Đau đầu căng cơ
Đau đầu căng cơ là một loại đau đầu rất phổ biến. Nó có thể có thể gây ra cảm giác đau từ nhẹ, trung bình, đến dữ dội ở đầu, cổ, và sau hốc mắt. Một số bệnh nhân nhận xét rằng, cảm giác đau do bệnh gây ra giống như có một dải băng quấn rất chặt quanh trán của họ.
2. TRIỆU CHỨNG, DẤU HIỆU BỆNH ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ LÀ GÌ?
Đau đầu căng cơ là một loại đau đầu rất phổ biến. Nó có thể có thể gây ra cảm giác đau từ nhẹ, trung bình, đến dữ dội ở đầu, cổ, và sau hốc mắt. Một số bệnh nhân nhận xét rằng, cảm giác đau do bệnh gây ra giống như có một dải băng quấn rất chặt quanh trán của họ.
Hầu hết những bệnh nhân trải qua đau đầu căng cơ đều nhận thấy đau đầu này có tính chu kỳ. Chúng thường xuất hiện trung bình khoảng một hoặc hai lần mỗi tháng. Tuy nhiên, đau đầu căng cơ cũng có thể dẫn tới đau đầu mạn tính. Theo Cleveland Clinic, các cơn đau đầu mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số Hoa Kì và bao gồm cả những đợt đau đầu tái phát kéo dài hơn 15 ngày mỗi tháng. Những cơn đau đầu căng cơ có tần suất mắc ở nữ cao gấp hai lần so với nam giới.
Đau đầu căng cơ được chia ra làm hai nhóm chính – đau đầu mạn tính và đau đầu có tính chu kì.
Đau đầu căng cơ có tính chu kì
Đau đầu căng cơ có thể kéo dài từ 30 phút cho tới một tuần. Những cơn đau đầu căng cơ theo chu kì thông thường xuất hiện khoảng 15 ngày hoặc ít hơn trong tháng và kéo dài ít nhất 3 tháng. Các cơn đau đầu căng cơ thường xuyên có thể chuyển thành mạn tính.
Đau đầu căng cơ mạn tính
Loại đau đầu căng cơ này kéo dài hàng giờ và có thể diễn tiến dai dẳng không dứt. Nếu như bạn có những cơn đau đầu diễn ra hơn 15 ngày của một tháng và kéo dài trong 3 tháng, chúng được coi là mạn tính.
Sự khác nhau giữa đau đầu căng cơ và đau đầu Migraine
Đau đầu căng cơ rất khó chẩn đoán phân biệt với đau đầu Migraine. Thêm vào đó, nếu như bạn đang mắc đau đầu căng cơ theo chu kỳ hay tái phát thì có khả năng mắc đau đầu Migraine kèm theo.
Không giống như một số loại đau đầu khác của Migraine, đau đầu căng cơ thường không kèm các triệu chứng rối loạn thị giác, nôn hay buồn nôn. Mặc dù điển hình của đau đầu Migraine là sự tăng nặng triệu chứng đau gây ra bởi các hoạt động thể chất, còn trong khi đau đầu căng cơ thì điều ấy không ảnh hưởng tới cơn đau. Một tình trạng tăng nhạy cảm đối với ánh sang và âm thanh có thể diễn ra song song với một cơn đau đầu căng cơ, nhưng chúng thường là những triệu chứng không thường gặp.
Đau đầu căng cơ có nguy hiểm?
Bạn có thể tự kiểm soát vài loại đau đầu thường gặp, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc để kiểm soát hầu hết các loại đau đầu. Nhưng một vài loại đau đầu yêu cầu một sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Sau đây là một vài dấu hiệu cảnh báo khi nào chúng ta cần lo tâm đến triệu chứng đau đầu của mình:
Nhức đầu lần đầu tiên là tiến triển sau tuổi 50
Cơn đau đầu này thay đổi đáng kể so với đau đầu điển hình
Đau đầu nặng lên bất thường
Đau đầu tăng nặng khi ho hoặc di chuyển
Đau đầu trở nên tồi tệ hơn
Thay đổi tính cách hoặc chức năng tâm thần
Nhức đầu kèm theo các triệu chứng sốt, cứng cổ, lú lẫn, giảm sự tỉnh táo hoặc trí nhớ, hoặc có các triệu chứng thần kinh như rối loạn thị giác, nói không thành tiếng, yếu, liệt hoặc co giật
Đau đầu kèm theo đau mắt đỏ
Đau đầu kèm theo đau và nhạy cảm vùng thái dương
Đau sau khi bị đánh vào đầu
Đau đầu hạn chế các sinh hoạt bình thường hằng ngày
Đau đầu đột ngột, đặc biệt nó đánh thức bạn khi đang ngủ
Nhức đầu ở những bệnh nhận bị ung thư hoặc suy giảm miễn dịch
2. TRIỆU CHỨNG, DẤU HIỆU BỆNH ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
Triệu chứng của đau đầu căng cơ bao gồm:
- Đau đầu âm ỉ
- Cảm giác đè nặng vùng trán
- Nhạy cảm xung quanh vùng trán và dùng da đầu
Mức độ đau thường nhẹ hoặc trung bình, nhưng đôi khi cũng gây đau dữ dội. Trong trường hợp này, bạn có thể nhầm lẫn giữa đau đầu căng cơ với đau nữa đầu Migraine. Đây là một loại nhức đầu gây đau nhói ở cả một hoặc cả hai bên đầu.
Tuy nhiên, đau đầu căng cơ thường không có đầy đủ tất cả triệu chứng của đau đầu Migraine, chẳng hạn như triệu chứng nôn hoặc buồn nôn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau đầu căng cơ dẫn đến sự tăng nhạy cảm với ánh sáng và những tiếng động mạnh, tương tự như chứng đau nữa đầu Migraine.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
Đau đầu căng cơ gây ra bởi sự co thắt của các nhóm cơ ở vùng đầu và cổ. Có rất nhiều loại thức ăn, các sinh hoạt, và các nguyên nhân gây căng thẳng có thể là nguyên nhân gây nên sự co thắt này. Một số người thì cảm thấy đau đầu căng cơ tăng dần sau khi nhìn vào màn hình máy tính quá lâu, hoặc sau khi lái xe quá lâu. Nhiệt độ lạnh cũng có thể là một yếu tố khởi phát đau đầu căng cơ.
Một số yếu tố khởi phát gây đau đầu căng cơ bao gồm:
Rượu
Mỏi mắt
Khô mắt
Mệt mỏi
Khói thuốc
Cảm lạnh hoặc cúm
Viêm xoang
Các chất chứa nhiều caffeine
Sang chấn tâm lý
Tư thế sinh hoạt sai
4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ
Thông thường trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý ác tính như u não. Một số xét nghiệm dùng để loại trừ các bệnh này bao gồm chụp cắt lớp CT-Scan, nhằm sử dụng các tia X để ghi lại hình ảnh các cấu trúc nội tạng trong cơ thể. Ngoài ra để tiện cho việc kiểm tra các mô mềm, chụp cộng hưởng từ MRI là xét nghiệm được các bác sĩ thực hiện.
Cách điều trị đau đầu căng cơ
Thuốc và cách tự chăm sóc tại nhà
Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê toa, bao gồm Ibuprofen hay Aspirin, để cắt đứt cơn đau này. Tuy nhiên, những loại thuốc này không nên dùng thường xuyên.
Theo như trang Mayo Clinic, việc sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa quá nhiều có thể dẫn đến việc lạm dụng thuốc hoặc gây phản ứng dội. Những loại đau đầu này nguyên do bạn đã quen với việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên và nó xảy ran gay khi thuốc giảm đau mất tác dụng.
Các loại thuốc giảm đau không kê toa đôi khi không đủ trong việc điều trị bệnh đau đầu căng cơ tái diễn. Khi đó, các bác sĩ sẽ kê them một vài thuốc giảm đau khác ví dụ như:
Indomethacin
Ketorolac
Naproxen
Các thuốc thuộc nhóm Opioid
Thuốc chứa aceataminophen liều mạnh
Nếu việc điều trị giảm đau không hiệu quả, thầy thuốc có thể kê các thuốc thuộc nhóm giãn cơ. Các thuốc thuộc nhóm này có hiệu quả trong việc ngăn chặn sư co thắt của các nhóm cơ. Bên cạnh đó, thuốc chống trầm cảm cũng có thể được kê toa, ví dụ như các nhóm thuốc ức chế chọn lọc thụ thể tái hấp thu Serotoin (SSRI). SSRI làm cân bằng nồng độ Serotonin trong não và giúp bạn vượt qua stress.
Các bác sĩ cũng có thể gợi ý một số phương phát điều trị khác ví dụ như:
Các khóa học kiểm soát căng thẳng. Các khóa học này giúp bạn rất nhiều trong việc vượt qua sự căng thẳng trong cuộc sống.
Liệu pháp phản hồi sinh học. Đây là một kĩ thuật thư giãn giúp bạn kiểm soát những cơn đau và stress.
Liệu pháp nhận thức – hành vi. Còn gọi là liệu pháp trò chuyện, nó giúp bạn nhận ra những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống mà từ đó là nguồn cơn của gây nên stress, lo âu, căng thẳng.
Châm cứu. Đây là một liệu pháp thay thế dùng để làm giảm bớt căng thẳng và stress bằng cách sử dụng những cây kim nhỏ châm vào những vị trí đặc biệt trên cơ thể.
Thực phẩm chức năng
Một số loại thực phẩm chức năng cũng có thể làm giảm nhanh chứng đau đầu căng cơ. Tuy nhiên, từ khi các thuốc thay thế có thể tương tác với các thuốc thông thường, ban hãy luôn luôn thảo luận với bác sĩ khi có ý định sử dụng các thực phẩm chức năng này.
Theo trung tâm về tổng hợp và tăng cường sức khỏe quốc gia, các loại thực phẩm chức năng sau đây có khả năng giúp ngăn ngừa đau đầu căng cơ:
Butterbur
Coenzyme Q10
Feverfew
Magie
Riboflavin (Vitamin B2)
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp giúp làm nhẹ cơn đau bao gồm:
Đặt một túi chườm nóng hoặc một túi đá nhỏ ở trên đầu khoảng 5 đến 10 phút vài lần mỗi ngày.
Tắm bằng nước ấm nhằm mục đích thư giãn các cơ
Hạn chế các tư thế sinh hoạt xấu
Nghỉ ngơi thường xuyên sau khi sử dụng máy tính để tránh tình trạng mỏi mắt.
Tuy nhiên, những phương pháp trên không hẳn sẽ loại trừ khả năng tái phát của đau đầu căng cơ.
Phòng ngừa đau đầu căng cơ tái phát
Kể từ khi biết được các nguyên nhân gây đau đầu căng cơ xuất phát từ các yếu tố kích thích đặc trưng, việc xác định các yếu tố ấy là con đường duy nhất để phòng ngừa các cơn đau đầu căng cơ tái phát trong tương lai.
Một cuốn sổ ghi chép lai những cơn đau đầu có thể giúp bạn quyết định nguyên nhân gây nên chứng đau đầu căng cơ này. Ghi chép lại bữa ăn hằng ngày, thức uống, các hoạt động, và các tình huống khác nếu nó là nguyên nhân gây thúc đẩy gây đau đầu. Đánh dấu lại các ngày xuất hiện cơn đau đầu căng cơ. Sau vài tuần hay vài tháng theo dõi, bạn có thể tìm ra được sự liên kết giữa chúng. Ví dụ nếu như nhật kí hằng ngày của bạn ghi nhận rằng đau đầu của bạn xảy mỗi khi bạn ăn một món ăn đặc biệt nào đó, từ đó suy ra món ăn đó có thể là tác nhân kích thích cơn đau đầu xảy ra.
Những loại thự phẩm giúp loại bỏ cơn đau đầu
Ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám chứa rất nhiều chất xơ và giàu hợp chất dinh dưỡng từ các loại hạt. Kết quả cho thấy, chúng tăng cường sức khỏe, cân bằng đường huyết và thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn so với các loại ngũ cốc đã qua chế biến. Theo như Alternative Medicine: The definitive guide của Larry Trivieri và John W.Anderson, một tỉ lệ đáng lưu ý ở một nhóm người mắc bệnh đau đầu căng cơ thường xuyên hay mạn tính nhạy cảm với hoặc dị ứng với lúa mì hoặc gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Bằng cách lựa chọn các trước tiên các nguồn carbohydrate phức tạp, tốt cho sức khỏe, bao gồm các loại bánh mỳ nguyên hạt, mỳ ý, gạo và ngũ cốc, và tránh các loại chứa lúa mỳ và gluten sẽ giúp bạn hạn chế được các triệu chứng nhức đầu. Ví dụ về các loại ngũ cốc không gây dị ứng bao gồm gạo nâu hạt dài, gạo Basmati, bắp rang, gạo nguyên hạt, yến mạch và ngũ cốc.
Đậu nành
Đậu nành thuộc nhóm cây họ đậu giàu protein và chất xơ thường được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm. Phô mai lâu ngày, sản phẩm từ sữa, thịt đã qua chế biến hay cá hun khói có thể là tác nhân gây nên chứng đau đầu căng cơ, theo như UMMC. Thay thế các thực phẩm ấy bằng sữa đậu nành, sữa chua và phô mai đậu nành, đậu Edamame, đậu nành hấp, đậu hũ và bánh mì burger chay đậu nành có thể giúp bạn ít bị đau đầu tái phát hơn. Nếu các sản phẩm từ sữa là những nguyên nhân kích thích chứng đâu đầu của bạn, đậu hũ, đậu Edamame và sữa đậu nành cung cấp các chất thay thế giàu canxi, mà đó là điều quan trọng để duy trị một hệ xương khớp chắc khỏe.
Các sản phẩm từ các và gia cầm nạc
Cá tươi và thịt gia cầm nạc là các nguồn thực phẩm chứa rất nhiều protein chất lượng cao và chứa ít chat béo bão hòa và các chất phụ gia hóa học khác và ít chất Tyramin – đây là một chất có liên quan mật thiết tới đau đầu căng thẳng – hơn các loại xúc xích, thịt heo hay bò hun khói, gan gà. Cá và gia cầm nạc cũng chứa ít chất béo hơn thịt đỏ, thịt chiên, hay thịt gia cầm có màu sẫm, là những thực phẩm có thể kích thích quá trình viêm. Cá nước ngọt tươi ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá mòi cung cấp chất béo Omega 3, mang lại lợi ích rất lớn trong việc chống viêm. Vì những lí do trên, trường đại học New Hampshire khuyến cáo cá tươi và gia cầm nạc là một phân không thể thiếu của chế độ ăn ít chất Tyramin thay vì các loại thịt khác như thịt đã qua chế biến, hun khói, muối và lên men.
Dầu thực vật
Các loại dầu thực vật thường gặp như dầu olive và canola, là một nguồn cung cấp chất béo không bão hòa giúp phát triển hệ tim mạch khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của não bộ. Mặc dù bơ đậu phộng, các loại hạt và quả bơ cũng cung cấp các loại chất béo chưa bão hòa, chúng có thể là tác nhân kích thích hay làm trầm trọng thêm cơn đau đầu căng cơ, theo như báo cáo của trường đại học California at Berkeley. Hãy thử cắt giảm các loại thực phẩm này và thay thế chúng khi nấu ăn bằng dầu olive hay dầu hạt cải, chúng cung cấp các lựa chọn thay thế rất lành mạnh, bổ dưỡng cho hệ tim mạch so với các loại kem viền, phô mai hay thịt xông khói đặt trên đầu đĩa salad. Các lựa chọn dầu thực vật khác bổ sung thêm như dầu cây rum, hướng dương, đậu tương và dầu quả óc chó.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi