Bị bệnh lõm ngực có nên điều trị bằng phẫu thuật không?

Bị bệnh lõm ngực có nên điều trị bằng phẫu thuật không?

Lõm ngực là tình trạng bất thường của khung xương sườn, khiến lồng ngực trở nên hẹp, hay còn gọi là lồng ngực hình thùng. Có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh lõm ngực, trong đó có  phương pháp phẫu thuật. Vậy nên áp dụng phẫu thuật khi nào? Phương pháp này có ưu điểm gì? Để biết được câu trả lời cho những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Tần suất của bệnh lõm ngực (Pectus excavatum) là 1 trên 300-500 ca sinh, với tỷ lệ nam - nữ là 3: 1. Tình trạng này thường được chú ý khi sinh, và hơn hai phần ba trường hợp được chẩn đoán trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân không phát hiện sớm được bệnh.

Thông thường, các trường hợp này sẽ được chẩn đoán vào tuổi dậy thì. Do trong quá trình tăng trưởng xương nhanh ở tuổi dậy thì, tình trạng lõm ngực trở nên xấu hơn gây ra nhiều ảnh hưởng lên cơ quan lân cận như tim, phổi.

Mặc dù hiện nay y khoa đã nghiên cứu được marker đánh dấu sự biến đổi gen gây lõm ngực. Tuy nhiên, sự xuất hiện dị dạng của pectus trong gia đình được báo cáo là chỉ chiếm trong 35% trường hợp lõm ngực. Điều này có nghĩa là, cho dù cha mẹ không có dấu hiệu của gen này thì trẻ vẫn có nguy cơ bị lõm ngực.

>>>Để hiểu một cách chính xác và rõ ràng hơn về bệnh lõm ngực, bạn có thể tham khảo tại BỆNH LÕM NGỰC.

Điều trị bệnh lõm ngực có nhiều phương pháp như: vật lý trị liệu, đeo khí cụ, nhưng chỉ có phẫu thuật chỉnh hình xương lồng ngực là chứng tỏ có hiệu quả nhất. 

1. Phương pháp phẫu thuật lõm ngực như thế nào?

Cho đến giữa những năm 1990, điều trị phẫu thuật lõm ngực đã được chuẩn hóa và tiến bộ rất nhiều. Hiện tại, phẫu thuật chỉnh hình lõm ngực hiệu quả và phổ biến nhất là phương pháp phẫu thuật NUS bằng nội soi. 

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi vào vết mổ nhỏ, sau đó luồn thanh khí cụ vào. Thanh khí cụ này sẽ giúp nâng xương ức bị cong lên, giúp lồng ngực hồi phục đường kính chuẩn. Sau phẫu thuật, thanh này sẽ được lưu lại trong lồng ngực khoảng 3 năm  hoặc lâu hơn tùy theo đánh giá của bác sĩ.

Nhưng vì đây là phẫu thuật tiếp cận trực tiếp vào vùng ngực, ngay tim phổi nên vẫn có nhiều nguy cơ biến chứng, như:

- Nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng huyết: Thường xảy ra sau phẫu thuật từ 1-5 ngày, bệnh nhân có sốt, sưng nóng vết mổ, đôi khi có mủ chảy ra. Trường hợp này sẽ được điều trị kháng sinh, và tỉ lệ hồi phục cũng khá cao.

- Chảy máu tại chỗ.

- Tràn khí màng phổi: Chỉ khoảng 2% bệnh nhân sau mổ bị biến chứng này. Thông thường, tình trạng này sẽ tự thuyên giảm do phế nang có thể hấp thu bớt khí. Trong trường hợp tràn khí lớn gây xẹp phổi, bác sĩ sẽ chọc dò rút khí ra.

- Di lệch khí cụ: Thanh khí cụ có thể di chuyển ra khỏi vị trí (khoảng 10%) và có thể cần phải được điều chỉnh trong phòng mổ. Với những cải tiến gần đây trong phương pháp phẫu thuật Nuss, tỷ lệ di lệch của thanh khí cụ chỉ còn khoảng 2 /100 bệnh nhân. 

Để ngăn chặn biến chứng này, bệnh nhân được yêu cầu giới hạn hoạt động thể chất trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

- Lõm ngực tái phát: Theo nghiên cứu, có khoảng 5% trường hợp xương ức sẽ cong lại sau phẫu thuật. Điều này có thể xảy ra khi phẫu thuật được thực hiện trước dậy thì hoặc do thời gian thanh lưu lại trong lồng ngực không đủ lâu.

Tuy nhiên, so sánh về mặt lợi ích giúp cải thiện chức năng tim phổi và phương diện thẩm mỹ, thì chúng ta có thể khẳng định rằng: Phẫu thuật chỉnh hình lõm ngực có lợi ích vượt trội, và hoàn toàn nên phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Chỉ định phẫu thuật

Khi bệnh nhân bị lõm ngực và có biểu hiện suy chức năng phế quản phổi.  Bác sĩ sẽ đánh giá một vài chỉ số để đánh giá mức độ nghiêm trọng của Lõm ngực, và  khả năng sửa chữa. Mục tiêu chính trong phẫu thuật lõm ngực là để sửa các biến dạng ngực.

Điều này đặc biệt quan trọng ở thanh thiếu niên, vì bất thường bẩm sinh này sẽ gây ra những vấn đề đáng kể liên quan đến thẩm mỹ và sự tự tin.

Phẫu thuật điều trị bệnh lõm ngực

2. Phục hồi sau phẫu thuật có nặng nề không?

- Tập vật lý trị liệu: Bệnh nhân được yêu cầu tập thể dục phổi bằng cách sử dụng máy đo phế dung và mỗi ngày trong 6 tuần sau khi phẫu thuật. Những bài tập này giúp nới lỏng dây chằng quanh xương ức và giúp phục hồi khuôn ngực chuẩn.

- Vận động nhẹ, không hoặc ít gắn sức: Đi bộ ngắn (10 phút) được khuyến cáo nên làm khoảng 2-3 lần/ngày. Do sau phẫu thuật, bệnh nhân thường rất mệt mỏi, các bài tập này sẽ khiến bệnh nhân mau phục hồi sức mạnh và sức chịu.

- Không mang vác vật nặng, gắng sức mạnh: Không nâng được hơn 3kg trong vòng 6 tuần đầu sau phẫu thuật. Bệnh nhân cũng nên tránh những điều sau đây trong 6 tuần sau phẫu thuật: Kéo nâng người bằng một tay, nâng tay lên đầu, nằm hoặc ngủ nghiêng một bên,  và tham gia các môn thể thao đối kháng

- Tập thể dục: Sau 6 tuần, bệnh nhân có thể dần dần hoạt động tích cực hơn, các hoạt động như đạp xe, bơi lội hoặc chạy được khuyến khích từ 3 tháng sau phẫu thuật.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật lõm ngực như thế nào?

- Người bệnh có thể tắm hàng ngày và rửa vùng da có vết mổ nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà bông. Không ngâm trong bồn tắm hoặc bơi trong 4 tuần.

- Chỉ khâu sẽ được cắt chỉ khi tái khám vào 10-14 ngày sau phẫu thuật.

- Hơi bầm, ngứa và tê ở vết mổ là cảm giác bình thường do phẫu thuật. Ban không cần quá lo lắng khi người nhà than phiền về cảm giác này.

4. Phẫu thuật sau bao lâu thì có thể sinh hoạt lại bình thường?

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc hoặc trường học trong vòng 2-3 tuần sau khi phẫu thuật.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

5. Thời điểm nào nên điều trị phẫu thuật là hợp lý nhất?

Theo ý kiến các chuyên gia Chỉnh hình Nhi khoa, từ 10-13 tuổi là thời điểm tốt nhất.  Vì lúc này, xương trẻ vẫn còn khá mềm dễ nắn chỉnh. Đồng thời, lúc này sức khỏe trẻ cũng mạnh hơn thời kỳ sơ sinh, nhũ nhi, trẻ em, nên sức phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn. Ngoài ra, chọn lựa thời điểm này là vì đây là thời gian đầu dậy thì, nên khi chỉnh sửa sẽ ít gây ra các biến chứng về mất đồng dạng lồng ngực hơn so với phẫu thuật quá sớm.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của bệnh viện Saint Mary, Hàn quốc, người ta thấy rằng phẫu thuật khi trẻ lớn hơn 3 tuổi vẫn rất an toàn. Nghiên cứu cho thấy các trẻ từ 3 tuổi trở lên sau phẫu thuật tỉ lệ phát triển thể chất vượt trội hơn , nguy cơ mất đối xứng lồng ngực cũng không hề cao.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Lõm ngực

Tập thể dục chữa trị lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực đôi khi được gọi là ngực hình phễu, là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong. Nguyên...
Bệnh lõm ngực có nguy hiểm không?
Bệnh lõm ngực là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn ngực mà điều đáng lo ngại nhất...
Tập thể dục để chữa lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực, đôi khi được gọi là "ngực hình phễu", là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong....
Bệnh lõm ngực có tác hại gì
Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất của ngực là bệnh lõm ngực còn được gọi là ngực bị trũng hoặc ngực phễu. Bệnh lõm ngực được mô tả như...
Bệnh lõm ngực ở nam giới
Lõm ngực còn được gọi là ngực hình phễu, phổ biến ở nam hơn là nữ. Lõm ngực là một tình trạng trong đó xương ức bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đặng Hồng Nam

    Tôi cũng có đứa cháu năm nay lên 11 tuổi cũng bị lõm ngực. Gia đình có đưa cháu đến khám bác sĩ Bình. Bác sĩ cũng bảo phẫu thuật. Rất may ca phẫu thuật của cháu đã rất thành công. Cảm ơn bác sĩ.

    29/01/2018
Huỳnh lan(02/11/2019)
chào bác sĩ, năm nay tôi 31 tuổi bị lõm ngực bẩm sinh, cho tôi hỏi là với tuổi hiện nay có phẩu thuật được không, và có an toàn cũng như hiệu quả cao không.
Lê Đức Hiển (29/01/2018)
Chào bác sĩ, tôi cũng có bị vết lõm ở ngực. Ban đầu tôi cũng không để ý, nhưng dạo gần đây tôi còn cảm thấy tim tôi đập rất nhanh, nhiều khi còn nghe thấy cả tiếng tim đập nữa. Tôi còn bị thở khò khè và tức ngực. Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi có phải đang bị bệnh này phải không ạ và phải điều trị như thế nào ạ.
Hello Doctor (05/02/2018)
Chào bạn Hiển, nếu bạn đang có các triệu chứng như trên thì chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị bệnh. Không nên để tình trạng này kéo dài hơn, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bạn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung