Cách điều trị bệnh u tuyến yên hiệu quả

Cách điều trị bệnh u tuyến yên hiệu quả

Cách điều trị bệnh u tuyến yên sẽ phụ thuộc vào loại khối u, kích thước, mức độ của nó. Những phương pháp phổ biến là phẫu thuật, xạ trị, điều trị nội khoa.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Chẩn đoán u tuyến yên

Để chẩn đoán u tuyến yên bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán lầm sàng và cận lâm sàng nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra các mẫu máu và nước tiểu có thể xác định xem có thừa hoặc thiếu hụt hormone hay không.
  • Chụp ảnh não: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não giúp bác sĩ đánh giá vị trí và kích thước của khối u tuyến yên.
  • Kiểm tra tầm nhìn: Nhằm xác định xem sự phát triển của khối u tuyến yên có làm suy giảm thị lực hoặc tầm nhìn ngoại vi.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể giới thiệu thử nghiệm nội tiết rộng rãi hơn.

Điều trị bệnh u tuyến yên

Điều trị khối u tuyến yên còn phụ thuộc vào loại khối u, kích thước và mức độ của nó. Tuổi và sức khỏe của người bệnh cũng là yếu tố chi phối phương pháp điều trị. Bởi vì các khối u tuyến yên có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng khi gây áp lực chèn ép lên não, do đó  việc điều trị là điều vô cùng cần cần thiết. Phát hiện sớm khối u tuyến yên là chìa khóa để điều trị thành công.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Dưới đây là các phương pháp điều trị u tuyến yên:

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên thường được chỉ định nếu khối u đã chèn ép dây thần kinh thị giác, có thể gây mất thị lực, hoặc nếu khối u sản xuất quá mức một số hormone. Sự thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào loại khối u, vị trí, kích thước khối u, và khối u đã xâm lấn mô xung quanh hay chưa. Hai kỹ thuật chính trong phẫu thuật để điều trị các khối u tuyến yên đó là:

  • Phương pháp nội soi: Bác sĩ thường loại bỏ khối u qua xoang mũi và không có vết mổ bên ngoài. Phương pháp nội soi không gây ảnh hưởng đến phần khác của não, và không nhìn thấy vết sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này thường khó áp dụng nếu như khối u lớn, đặc biệt là đối với khối u đã xâm lấn các dây thần kinh gần đó hoặc mô não.
  • Phương pháp tiếp cận: Khối u được cắt bỏ qua phần trên của sọ bằng cách rạch một đường ở da đầu. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các khối u lớn hoặc phức tạp.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lượng cao để tiêu diệt các khối u. Nó có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật hoặc có thể được xem như phương pháp điều trị chính nếu như bệnh nhân không thể phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị thường là phương pháp được lựa chọn nếu như khối u tái phát sau phẫu thuật hay không có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp xạ trị bao gồm:

  • Tia bức xạ bên ngoài: Hình thức trị liệu bức xạ này cung cấp bức xạ trong từng bước nhỏ vào một khoảng thời gian nhất định. Một loạt các phương pháp điều trị, thông thường là năm lần một tuần trong khoảng bốn đến sáu tuần, được thực hiện đối với bệnh nhân ngoại trú. Phương pháp này có thể mất nhiều năm để hoàn toàn kiểm soát sự phát triển khối u và sản xuất hormone. Xạ trị cũng có thể gây thiệt hại tế bào tuyến yên bình thường và mô não bình thường, đặc biệt là gần tuyến yên.
  • Xạ phẫu định vị: Đây là loại trị liệu tia bức xạ tập trung chính xác vào khối u mà không có vết mổ. Với xạ phẫu định vị, các bức xạ tiếp xúc với các mô lành xung quanh khối u ở mức tối thiểu, giúp giảm tối đa nguy cơ thiệt hại cho các mô bình thường. Tuy nhiên hiệu quả mà phương pháp này mang lại thường khá chậm, khoảng vài tháng hoặc vài năm. Phương pháp này sẽ không được chỉ định nếu các khối u này gần với các dây thần kinh thị giác hoặc các cấu trúc nhạy cảm khác.

Điều trị nội khoa

Sử dụng một số loại thuốc giúp bố sung những thiếu hụt kích thích tố xuất hiện sau khi điều trị. Bên cạnh đó, điều trị nội khoa cũng có thể ngăn sự sản xuất kích thích tố từ khối u. Phương pháp này thường được sử dụng khi tình trạng tiết kích thích tố quá mức vẫn tiếp tục dù đã điều trị phẫu thuật hay phóng xạ.

Mời xem thêm Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u tuyến yên

Liên hệ với Hello Doctor nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về U tuyến yên

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u tuyến yên
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u tuyến yên phụ thuộc vào kích thước của khối u và cả sự ảnh hưởng của nó đến cơ thể, nó ảnh hưởng đến...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Lê thị ngọc lan (11/12/2017)
    Chị gái của tôi mắc bệnh u tuyến yên cách đây 5năm bây giờ chị bị liệt rồi có chữa trị được không bác sĩ
    Hello Doctor (16/12/2017)
    Chào bạn Ngọc Lan, nên đưa chị bạn đi khám và điều trị trực tiếp với các bác sĩ. Các phương pháp vật ly trị liệu có thể giúp ích được cho chị bạn.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung