốt đời để ngăn cục máu đông hình thành. Bác sĩ sẽ bàn bạc với bạn lợi ích và nguy cơ của từng loại van và lựa chọn loại nào là phù hợp nhất cho bạn.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Bạn sẽ cần đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh. 
Bác sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch, gồm có:

  • Chế độ ăn lành mạnh. Ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít hoặc không có chất béo, ăn thịt cá, gia cầm và tất cả loại đậu. Tránh ăn dầu bão hòa, quá nhiều muối và đường.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn dư cân hoặc béo phì, bác sĩ sẽ đề nghị bạn giảm cân.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tâp thể dục 30 phút mỗi ngày, như đi bộ nhanh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn tập thể dục, hoặc cân nhắc tham gia hội thi thể thao.
  • Kiểm soát stress. Hãy tìm cách kiểm soát bệnh stress như các hoạt động thư giãn, hoặc dùng thuốc, tập thể dục, và dành thời gian với gia đình và bạn bè.
  • Tránh hút thuốc. Hãy bỏ hút thuốc. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ thêm.
  • Kiểm soát huyết áp. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm huyết áp, hãy đảm bảo dùng theo toa bác sĩ.

Nếu bạn là nữ bị hở van động mạch chủ, hãy báo với bác sĩ trước khi  bạn có thai. Bác sĩ sẽ đề nghị thuốc nào là an toàn cho bạn và liệu bạn có cần phẫu thuật điều trị trước khi mang thai hay không. Ban cần đi kiểm tra thường xuyên trong quá trình mang thai. Đối với một số phụ nữ hở van nặng có thể được khuyên tránh mang thai để ngừa các biến chứng xảy ra.

6. Phòng ngừa bệnh hở van động mạch chủ

Đối với bất kì bệnh tim nào bạn cũng cần đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tình trạng hở van hoặc các tình trạng khác. Phát hiện bệnh sớm cũngg sẽ dễ điều trị hơn. Nêu bạn bị hở van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch chủ, bạn có thể cần siêu âm tim thường xuyên để đảm bảo bệnh không trở nên nặng hơn.
Hãy xem chừng các điều kiện làm hở van nặng thêm, như:

  • Sốt thấp khớp. Nếu bạn bị đau họng nặng, hãy khám bác sĩ. Viêm họng do Streptococcus có thể dẫn tới sốt thấp khớp. May mắn là viêm họng này có thể điều trị bằng kháng sinh.
  • Tăng huyết áp. Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đảm bảo kiểm soát tốt huyết áp để ngăn ngừa hở van động mạch chủ.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu như bạn thấy mình có các dấu hiệu của bệnh hở van động mạch chủ để được khám và kịp thời có phương án điều trị. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 nếu bạn cần giúp đỡ.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phạm Ngọc Tú

    Bây giờ có mổ nội soi để thay hoặc sửa van rồi, đỡ đau đớn và thời gian cũng hồi phục nhanh hơn.

    16/10/2017
  • Lê Thị Ngọc

    Tôi không biết căn bệnh này nguy hiểm đến vậy. Nhờ bài viết mà tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cảm ơn đã chia sẻ.

    05/10/2017
  • Nguyễn Mai Anh

    Gia đình tôi có người mắc bệnh hở van động mạch chủ nên tôi hiểu được những tác hại mà căn bệnh gây ra. Khuyên mọi người nên đi điều trị bệnh sớm để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.

    29/09/2017
  • Đoàn Ngọc Diệp

    Tôi đi khám và bác sĩ chẩn đoán rằng tôi bị bệnh hở van động mạch chủ. Thật may là tôi phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên bệnh tình của tôi không có gì đáng lo ngại

    22/09/2017
  • Ngô Văn Giàu

    Có ai không mong muốn mình có một trái tim khỏe mạnh, nhưng chót có một trái tim khiếm khuyết rồi thì chúng ta phải đối diện với nó và tích cực điều trị thôi.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...