Ai dễ bị tê tay chân

Ai dễ bị tê tay chân

1.Người ít vận động:

Những người ít vận động sẽ rất dễ bị tê mỏi. Do các cơ bắp phải chịu sức căng không cân bằng liên tục trong thời gian dài. Đồng thời, tuần hoàn mạch máu trong cơ thể không đảm bảo sẽ dễ dẫn đến thiếu máu cung cấp cho mô. Khi tế bào phải hoạt động trong môi trường thiếu máu sẽ dễ sản sinh ra các chất như acid lactic, làm tình trạng tê mỏi nặng hơn.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

2.Ngồi lâu:

Ngồi lâu mà không thay đổi tư thế, hay ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm cũng là những đối tượng thường hay bị tê mỏi chân.

3.Đứng lâu:

Những người hay đứng lâu, đứng trên giày cao gót, đứng trụ bằng một chân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4.Suy dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng là bạn đồng hành với tê mỏi, khi thiếu chất, cơ thể rất dễ mệt mỏi. Đồng thời, suy dinh dưỡng cũng khiến cơ thể thiếu các vi chất, khoáng chất, vitamin thiết yếu cho vận động như: Canxi, Magie, Vitamin B, D..

Suy dinh dưỡng không chỉ đơn thuần là ốm yếu hay Chỉ số khối cơ thể BMI thấp <19,5. Suy dinh dưỡng bao hàm luôn cả tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, đôi khi người có cân nặng bình thường vẫn có thể bị Suy dinh dưỡng. Tình trạng đủ cân nặng nhưng vẫn được xét là suy dinh dưỡng thường gặp ở những người mắc  bệnh lý sau:

  • Suy thận

  • Xơ gan, suy gan

  • Ung thư

  • Các bệnh lý Viêm loét dạ dày- ruột mãn tính

5.Nghiện rượu:

Người nghiện rượu ngoài các nguy cơ mắc các bệnh như:  xơ gan, viêm loét dạ dày… Họ còn có thể dễ bị tê mỏi, dị cảm. Do khi uồng rượu nhiều các tế bào hấp thu ở dạ dày bị hủy hoại. Kết quả là cơ thể không hấp thu đủ vitamin B12. Tình trạng thiếu vitamin B12 kéo dài sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, người nghiện rượu cũng dễ bị  Thiếu máu hồng cầu to.

6.Đái tháo đường:

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Khi mạch máu bị xơ vữa, cung lượng máu cung cấp tới mô bị giảm hẳn. Kết quả là tế bào phải thường xuyên sinh hoạt trong tình trạng yếm khi do thiếu Oxy cung cấp từ máu.

Ngoài ra, lượng đường máu cao mãn tính sẽ hủy hoại các tế bào thần kinh, khiến quá trình dẫn truyền và thu nhận thông tin ở các tế bào này bị sai lệch. Do đó, người nhà sẽ thường nghe người bệnh than tê, ngứa, nóng rát, dị cảm ở tay chân.

7.Các bệnh lý thần kinh ngoại biên:

Tương tự như người bệnh Đái tháo đường, những người có bệnh lý Thần kinh Ngoại biên cũng sẽ thường xuyên than tê, mỏi, kèm dị cảm, nóng rát. Thậm chí, họ còn có thể mất cảm giác vùng đó khi tình trạng bệnh lý trở lên nặng hơn.

8.Suy giãn tĩnh mạch:

Ở những người này, tình trạng tê mỏi trở nên nặng hơn vào chiều tối. Chân thường là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Do sau một ngày dài sinh hoạt, máu theo trọng lực dồn xuống chân nhiều. Bình thường, tĩnh mạch sẽ có các van kết hợp với sức hút của tim cộng với sức ép của thành mạch và các bó cơ chân xung quanh giúp đẩy máu về tim. Khi tĩnh mạch giãn, sức ép thành mạch và các van bị giảm tác dụng khiến hiệu quả đẩy máu về tim bị suy yếu trầm trọng. Kết quả là máu sẽ ứ ở chân, khiến người bệnh dễ tê mỏi, phù chân.

9.Xơ vữa mạch máu

Ai dễ bị tê tay chân

Bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi, người bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc một số bệnh di truyền về mạch máu.

Ở những người bị bệnh này, trong thành mạch bị lắng động xơ vữa khiến lòng mạch máu bị hẹp lại. Do đó, cung lượng máu cung cấp giảm hẳn, người bệnh sẽ than tê mỏi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Ngoài ra, người nhà cũng sẽ thấy người bệnh đi một quãng đường là than mệt tê chân rất nhiều. Cảm giác tê sẽ đỡ ngay khi ngồi nghỉ trong tư thế để thỏng chân.

10.Liệt, nằm bất động lâu ngày

Người bị liệt, nằm bất động lâu ngày, sẽ chỉ có một tư thế khiến vùng mô chịu trọng lực bị tì đè liên tục. Ban đầu, người bệnh sẽ than tê mỏi những vùng này, sau đó sẽ dẽ dẫn đến các vết loét khó lành- gọi là loét tì đè.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nếu tê mỏi chỉ mới xuất hiện, hoặc không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn nhiều bạn có thể áp dụng các cách sau:

  1. Bổ sung vitamin, khoáng chất:

Bổ sung vitaim, khoáng chất qua thức ăn hoặc các viên uống bổ sung. Bạn nên đặc biệt chú trọng nhóm vitamin B12 và Canxi.

  1. Nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế:

Khi tê mỏi bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế tăng vận động.

Để ý các tư thế gây tăng tình trạng tê mỏi, điều chỉnh lại tư thế hoặc hạn chế chúng.

  1. Tập thể dục:

Các bài tập thể dục, nhất là các bài tập chú trọng hoạt động phần bắp chân sẽ giúp bạn tăng sức cơ vùng chân, kích hoạt tuần hoàn  mạch máu, và giảm các chèn ép thần kinh.

Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu tê mỏi kéo dài kèm theo các cảm giác dị cảm hoặc bạn có các yếu tố sau:

  • Xơ vữa mạch máu

  • Đái tháo đường

  • Gia đình có người từng bị Đa xơ cứng

  • Bệnh lý thần kinh ngoại  biên

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ giúp đỡ và hỗ trợ. Khi điều trị tại Hello Doctor, bạn sẽ được điều trị bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tê bì

Tê mỏi tay chân có nguy hiểm không
Trong sinh hoạt hằng ngày, hầu hết chúng ta đều từng bị tê mỏi ít nhất một lần trong đời. Tê mỏi thường xuất hiện sau một đợt vận động quá sức hoặc chấn...
Các phương pháp điều trị tê tay chân
Điều trị không dùng thuốc Nghỉ ngơi: Tê mỏi sau khi vận đông nhiều là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang hoạt động quá  sức. Khi...
Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Hữu Kiều

    Chào bác sĩ. Tôi bị tê tay chân đã lâu nhờ bác sĩ tu vấn và giúp đỡ nên bệnh đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    10/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung