Bệnh lõm ngực ở trẻ em - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Bệnh lõm ngực ở trẻ em - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Lõm ngực là một rối loạn bẩm sinh ở ngực, do bất thường sụn sườn làm cho lòng ngực lõm. Đây là dạng bệnh bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lõm ngực ở trẻ em là gì? Tác hại của bệnh ra sao? Dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm bệnh? Bạn hãy cùng xem bác sĩ trả lời những câu hỏi này như thế nào nhé.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

>>>Nếu bạn còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ bệnh lõm ngực là gì, bạn có thể xem thêm thông tin về bệnh lõm ngực TẠI ĐÂY.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh lõm ngực là gì?

Di truyền

Cho tới hiện nay người ta vẫn chưa biết chính xác được nguyên nhân nào gây ra lõm ngực. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chắc chắn là một yếu tố nguy cơ lớn, tới 25 phần trăm bệnh nhân bị lõm ngực có người thân cũng bị lõm ngực.

Tần suất của bất thường này  ở khoảng 1 trong số 400-1000 trẻ em và thường có tỷ lệ cao hơn từ 3 đến 5 lần ở nam giới so với phụ nữ.

Hội chứng Marfan

Đây có thể là một dị dạng độc lập không liên quan bệnh lý hoặc có thể đi chung với các bất thường khác như gù, vẹo, và rối loạn mô liên kết trong hội chứng Marfan. Sự biến dạng thường trở nên trầm trọng hơn khi trẻ lớn lên. (Xem thêm thông tin về hội chứng Marfan tại đây)

Nhiễm trùng đường hô hấp nặng

Tuy nhiên, gần đây, theo báo cáo mới về bệnh lõm ngực, người ta nhận thấy một số trường hợp trẻ cũng xuất hiện tình trạng lõm ngực sau một đợt bệnh viêm nhiễm nặng đường hô hấp dưới.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Bệnh lõm ngực gây hại gì đến trẻ?

Ngày xưa, lõm ngực chỉ được xem như là một khiếm khuyết mỹ phẩm mà không phải là bất thường bệnh lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng trẻ em lõm ngực sẽ có khó khăn về tim và khó thở. Ngực trũng làm hạn chế khối lượng ngực và ngăn không cho phổi mở rộng. Khả năng phổi có thể giảm xuống, điều này có thể dẫn đến trẻ em khó dung nạp thể dục hoặc hoạt động vất vả.

Một số trẻ em bị lõm ngực sẽ  bị đau ngực, thở dốc hoặc bị hạn chế sức chịu đựng khi tập thể dục. Trong khi, một số đứa trẻ khác lại không hề có triệu chứng. 

Ngực trũng có thể co thắt tim, làm giảm lưu lượng máu và chức năng tim. Những ảnh hưởng này lên tim và phổi có thể hồi phục bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì những ảnh hưởng này lên chức năng của tim và phổi không đe dọa đến mạng sống và trẻ lõm ngực vẫn có thể sống một cuộc sống đầy đủ và bình thường.
Ngoài ra, ở trẻ lõm ngực khi vào tuổi dậy thì, các khiếm khuyết do lõm ngực sẽ dễ khiến trẻ tự ti mắc cảm. Nếu kéo dài lâu không được can thiệp, sẽ dễ bị trầm cảm, tính cách nhút nhát, tự ti.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Cách nhận biết sớm ở trẻ sơ sinh

Các trường hợp lõm ngực thường nhận biết được bằng mắt thường, có thể bởi người thân, gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

Bạn có thể nhận thấy đường rãnh sâu trước ngực của con mình khi còn bé. Khi trẻ quấy khóc hoặc hít sâu, rãnh này trở nên rõ hơn.

Thông thường, đường rãnh này trở nên sâu hơn, dễ nhận thấy hơn khi con bạn lớn lên, đặc biệt trong thời kỳ tăng trưởng. Một số trường hợp hiếm, nó tự có thể biến mất và không bao giờ trở thành một vấn đề.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Có nên phẫu thuật lõm ngực cho trẻ sơ sinh không?

Nếu bạn phát hiện con mình bị lõm ngực ngay từ lúc mới sinh ra, bạn hãy khoan vội phẫu thuật. Vì bé còn nhỏ khả năng đề kháng và phục hồi sau phẫu thật còn kém. Ngoài ra, xương trẻ sơ sinh và nhũ nhi quá mềm, nếu can thiệp sớm sẽ dễ dẫn đến mất đối xứng khi trưởng thành.

Theo các chuyên gia Chỉnh hình Nhi khoa cho rằng, tuổi tốt nhất để can thiệp phẫu thuật là từ 10-14 tuổi, để đảm bảo phục hồi tốt nhất và giảm hạn chế nguy cơ biến chứng hậu phẫu đến mức thấp nhất.

Trong thời gian chờ đến tuổi phù hợp, bạn có thể đưa trẻ đến các trung tâm vật lý trị liệu để tập thở, các bài tập tăng sức cơ vùng ngực. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để mua cho con bạn một số dụng cụ đeo chỉnh hình không can thiệp phẫu thuật. 

Để điều trị bệnh lõm ngực với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Lõm ngực

Tập thể dục chữa trị lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực đôi khi được gọi là ngực hình phễu, là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong. Nguyên...
Bệnh lõm ngực có nguy hiểm không?
Bệnh lõm ngực là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn ngực mà điều đáng lo ngại nhất...
Tập thể dục để chữa lõm ngực và tăng cường sự dẻo dai
Lõm ngực, đôi khi được gọi là "ngực hình phễu", là một sự phát triển bất thường của xương sườn nơi xương ức bị lõm vào trong....
Bệnh lõm ngực có tác hại gì
Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất của ngực là bệnh lõm ngực còn được gọi là ngực bị trũng hoặc ngực phễu. Bệnh lõm ngực được mô tả như...
Bệnh lõm ngực ở nam giới
Lõm ngực còn được gọi là ngực hình phễu, phổ biến ở nam hơn là nữ. Lõm ngực là một tình trạng trong đó xương ức bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đặng Thành Trung

    Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng không phải vì thế mà có thể xem thường căn bệnh này. Bởi ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu các bạn phát hiện thấy bé có dấu hiệu lõm ngực thì nên đưa đi khám để bé sớm được điều trị

    29/01/2018
Nguyễn Ngọc Bích (29/01/2018)
Chào bác sĩ, tôi năm nay 34 tuổi, tôi vừa mới sinh và tôi có để ý thấy ở ngực của bé có một vết lõm. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải con tôi bị bệnh này không ạ và bệnh này có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé không ạ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung