Bệnh lõm ngực bẩm sinh

Bệnh lõm ngực bẩm sinh

1. Bệnh lõm ngực là gì?

2. Ai dễ mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh?

3. Triệu chứng của bệnh lõm ngực

4. Những ảnh hưởng của lõm ngực đến sức khỏe

5. Khi nào thì cần phẫu thuật?

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Bệnh lõm ngực là gì?

Bệnh lõm ngực bẩm sinh, hay lồng ngực hình phễu, là biến dạng thành ngực bẩm sinh trong đó một số xương sườn và xương ức phát triển bất thường, khiến lồng ngực bị lõm vào trong ở phía trước.

2. Ai dễ mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh?

Lõm ngực là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh bất thường bẩm sinh lồng ngực (chiếm đến 90%), tiếp theo là lồng ngực hình ức gà ( chiếm 5-7%) và các bệnh khác chiếm một phần rất nhỏ. Tỉ lệ lõm ngực bẩm sinh được ước tính vào khoảng 1/300- 1/400, với tỷ lệ nam / nữ là 3: 1. Tình trạng này thường được nhận thấy ngay khi vừa sinh ra và hơn 90% trường hợp được chẩn đoán trong năm đầu tiên của cuộc đời. Sự ảnh hưởng của bệnh lõm ngực đến sức khỏe và thẩm mỹ có thể được ghi nhận trong những năm đầu tuổi thiếu niên.

Mặc dù chưa có bằng chứng về gene liên quan tới bệnh, yếu tố di truyền cũng được ghi nhậngóp phần trong cơ chế bệnh sinh củabệnh này. Khoảng 35% người lõm ngực có người thân trong gia đình cùng bị bệnh. Người taghi nhậnnhậ nthấy rằngcó thể có sự liên quan giữa bệnh lý này và hội chứng Marfan, Poland,hội chứng Ehlers-Danlos, bị thiếu xương, mắc hội chứng Turner.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Triệu chứng của bệnh lõm ngực:

Đối với nhiều người bị bệnh lõm ngực, dấu hiệu hoặc triệu chứng duy nhất của họ đôi khi chỉ là một vết lõm nhỏ ở phía trước ngực. Ở một số bệnh nhân, vết lõm ngày càng lõm sâu và rộng hơn ở những năm đầu tuổi dậy thì và khi trưởng thành.

Trong trường hợp nặng của lõm ngực, xương ức có thể đè nén tạo áp lực lên phổi và tim. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh

  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát

  • Thở khò khè hoặc ho

  • Tức ngực

  • Có tiếng thổi ở tim

  • Mệt mỏi

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Những ảnh hưởng của lõm ngực đến sức khỏe:

Ở bệnh nhân lõm ngực nhẹ, những ảnh hưởng lớn nhất mà nó gây ra chính là mặc cảm về ngoại hình. Với những trường hợp nặng, lõm ngực có thể ảnh hưởng đến chức năng tim phổi.

  • Tạo mặc cảm về ngoại hình:

Trẻ em bị lõm ngực thường khuynh hướng có tư thế gập người, rụt vai để che đi vết lõm. Nhiều bệnh nhân rất ngại lộ khuyết điểm về ngoại hình khiến họ trốn tránh các hoạt động khiến họ lộ ra vết lõm ngực, chẳng hạn như bơi lội. Biến chứng tác động mạnh nhất là những thay đổi về mặt thẩm mỹ. Bộ ngực bị biến dạng, càng lớn, càng dậy thì, ngực càng bị biến dạng mạnh. Ngực trở nên gù vẹo, lõm sâu, co kéo làm cho người bệnh thấy xấu hổ, mất tự tin và ngại giao tiếp.

  • Ảnh hưởng đến tim mạch:

Trong các trường hợp lõm ngực trung bình, nhẹ,chức năng tim thường là bình thường, nhưng một số nghiên cứu đã báo cáo về tình trạng sa van 2 lá trong 20-60% trường hợp. Siêu âm tim thường cho thấy một số mức độ áp lực tâm nhĩ cao và tim bị đè đẩy. Phân tích siêu âm tim đã chứng minh chỉ số tim được cải thiện sau khi phẫu thuật sửa chữa biến dạng. Chưa có nghiên cứu nào về việc nếu bệnh nhân không phẫu thuật thì sức khỏe lâu dài có ảnh hưởng gì hay không, nhưng nói chung nếu không phẫu thuật sớm thì chức năng tim của bệnh nhân sẽ không thể được như bình thường.

  • Ảnh hưởng đến phổi:

Các bác sĩ lâm sàng đã quan sát thấy rằng nhiều bệnh nhân bị lõm ngực xuất hiện triệu chứng về phổi trong tuổi thiếu niên hoặc những năm đầu tuổi trưởng thành. Bệnh nhân dưới 10 tuổi bị lõm ngực thường không gặp các triệu chứng liên quan đến khó thở. Nguyên nhân khó thở chủ yếu do phổi bị chèn ép dẫn đến giảm dung tích cặn chức năng.

Diễn tiến tự nhiên của dị tật không tự khỏi, mức độ lõm ngực có thể giữ nguyên như sau khi sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, đa số các trường hợp diễn tiến nặng dần, diễn tiến chậm từ sau sinh đến tuổi dậy thì và nặng lên rất nhanh trong giai đoạn dậy thì.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

5. Khi nào thì cần phẫu thuật?

Lõm ngực có thể được phẫu thuật để tạo hình lại lồng ngực,nhưng phẫu thuật thường được dành riêng cho những người có dấu hiệu và triệu chứng vừa đến nặng. Những người có dấu hiệu và triệu chứng nhẹ có thể chỉ cần đến vật lý trị liệu. Một số bài tập có thể cải thiện tư thế và tăng mức độ mở rộng ngực.

Các loại phẫu thuật

Hai loại phẫu thuật phổ biến nhất được sử dụng để chữa bệnh lõm ngực khác nhau tùy theo kích thước của các vết mổ được sử dụng và liệu sụn có bị loại bỏ hay không:

  • Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Nuss procedure), luồn một thanh kim loại qua ngực để nâng phần ngực lõm lên. Ưu điểm lớn là xâm lấn tối thiểu, ít tàn phá, thời gian phẫu thuật nhanh, ít mất máu, trẻ nhanh chóng hồi phục về với cuộc sống bình thường do thời gian nằm viện ngắn (2-3 ngày).

Thanh nâng ngực thường để từ 2-3 năm, tùy lứa tuổi. Đối với trẻ dưới 5 tuổi thường để thanh nâng ngực từ 2,5 - 3 năm. Trẻ lớn, xương cốt hóa nhanh thì để 2 năm.

  • Phẫu thuật với đường mổ lớn: Các sụn bị biến dạng gắn với phần xương ức sẽ được loại bỏ. Các sụn sườn sau đó sẽ phát triển theo các màng sụn để lại và tạo một khung mới giữ xương ức ở vị trí đã được chỉnh sửa và cố định. Tuy nhiên, đây là phẫu thuậtgây tàn pháxâm lấn các mô cơ thể nhiều, để lại sẹo lớn và một lồng ngực tuy không lõm nhưng cũng không đẹp.Bây giờdo đó hiện nay,loại phẫu thuật này ít được áp dụng.

Hầu hết những người trải qua phẫu thuật lõm ngựcđều hàilòng với sự thay đổi về ngoại hình. Theo các nghiên cứu, lứa tuổi tốt nhất để làm phẫu thuật này là tuổi dậy thì, vì ở tuổi này cơ thể đang phát triển rất nhanh. Thời gian để lành vết thương và tạo lại được hình dáng lồng ngực bình thưòng cũng ngắn hơn.

Để điều trị bệnh lõm ngực, bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Lõm ngực

Tập thể dục chữa trị lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực đôi khi được gọi là ngực hình phễu, là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong. Nguyên...
Bệnh lõm ngực có nguy hiểm không?
Bệnh lõm ngực là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn ngực mà điều đáng lo ngại nhất...
Tập thể dục để chữa lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực, đôi khi được gọi là "ngực hình phễu", là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong....
Bệnh lõm ngực có tác hại gì
Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất của ngực là bệnh lõm ngực còn được gọi là ngực bị trũng hoặc ngực phễu. Bệnh lõm ngực được mô tả như...
Bệnh lõm ngực ở nam giới
Lõm ngực còn được gọi là ngực hình phễu, phổ biến ở nam hơn là nữ. Lõm ngực là một tình trạng trong đó xương ức bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Quân Nguyễn

    Chào bác sĩ. Tôi năm nay 25 tuổi. Gần đây tôi thấy đau vùng ngực, người mệt mỏi ở vùng ngực bị lõm xuống hay hồi hộp, thở dốc nhờ bác sĩ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    12/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung