Đau buồn quá mức
Mất đi người thân yêu là một trong những nỗi lo lắng nhất và không may đó là điều mà ai cũng phải đối mặt. Nhưng có một số người lại không thể vượt qua được cảm xúc đó và mắc chứng bệnh đau buồn quá mức.
2. Triệu chứng của bệnh đau buồn quá mức
3. Nguyên nhân gây ra bệnh đau buồn quá mức
4. Biến chứng của bệnh đau buồn quá mức
5. Điều trị bệnh đau buồn quá mức
6. Phòng chống bệnh đau buồn quá mức
1. Bệnh đau buồn quá mức là gì?
Hầu như ai cũng trải qua nỗi đau buồn và mất mát, mất một thời gian đau khổ, tê liệt, thậm chí cảm thấy có lỗi và giận dữ. Thông thường những cảm xúc này sẽ phai nhạt theo thời gian, mọi người đều phải chấp nhận mất mát và bước tiếp.
Nhưng với một số người, cảm giác mất mát làm họ nhu nhược và không cải thiện theo thời gian. Điều này được gọi là nỗi đau buồn phức tạp, đôi khi còn gọi là rối loạn sau khi mất người thân phức tạp kéo dài. Ở rối loạn này, cảm giác đau khổ kéo dài trầm trọng làm bạn gặp vấn đề trong việc chấp nhận sự mất mát đó và khó quay trở lại cuộc sống bình thường.
Mỗi người khác nhau có những cách vượt qua đau khổ khác nhau. Thứ tự và thời gian của các giai đoạn này thay đổi tùy mỗi người:
- Chấp nhận sự mất mát của bạn
- Cho phép bản thân trải qua đau đớn của sự mất mát
- Điều chỉnh cho phù hợp với thực tại mới khi người quá cố không còn hiện diện nữa
- Bắt đầu các mối quan hệ mới
Những khác biệt này là điều bình thường. Nhưng nếu bạn không thể bước tiếp sang giai đoạn khác sau một thời gian, bạn có thể mắc chứng rối loạn đau khổ phức tạp. Nếu vậy, hãy tìm cách chữa trị nó. Điều này sẽ giúp bạn chấp nhận được sự mất mát ấy và lấy lại cảm giác bình thản.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh đau buồn quá mức
Một vài tháng đầu sau khi người thân qua đời, có rất nhiều triệu chứng của sự đau buồn bình thường giống với chứng rối loạn đau khổ phức tạp. Tuy nhiên, khi các triệu chứng của sự đau buồn bình thường bắt đầu xóa nhòa thì các triệu chứng của rối loạn đau buồn phức tạp kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn. Chứng bệnh này làm bạn cảm thấy lúc nào cũng đau khổ, sầu muộn và không thể dứt ra được cảm giác tang thương này.
Các triệu chứng đó bao gồm:
- Đau khổ dữ dội khi nghĩ về người thân yêu
- Chỉ tập trung vào cái chết của người thân mà bỏ qua những người khác
- Cực kì tập trung vào những lời dặn dò của người đã khuất hoặc luôn tìm cách né tránh nó
- Khao khát mãnh liệt hoặc tiều tụy kéo dài vì người đã mất
- Có vấn đề về việc chấp nhận cái chết
- Tê liệt hoặc lãnh đạm
- Cảm thấy cay đắng vì sự mất mát của bản thân
- Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩ nữa
- Cáu gắt hoặc nổi nóng
- Không tin vào người khác
- không có khả năng tận hưởng cuộc sống hoặc nghĩ về những kỉ niệm đẹp với người thân
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Triệu chứng của đau buồn phức tạp
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn mới mất người thân trong khoảng thời gian gần đây và cảm thấy hoài nghi, tuyệt vọng hoặc luôn nghĩ về họ làm bạn không thể làm được điều gì trong cuộc sống hằng ngày, hoặc nỗi đau khổ đó không cải thiện theo thời gian.
Đặc biệt, bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia nếu bạn tiếp tục:
- Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày
- Trốn tránh các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp xã hội
- Cảm thấy chán nản hoặc mang nỗi buồn đau sâu sắc
- Có suy nghĩ mình là người có lỗi hoặc đang tự đổ lỗi cho bản thân
- Tin rằng bạn đã làm gì đó sai hoặc bạn đã có thể ngăn ngừa cái chết tới cho người thân
- Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa nữa
- Cảm thấy không muốn sống tiếp nếu thiếu đi người đã mất
- Ước rằng mình chết cùng với người đã mất
Nếu bạn suy nghĩ tới việc tự tử
Đôi khi, người bị đau buồn phức tạp có thể suy nghĩ tới việc tự tử. Nếu bạn đang cân nhắc ý định tự tử, hãy nói chuyện với người nào đó mà bạn tin tưởng. Nếu bạn nghĩ bạn có thể thực hiện ý định đó, hãy gọi số điện thoại khẩn cấp ngay.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra chứng đau buồn quá mức
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này hiện vẫn chưa rõ ràng. Cũng như các rối loạn tâm thần khác, nó có thể liên quan tới di truyền, môi trường sống, các chất hóa học tự nhiên trong cơ thể và tính cách của bạn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc chứng đau buồn quá mức
Các nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng mắc chứng đau buồn phức tạp bao gồm:
- Cái chết bất ngờ hoặc cái chết đầy bạo lực của người thân như chết vì tai nạn giao thông, bị giết hoặc tự tử
- Cái chết của con cái
- Có mối quan hệ gần gũi hoặc mối quan hệ phụ thuộc với người đã khuất
- Thiếu sự hỗ trợ hoặc thiếu bạn bè
- Tiền sử từng bị bệnh trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác
- Các trải nghiệm đau thương ở thuở nhỏ như lạm dụng hoặc bị bỏ rơi
- Thiếu khả năng phục hồi hoặc khó chấp nhận các thay đổi của cuộc sống
- Các vấn đề gây căng thẳng khác trong cuộc sống
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh đau buồn quá mức
Chứng đau buồn phức tạp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ xã hội của bạn. Nếu không được chữa trị thích hợp, các biến chứng có thể gặp là:
- Trầm cảm
- Rối loạn lo âu
- Có ý định và hành vi tự tử
- Gia tăng khả năng mắc bệnh như bệnh tim mạch, ung thư hoặc tăng huyết áp
- Bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng
- Gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, trong các mối quan hệ và công việc
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
- Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích
- Hút thuốc lá
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị chứng đau buồn quá mức
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Sau buổi khám bệnh đầu tiên, bác sĩ có thể giới thiệu bạn gặp một chuyên gia tâm lý để họ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra kế hoạch điều trị cho bạn. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết để giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh.
Những thứ bạn cần làm
Trước ngày khám, bạn cần lập một danh sách gồm:
- Bất kì triệu chứng nào mà bạn đã gặp và thời gian của triệu chứng đó. Bác sĩ muốn biết chúng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào, bao gồm cả công việc và các mối quan hệ cá nhân.
- Các thông tin chính yếu của bạn, đặc biệt là bất kì các căng thẳng nào đi kèm hoặc các thay đổi bạn phải chịu đựng từ khi người thân qua đời, như bệnh nặng, gia đình ly tán hoặc các vấn đề kinh tế.
- Các thông tin y tế, bao gồm các bệnh hoặc rối loạn tâm thần bạn đã được chẩn đoán
- Tất cả các loại thuốc, vitamin và thuốc bổ bạn đang sử dụng và liều lượng của nó.
- Các câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị bệnh đau buồn phức tạp với bác sĩ tâm lý
Chẩn đoán
Nỗi đau buồn bình thường có thể trở thành chứng đau buồn phức tạp khi các triệu chứng của bạn không cải thiện theo thời gian. Nỗi buồn là cảm xúc riêng tư của mỗi người, do đó việc xác định được khi nào buồn phiền trở thành chứng đau buồn phức tạp có thể rất khó khăn. Hiện tại các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thống nhất được mốc thời gian để chẩn đoán chứng đau buồn phức tạp.
Chứng bệnh này có thể được nghĩ tới khi cường độ đau buồn không giảm sau vài tháng người thân mất. Một vài chuyên gia tâm lý chẩn đoán chứng đau buồn phức tạp khi sự đau khổ tiếp tục diễn ra và không thuyên giảm sau 6 tháng.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa chứng đau buồn phức tạp và chứng trầm cảm, nhưng vẫn có một vài đặc điểm khác biệt. Trong một số trường hợp, trầm cảm lâm sàng và chứng đau buồn phức tạp xảy ra đồng thời. Việc đưa ra chẩn đoán đúng rất cần thiết cho việc điều trị.
Chuyên gia tâm lý có thể nghĩ tới chứng đau buồn phức tạp dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Cái chết của người thân
- Các triệu chứng không thuyên giảm theo thời gian
- Sự ảnh hưởng đáng kể tới khả năng thực hiện các công việc trong cuộc sống
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ quyết định phương pháp điều trị nào có tác dụng tốt nhất cho bạn dựa trên các triệu chứng chính và hoàn cảnh cụ thể của bạn.
Trị liệu tâm lý
Chứng đau buồn phức tạp đôi khi được chữa trị bằng một kiểu tư vấn tâm lý gọi là liệu pháp trị liệu đau buồn phức tạp. Nó giống với kĩ thuật trị liệu tâm lý dùng cho rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Các kĩ thuật tư vấn tâm lý khác cũng có thể có tác dụng.
