Ký sinh trùng

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng là sinh vật ký sinh trên các sinh vật sống khác, bao gồm con người, động vật và thực vật. Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất trên thế giới, trong đó có nước ta. 

  1. Tình hình bệnh ký sinh trên thế giới và Việt Nam
  2. Đặc điểm chính của bệnh ký sinh trùng
  3. Nguyên nhân bị bệnh ký sinh trùng
  4. Phân loại bệnh ký sinh trùng
  5. Tác hại của ký sinh trùng
  6. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
  7. Phòng chống bệnh ký sinh trùng

1. Tình hình bệnh ký sinh trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới

Bệnh ký sinh trùng phân bố rộng rãi trên thế giới, thường phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có tập quán lạc hậu và kinh tế kém phát triển, đó là các vùng châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh.

Do biến động dân cư trong phát triển kinh tế và du lịch cũng như xuất nhập khẩu động vật, thực phẩm rộng rãi là điều kiện thuận lợi cho sự phát tán và lan rộng mầm bệnh ký sinh trùng trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, từ đó bệnh ký sinh trùng có điều kiện lan rộng.

Tại Việt Nam

Bệnh phổ biến trong toàn quốc, nhưng bệnh phân bố không đều giữa các địa phương.

Tình hình nhiễm giun đũa và giun tóc ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Tình hình nhiễm giun móc cao trên cả nước, có nơi 70-80%, tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (dưới 10%).

2. Đặc điểm chính của bệnh ký sinh trùng

  • Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm, lặng lẽ nhưng có một số bệnh cấp tính như amip cấp, sốt rét ác tính, giun xoắn.
  • Thường kéo dài, hàng năm hay hàng chục năm, có người nhiễm ký sinh trùng suốt đời do tái nhiễm liên tục, ví dụ bệnh giun đũa.
  • Bệnh có thời hạn nhất định phụ thuộc tuổi thọ của ký sinh trùng và sự tái nhiễm.
  • Bệnh có tính chất xã hội do ký sinh trùng phổ biến trong cộng đồng và bệnh liên quan chặt chẽ với đời sống kinh tế - xã hội, tập quán ăn uống và canh tác của cả cộng đồng xã hội.

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng trên người. Các loại rau củ quả tươi không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nhanh, thức ăn chưa được nấu chín hoặc thực phẩm sống... Việc sử dụng các đồ ăn này có thể gây ra sự phát triển của bệnh ký sinh trùng. Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm dẫn đến nguồn nước bị ảnh hưởng cũng làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nữa của các bệnh ký sinh trùng là vật nuôi trong gia đình, chúng là nguồn gốc chính của sự lây lan các loại ký sinh trùng. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, miệng và niêm mạc... miễn là trong môi trường có lợi, chúng sẽ cùng lúc truyền bệnh.

4. Phân loại bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn là thịt

  • Bệnh sán dây Taeniasis
  • Bệnh giun xoắn Trichinelliasis
  • Bệnh đơn bào Toxoplasmosis

Bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn có nguồn gốc thủy sản

  • Bệnh sán lá phổi Paragonimiasis
  • Bệnh sán lá ruột nhỏ
  • Bệnh sán nhái
  • Bệnh sán dây chó Diphyllobothriasis
  • Bệnh giun lươn não Angiostrongyliasis
  • Bệnh giun dạ dày Anisakiasis
  • Bệnh giun đầu gai Gnathostomiasis

Bệnh ký sinh trùng truyền qua thực vật

  • Bệnh sán lá ruột lớn Fasciolopsiasis
  • Bệnh sán lá gan lớn Fascioliasis

Bệnh ký sinh trùng truyền qua đất

  • Bệnh giun đũa người Ascariasis
  • Bệnh giun tóc Trichuriasis
  • Bệnh ấu trùng sán lợn
  • Bệnh ấu trùng sán chó
  • Bệnh giun lươn Trichostrongyliasis
  • Bệnh trùng roi đường tiêu hóa Giardiasis
  • Bệnh amipAmebiasis

Bệnh ký sinh trùng truyền qua da

  • Trong môi trường nước và đất: bệnh sán máng, bệnh viêm da do ấu trùng, bệnh giun móc Ancylostomiasis, bệnh giun lươn Strongyloidiasis.
  • Truyền qua côn trùng tiết túc: bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh trùng roi đường máu, bệnh sốt rét​
  • Tiếp xúc trực tiếp với côn trùng tiết túc: bệnh ve ký sinh, bệnh ghẻ
  • Qua không khí: bệnh Pneumocystosis carinii.

5. Tác hại của bệnh ký sinh trùng

  • bệnh ký sinh trùngChiếm chất dinh dưỡng, tất cả các lài ký sinh trùng đều chiếm thức ăn của vật chủ (người) gây nên thiếu chất, suy dinh dưỡng. Người bệnh mất chất dinh dưỡng kéo dài gây suy nhược cả về thể chất và tinh thần, suy giảm miễn dịch, đặc biệt với trẻ em gây chậm lớn, kém phát triển về mặt trí tuệ.
  • Tại chỗ ký sinh, ký sinh trùng gây nên viêm, loét, chèn ép, tắc, tạo nhân sỏi như giun móc gây loét tá tràng, chảy máu, các loài sán gây viêm tại chỗ, giun đũa gây tắc ruột, lồng ruột, giun chui ruột thừa, giun chui ống mật, sán lá gan gây tắc mật, sỏi mật, giun chỉ gây phù chân voi, đái dưỡng chấp, ấu trùng sán lợn gây chèn ép não, mù mắt,…​

  • Toàn thân gây nhiễm độc, rối loạn chức năng nhiều cơ quan như giun xoắn, giun móc, giun chỉ…
  • Gây đáp ứng miễn dịch cơ thể không cao, chỉ đủ để chẩn đoán, không loại trừ được mầm bệnh.
  • Côn trùng tiết túc (muỗi) là vật truyền bệnh từ người bệnh sang người lành hoặc từ súc vật sang người, có thể gây thành dịch.
  • Gây ung thư như sán lá gan.

6. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng

Triệu chứng bệnh thường là âm thầm, lặng lẽ, kéo dài nhưng cũng có loài gây bệnh cấp tính như: sốt rét, giun xoắn, sán lá gan lớn.

Các triệu chứng thường chỉ là định hướng chẩn đoán chứ không xác định bệnh. Một số triệu chứng gây ra do giun bao gồm ngứa vùng hậu môn hoặc vùng âm đạo, đau bụng, giảm cân, tăng sự thèm ăn hoặc tình trạng chán ăn kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đôi khi còn gặp tình trạng thiếu máu, đau cơ khớp, mệt mỏi

Các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm tìm trứng hoặc ấu trùng của chúng, là chẩn đoán xác định. Tùy từng loài ký sinh trùng mà lấy bệnh phẩm xét nghiệm phù hợp.

7. Phòng chống bệnh ký sinh trùng

  • Thay đổi hành vi tập quán ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
  • Rửa tay sạch sẽ, đúng cách.
  • Không cắn móng tay hoặc bất kỳ đồ vật nào.
  • Rửa trái cây và rau xanh kỹ trước khi ăn.
  • Nấu chín kỹ cá và các loại thịt.
  • Vứt bỏ các thảm cũ bụi bặm, hoặc vệ sinh thật sạch sau một thời gian sử dụng, đây là một trong những nguồn gây ra ký sinh trùng.
  • Hiểu biết tác hại, đường nhiễm của từng loài giun sán để tự phòng chống bệnh cho mình.
  • Phát triển kinh tế, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
  • Tẩy giun định kỳ cho nhóm nguy cơ cao (học sinh tiểu học, phụ nữ sinh đẻ), 2 lần/năm, cách nhau 4-6 tháng.

​Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thanh Dũng

    Chào bác sĩ. Con tôi bị mắc ký sinh trùng dẫn đến táo bón kéo dài nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh đã đỡ. Cám ơn bác sĩ.

    14/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...