Nhức đầu từng cụm

Nhức đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm là những cơn đau xảy ra theo kiểu chu kì hoặc từng cụm, đó là một trong những loại đau đầu gây đau đớn nhất. 

1. ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM LÀ GÌ?

2. ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

4. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

5. KHI NÀO CẦN ĐẾN KHÁM BÁC SĨ?

6. CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

7. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM LÀ GÌ?

Đau đầu từng cụm là những cơn đau xảy ra theo kiểu chu kì hoặc từng cụm, đó là một trong những loại đau đầu gây đau đớn nhất. Một cơn đau đầu từng cụm thường đánh thức bạn vào giữa đêm với cảm giác đau dữ dội ở trong hoặc xung quanh một mắt ở một bên đầu của bạn.

Một đợt tấn công thông thường của bệnh hay còn được gọi là thời kì cụm, có thể kéo dài từ vài tuần cho tới hàng tháng, luôn theo sau đó là những chu kì thuyên giảm khi các cơn đau đầu ngừng lại. Trong suốt chu kì thuyên giảm ấy, không ghi nhận bất kì cơn đau đầu nào xảy ra trong nhiều tháng và đôi khi lên đến nhiều năm liền.

May mắn thay, đau đầu cụm rất hiếm gặp và không đe dọa tính mạng. Điều trị giúp làm ngắn các cơn đau đầu cụm và ít nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, thuốc có thể hạn chế số lần tái phát đau đầu cụm.

2. ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Mặc dù đau đầu cụm gây ra cơn đau đầu dữ dội nhưng chúng lại không phải là bệnh đe dọa tính mạng. Chúng gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên, đôi khi chúng còn là tác nhân gây ra bệnh trầm cảm, và/hoặc các rối loạn lo âu, đặc biệt nếu như những cơn đau đầu không thể kiểm soát được bằng thuốc hoặc các liệu pháp trị liệu khác. Các bác sĩ sẽ kiểm soát đau đầu cụm này thông qua các thăm khám nhằm mục đích loại trừ các bệnh đe dọa tính mạng mà chúng cũng gây ra triệu chứng đau đầu như các khối u hoặc xuất huyết dưới nhện (xuất hiện trong các màng của não).

3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

Người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chứng đau đầu cụm, nhưng theo các kiểu hình của đau đầu cụm gợi ý cho thấy nguyên nhân có lẽ là những bất thường về đồng hồ sinh học trong cơ thể (vùng dưới đồi) đóng một vai trò lớn.

Không giống như đau đầu Migrain hay đau đầu căng cơ, đau đầu từng cụm thường không có các tác nhân kích thích liên quan, chẳng hạn như đồ ăn, thay đổi nội tiết tố hoặc căng thẳng.

Tuy nhiên, ngay khi một chu kì đau đầu cụm bắt đầu, sử dụng các chất có cồn có thể nhanh chóng kích hoạt một cơn đau đầu như búa bổ. Chính vì thế, những người bị đau đầu cụm thường tránh uống trong một khoảng thời gian dài.

Các tác nhân kích thích có thể khác bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như nitroglycerin, thuốc dùng để điều trị bệnh tim.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của đau đầu cụm bao gồm:

  • Giới tính.

Nam thường dễ bị hơn nữ

  • Tuổi.

Đa số những người từ 20 đến 50 tuổi dễ xuất hiện đau đầu cụm, mặc dù đau đầu cụm có thể bắt gặp ở bất kì lứa tuổi nào.

  • Hút thuốc lá.

Đa số những người hút thuốc đều dễ bị đau đầu cụm. Tuy nhiên, việc ngừng hút thuốc thường không có ảnh hưởng mấy đến đau đầu.

  • Sử dụng rượu.

Rượu có thể là tác nhân kích thích cơn đau đầu cụm nếu như bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc cao.

  • Tiền sử gia đình.

Trong gia đình hoặc anh chị em ruột đã từng mắc đau đầu cụm là một yếu tố gia tăng khả năng mắc bệnh.

4. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Một cơn đau đầu cụm thường xuất hiện đột ngột nhanh chóng, không kèm theo các dấu hiệu cảnh báo, mặc dù đôi khi bạn có thể có các dấu hiệu giống như đau nữa đầu Migrain như buồn nôn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp trong khi đau đầu bao gồm:

  • Đau dữ dội, thường là cố định hoặc xung quanh một mắt, và đôi khi có thể lan ra tới các khu vực lân cận của mặt, đầu, cổ và vai.

  • Đau một bên

  • Cảm giác bồn chồn

  • Đau như xé nát

  • Một bên mắt chuyển màu đỏ hướng về phía bị ảnh hưởng

  • Nghẹt mũi hoặc chảy mũi về phía bị ảnh hưởng

  • Đổ mồ hôi trán hoặc khắp mặt

  • Da nhợt nhạt (da tái) hoặc đỏ bừng mặt

  • Phù xung quanh vùng mắt  chịu ảnh hưởng

  • Sụp mí mắt

Những người mắc đau đầu từng cụm, thường không giống với đau nữa đầu Migraine, nhiều khả năng có triệu chứng bước nhịp hoặc ngồi và lúc lắc về phía sau và trước. Các triệu chứng tương tự đau nữa đầu Migrain, bao gồm luôn cả cảm giác nhạy cảm ánh sáng và tiếng động mạnh, có thể xuất hiện đồng thời với đau đầu từng cụm, mặc dù thường ở một bên.

5. KHI NÀO CẦN ĐẾN KHÁM BÁC SĨ?

Đến khám bác sĩ ngay nếu như bạn lần đầu xuất hiện các cơn đau đầu cụm nhằm mục đích loại trừ các bệnh nguy hiểm và tìm ra phương hướng điều trị tốt nhất.

Đau đầu và thậm chí khi nó trở nặng, thường không phải là kết quả của một bệnh nền nào đó. Nhưng đôi khi đau đầu cũng là một dấu chỉ điểm một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như u não hoặc đứt vỡ các mạch máu có cấu trúc yếu (sự phì đại mạch máu).

Thêm vào đó bạn có tiền căn đau đầu trước đây, đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nhận ra tích chất của cơn đau thay đổi hoặc bỗng dưng cơn đau đầu này có vẻ khác lạ so với mọi lần.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đây:

  • Đau đầu dữ dội như muốn nổ tung, giống như tiếng sét đánh.

  • Đau đầu kèm với sốt, nôn và buồn nôn, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, tê, hoặc khó nói, những triệu chứng kèm theo có thể dẫn ra rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, bao gồm đột quỵ, viêm màng não, viêm não hoặc là một khối u não.

  • Đau đầu xảy ra sau một chất thương vùng đầu, thâm chị đó chỉ là một tai nạn nhỏ như té hoặc va chạm, đặc biệt là khi triệu chứng ngày một xấu dần.

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột mà bạn chưa bao giờ trải qua trước đây.

  • Đau đầu nặng dần qua từng ngày và thay đổi tính chất của nó.

6. CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

Đau đầu cụm có một tính chất đau và các kiểu tấn công đặc trưng của nó. Một chẩn đoán được đề ra phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn mô tả cụ thể các cuộc tấn công của nó, bao gồm cảm giác đau, vị trí và mức độ nghiêm trọng của đau đầu, các triệu chứng liên quan.

Tần suất diễn ra và thời gian mỗi cơn kéo dài cũng là những yếu tố quan trọng.

Bác sĩ có khả năng sẽ cố gắng chỉ điểm tính chất và nguyên nhân của cơn đau đầu bằng việc sử dụng các phương pháp tiếp cận lâm sàng.

Thăm khám thần kinh

Việc thăm khám thần kinh có thể giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu tự nhiên của đau đầu cụm. Bác sĩ có thể sử dụng một loạt các thủ thuật để đánh giá chức năng não bộ, bao gồm các kiểm tra về xúc giác, phản xạ và thần kinh.

Các xét nghiệm hình ảnh học

Nếu như bạn bị nhức đầu một cách bất thường hoặc phức tạp hay có một bất thường trong việc thăm khám thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác gây đau đầu , chẳng hạn như khối u hay chứng phình mạch. Các xét nghiệm hình ảnh não bao gồm:

  • CT-scan. Xét nghiệm này sử dụng một loạt các loại tia X để cấu thành một hình ảnh mặt cắt chi tiết của não bộ.

  • MRI. Xét nghiệm này sử dụng từ trường và các sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc não và mạch máu.

7. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA ĐAU ĐẦU TỪNG CỤM

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh đau đầu từng cụm.  Mục đích của việc điều trị nhằm giảm nhẹ mức độ nặng của đau, rút ngắn thời gian của mỗi chu kì đau và phòng chống các đợt tái phát.

Vì cơn đau của đau đầu cụm thường tới bất chợt và giảm nhanh trong thời gian ngắn, đau đầu cụm rất khó để đánh giá và điều trị, vì thế nên việc điều trị đòi hỏi sử dụng các thuốc có tác dụng ngay lập tức.

Một số loại thuốc khẩn cấp có thể giảm đau nhanh chóng. Các phương pháp điều trị sau đây đã được chứng minh có hiệu quả nhất cho các đợt đau cấp và điều trị dự phòng đau đầu từng cụm.

Điều trị khẩn cấp

Điều trị khẩn có sẵn từ các bác sĩ bao gồm:

  • Thở Oxy

Thở oxy 100% trong thời gian ngắn qua mặt nạ ở mức tối thiểu 12 lít/phút giúp cải thiện một cách đáng kể cho hầu hết những ai sử dụng. Những ảnh hưởng của phương pháp này đa số đều an toàn, rẻ tiền và người bệnh có thể cảm nhận được trong vòng 15 phút.

Thở oxy thông thường rất an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Bất tiện lớn nhất của việc thở oxy là cần phải mang theo một Xi-lanh oxy có thể điều chỉnh được theo bên mình, mà việc đó nhiều khi gây bất tiện cho việc điều trị và khó có thể sử dụng. Các thiết bị cầm tay nhỏ thường sẵn có nhưng nhiều người vẫn thấy chúng không hiệu quả trong ứng dụng lâm sàng.

  • Thuốc thuộc nhóm Triptan

Là một dạng thuốc tiêm của Sumatriptan (Imitrex) thường được sử dụng trong điều trị đau nữa đầu Migraine, cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho đau đầu cụm cấp tính.

Mũi tiêm đầu tiên có thể được lựa chọn trong quá trình theo dõi diễn tiến bệnh. Một số người có thể cảm thấy dễ chịu sau khi sử dụng Sumatriptan dạng xịt mũi, nhưng đại đa số mọi người, điều này thường không mang lại hiệu quả nhanh bằng đường chích và cần có thời gian để thuốc phát huy tác dụng. Sumatriptan không được khuyến cáo ở các bệnh nhân cao huyết áp kiểm soát kém hoặc mắc các bệnh tim mạch.

Một loại thuốc khác cũng thuộc nhóm Triptans là Zolmitriptan (Zomig) có thể được sử dụng ở dạng thuốc xịt mũi hay viên nén để làm dịu bớt cơn đau đầu cụm. Thuốc này có thể được lựa chọn nếu bạn quá mẫn cảm với các phương pháp điều trị khẩn khác.

  • Octreotide

Hay còn gọi là Sandostatin, là một dạng tổng hợp từ một loại hormone của não tên Somatostatin, là một phương pháp điều trị hiệu quả chỉ cho một số người có đáp ứng.

  • Gây tê tại chỗ

Tác dụng gây tê của các thuốc gây tê tại chỗ chẳng hạn như Lidocain (Xylocain), có thể đem lai hiệu quả giảm đau bằng việc chống lại cơn đau đầu khi đưa thuốc qua đường mũi.

  • Dihydroergotamine

Dạng tiêm của thuốc được gọi là D.H.E.45 có thể là thuốc giảm đau hiệu quả cho đau đầu cụm ở một số người. Thuốc này cũng có sẵn ở dạng hít được gọi là Migranal, nhưng hiệu quả của nó lên đâu đầu cụm vẫn chưa được chứng minh.

Điều trị dự phòng

Điều trị dự phòng được bắt đầu ngay khi đợt phát bệnh đầu tiên của một chu kì đau đầu cụm với mục tiêu ngăn chặn các cuộc tấn công về sau.

Việc xác định loại thuốc được sử dụng thụ thuộc vào độ dài và độ đều đặn của mỗi lần chúng tái phát. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, các loại thuốc có thể giúp giảm dần độ dài dự kiến của mỗi cơn đau cho đến khi nó thật sự chấm dứt.

Thuốc chặn kênh Canxi.

Các thuốc chặn kênh canxi verapamil (Calan, Verelan, …) thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị đau đầu cụm. Chúng cũng có thể được phối hợp điều trị với các loại thuốc khác. Thỉnh thoảng, sử dụng thuốc lâu dài cũng cần thiết để quản lí đau đầu cụm mãn tính.

Tác dụng phụ của thuốc gồm táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, phù mắt cá chân và hạ huyết áp.

Thuốc thuộc nhóm Corticosteroids

Còn được gọi là thuốc ức chế phản ứng viêm, chẳng hạn như Prednison, là một thuốc phòng ngừa có tác dụng nhanh có hiệu quả với nhiều người mắc đau đầu cụm.

Bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn nếu như tình trạng đau đầu cụm của bạn xuất hiện gần đây hoặc đau đầu cụm của bạn có tính chất như thời gian đau ngắn và thời gian nghỉ dài.

Mặc dù Corticosteroid có thể là một lựa chọn tốt để sử dụng trong thời gian ngắn nhưng chúng cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tiểu đường, tăng huyết áp và đục thủy tinh thể khiến chúng không thích hợp để sử dụng lâu dài.

Lithium Carbonat

Được điều trị rối loạn lưỡng cực, có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đau đầu cụm mãn tính nếu các loại thuốc khác không đem lại hiệu quả.

Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm run, khát nước và tiêu chảy. Các bác sĩ cần điều chỉnh liều để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc này bạn phải được kiểm tra máu định kì để đề phòng sự phát triển các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, độc thận là một trong số đó.

Ngăn chặn dẫn truyền thần kinh

Tiêm thuốc tê (hay thuốc gây mê) và corticosteroid vào vùng xung quanh dây thần kinh chẩm, thuộc phía sau đầu, có thể cải thiện cơn đau đầu mạn tính.

Gây tê toàn bộ dây thần kinh chẩm có thể đem lại hiệu quả cho việc điều trị tạm thời cho đến khi các thuốc phòng ngừa dài hạn phát huy tác dụng.

Melatonin

Các nghiên cứu ở một nhóm người đã chỉ ra rằng, việc sử dụng 10miligam melatonin vào mỗi buổi tối có tác dụng làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau đầu cụm.

Các thuốc phòng ngừa khác cho đau đầu cụm bao gồm các thuốc chống động kinh như Topiramate.

Trong trường hợp bạn thấy mình có biểu hiện của bệnh đau đầu từng cụm, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các thư kí y khoa của chúng tôi sẽ giúp đỡ và hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng Linh

    Chào bác sĩ. Tôi thường xuyên bị đau đầu nhờ bác sĩ tư vấn nên bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    14/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...