Trong quá trình điều trị, bạn sẽ:
- Tìm hiểu những chủ đề như cách phản ứng lại sự đau buồn, các triệu chứng của chứng đau buồn phức tạp, điều chỉnh tâm lý đối với sự mất mát của bạn và xác định lại các mục tiêu của cuộc sống
- Lưu giữ những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người đã mất và kể lại hoàn cảnh của cái chết đó để giúp bạn bớt căng thẳng bằng các hình ảnh và suy nghĩ về người thân yêu đã mất.
- Khám phá và xử lí các cảm xúc
- Cải thiện các kĩ năng để đối mặt với chứng bệnh
- Giảm bớt cảm giác đổ lỗi và cảm giác tội lỗi
Các loại thuốc sử dụng
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về việc sủ dụng các thuốc chữa bệnh tâm thần để điều trị chứng đau buồn phức tạp. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng cho người mắc trầm cảm lâm sàng cũng như chứng đau buồn phức tạp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Cách đối mặt với bệnh
Mặc dù việc tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp cho chứng đau buồn phức tạp là việc cần thiết, bạn cũng có thể làm những việc dưới đây để giúp bạn đối mặt với nó:
- Theo sát kế hoạch điều trị: tham gia các buổi trị liệu đã được lên lịch và hãy uống thuốc như chỉ dẫn nếu cần thiết.
- Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục giúp bạn giải tỏa sự chán nản, căng thẳng và lo âu. Nó cũng giúp bạn chú tâm tới những việc đang xảy ra.
- Tự chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và dành thời gian để thư giãn. Đừng dùng rượu hay các lọai thuốc cấm để cảm thấy nhẹ nhõm.
- Luyện tập cách kiểm soát căng thẳng: hãy học cách kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Căng thẳng không kiểm soát được có thể dẫn tới trầm cảm, ăn quá nhiều hoặc những suy nghĩ, hành vi không lành mạnh khác.
- Hòa đồng: giữ liên lạc với những người bạn thích chơi chung. Họ có thể giúp đỡ bạn, làm chỗ dựa cho bạn hoặc làm bạn cười để đem lại một chút năng lượng cho bạn.
- Lên kế hoạch cho những ngày đặc biệt hoặc những ngày kỉ niệm: ngày nghỉ lễ, ngày kỉ niệm và các dịp đặc biệt có thể làm bạn nhớ lại người đã mất. Hãy tìm những cách khác để ăn mừng hoặc tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp bạn cảm thấy thoải mái và mang lại cho bạn hy vọng.
- Học những kĩ năng mới: nếu bạn cực kì phụ thuộc vào người đã mất về phương diện ăn uống hoặc tài chính, hãy thử tự học những kĩ năng này. Tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và chuyên gia về những chỉ dẫn, nếu cần thiết. Bạn cũng có thể tìm kiếm các lớp học và nguồn tài nguyên trong cộng đồng.
- Tham gia vào nhóm hỗ trợ: bạn có thể chưa sẵn sàng tham gia ngay vào nhóm hỗ trợ ngay sau khi người thân mới mất, nhưng theo thời gian bạn có thể tìm được những trải nghiệm được chia sẻ, an ủi và có thể tạo dựng được những mối quan hệ mới đầy ý nghĩa.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
7. Biện pháp phòng chống bệnh đau buồn quá mức
Cách phòng ngừa chứng đau buồn phức tạp hiện vẫn chưa được làm rõ. Hãy tìm phương pháp trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt, ngay sau khi người thân mất, để được hỗ trợ tốt nhất, đặc biệt với những người có gia tăng nguy cơ mắc chứng đau buồn phức tạp. Thêm vào đó, những người chăn sóc cuối đời cho người đã mất có thể đạt được những lợi ích từ việc tư vấn tâm lý và được hỗ trợ để giúp chuẩn bị cho sự ra đi và những cảm xúc sau đó.
Tư vấn tâm lý: thông qua các buổi tư vấn tâm lý sớm, bạn có thể khám phá được các cảm xúc xung quanh sự mất mát của bạn và học được những kĩ năng lành mạnh để đối phó với nó. Điều này có thể ngăn chặn những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực từ việc gây dựng được một sức mạnh mà họ khó có thể vượt qua.
Nói chuyện: nói về nỗi đau buồn của bạn và cho phép bản thân được khóc cũng có thể giúp bạn ngăn chặn việc mắc kẹt trong nỗi buồn của chính bản thân. Trong nhiều trường hợp, nỗi đau sẽ tự động nâng lên nếu bạn cho phép nó làm vậy.
Hỗ trợ: các thành viên trong gia đình, bạn bè, nhóm trị liệu và các nhóm hỗ trợ cộng đồng đều là những lựa chọn tốt để giúp bạn vượt qua nỗi đau buồn. Bạn có thể tìm được những nhóm hỗ trợ tập trung vào một loại mất mát cụ thể như mất đi bạn đời hoặc mất đi con cái. Hãy hỏi bác sĩ về những nhóm này ở địa phương bạn.
Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi