Viêm nang lông

Viêm nang lông

Viêm nang lông không phải là bệnh nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng nhưng nó rất dễ gây ngứa, tổn thương và mặc cảm cho bệnh nhân. Khi tình trạng viêm lan rộng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị.

1. Bệnh viêm nang lông là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm nang lông

3. Nguyên nhân gây ra bênh viêm nang lông

4. Biến chứng của bệnh viêm nang lông

5. Điều trị bệnh viêm nang lông

6. Phòng chống bệnh viêm nang lông

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng da có nang lông (gốc chân lông) trở nên viêm. Bệnh thường gây ra do vi khuẩn hoặc nấm da. Đầu tiên, chỗ nang lông bị viêm có dạng một nốt nhỏ sưng đỏ hay mọc một số mụn trứng cá quanh nang lông. Nhiễm trùng có thể tiến triển thành các vết thương cứng chắc hơn và lâu lành. Nhiễm trùng nặng có thể gây mất lông ở da và tạo sẹo vĩnh viễn.

Nếu trong trường hợp nhẹ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vài ngày với các biện pháp tự chăm sóc da tại nhà. Nếu bệnh trở nên nặng hơn hay tái phát, bạn cần phải điều trị bệnh với bác sĩ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm nang lông

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nang lông bao gồm:

  • Các nốt nhỏ sưng đỏ hay mụn trứng cá mọc thành đám xung quanh nang lông.
  • Các mụn mủ dễ vỡ và đóng vảy 
  • Da bị viêm tấy đỏ
  • Ngứa và nóng da
  • Da dễ nhạy cảm hay đau đớn
  • Chỗ da bị viêm sưng to

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn cần tìm gặp bác sĩ khi tình trạng viêm lan rộng hay các triệu chứng trên không khỏi sau vài ngày. Bạn nên dùng thuốc kháng sinh hay kháng nấm để điều trị các triệu chứng.

Các loại viêm nang lông ở bề mặt (viêm nang lông nông):

Viêm nang lông do vi khuẩn: loại viêm nang lông này thường có đặc điểm ngứa, các mụn mủ màu trắng. Khi tình trạng viêm ảnh hưởng đến vùng râu ở nam giới thì được gọi là “barber’s itch”. Loại này thưởng do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Đây là loại vi khuẩn hình cầu luôn sống thường trú ở da. Nhưng chúng chỉ gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể qua vết thương hay vết cắt ở da.

“Hot tub folliculitis”: loại viêm nang lông này do trực khuẩn pseudomonas gây ra. Bạn có thể tiếp xúc với loại vi khuẩn này ở nhiều nơi như bồn tắm nước nóng hay các bể bơi có nhiệt độ cao, những nơi này đều có nồng độ clo và độ pH không được kiểm soát tốt. Do đó, da dễ phản ứng lại bằng sự xuất hiện của các nốt sưng đỏ, tròn và ngứa, tồn tại từ 1-4 ngày sau khi tiếp xúc với loại vi khuẩn này. Và các nốt này sau đó có thể tiến triển nặng thành mụn mủ. 

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm nang lông dạng Hot tub folliculitis

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm nang lông dạng Hot tub folliculitis

“Barber’s itch”: đây là loại viêm nang lông gây ra bởi những sợi lông mọc ngược. Bệnh gặp chủ yếu ở đàn ông da đen có cạo râu và thường dễ thấy nhất ở mặt và quanh cổ. Người đi triệt lông ở vùng kín sẽ dễ mắc kiểu viêm nang lông này, thậm chí còn để lại một số sẹo đen nổi gồ lên.

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm nang lông dạng Barber’s itch

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm nang lông dạng Barber’s itch

“Pityroporum”: dạng viêm nang lông này thường gặp ở các bạn trẻ tuổi teen hay nam giới trưởng thành, gây ra bởi loại vi khuẩn sinh khí hư. Có nhiều mụn mủ màu đỏ, ngứa ở lưng hay ngực và thỉnh thoảng có ở cổ, vai, mặt hay phần trên cánh tay.

Các loại viêm nang lông sâu (viêm ở gốc chân lông):

Viêm nang râu: loại này gặp chủ yếu ở nam giới mới bắt đầu cạo râu. Đầu tiên, những mụn mủ nhỏ xuất hiện ở môi trên, má và cằm. Sau vài ngày hay vài tuần, chúng dần dần xuất hiện nhiều hơn nếu bạn vẫn tiếp tục cạo râu, nếu nặng có thể gây ra sẹo.

Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm: kiểu viêm này xuất hiện khi bạn dùng thuốc kháng sinh lâu dài để điều trị mụn ở mặt. Các thuốc kháng sinh làm thay đổi sự cân bằng môi sinh (môi trường sống của vi khuẩn) ở mũi.

Điều này dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển của các vi khuẩn có hại cho cơ thể mà chủ yếu là vi khuẩn gram âm. Trong hầu hết trường hợp, khi bạn ngưng dùng kháng sinh thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số trường hợp các loại vi khuẩn gram âm lan rộng trên da quanh vùng mũi và miệng, gây nổi nhiều mụn mới và nặng hơn.

Mụn nhọt hay cụm nhọt: xả ra khi gốc chân lông sâu trong da bị viêm, do cầu khuẩn gây nên. Mụn nhọt thường xuất hiện đột ngột có dạng mụn màu đỏ hoặc hồng và gây đau. Vùng da xung quanh có thể sưng đỏ. Sau đó các mụn này sẽ chứa nhiều mủ và to dần ra, gây cảm giác đau nhiều hơn và cuối cùng sẽ vỡ ra và chảy mủ. Với mụn nhọt nhỏ thường tự lành, còn với mụn lớn có thể để lại sẹo.

Hình ảnh viêm nang lông dạng có cụm nhọt

Hình ảnh viêm nang lông dạng có cum nhọt

Đám mụn nhọt thường xuất hiện ở phía sau cổ, vai, lưng hay đùi. Một đám mụn nhọt sẽ gây nhiễm trùng sâu và trầm trọng hơn một mụn nhọt đơn lẻ. Do đó lâu lành hơn và sẽ để lại sẹo.

“Eosinophilic”: dạng viêm này chủ yếu gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Các triệu chứng bao gồm như ngứa dữ dội và các mảng đốm viêm da tái đi tái lại, những vết loét có mủ xuất hiện trên da đầu, mặt, cổ và phần trên của ngực. Những tổn thương này thường lan rộng và làm da sạm đen hơn khi lành. Nguyên nhân chính xác của dạng viêm nang lông này vẫn chưa được làm rõ nhưng nó có thể do một dạng nấm lên men sinh khí hư tương tự với dạng “Pityroporum” đã đề cập ở trên.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông gây ra do nhiễm trùng nang lông, thường do tụ cầu vàng. Ngoài ra, viêm nang lông có thể do virus, nấm và thậm chí là nhiễm trùng do lông mọc ngược. (Xem thêm về tình trạng lông mọc ngược tại đây)

Bệnh được chia thành viêm nang lông nông và sâu, tùy theo độ sâu của gốc chân lông bị ảnh hưởng. Thông thường, viêm nang lông sâu nghiêm trọng hơn.

Các nang lông xuất hiện dày đặc nhất ở da đầu và có ở tất cả các nơi trên cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và các màng nhầy. Những nang lông bị phá hủy có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Các nguyên nhân gây phá hủy nang lông thường gặp nhất :

  • Cọ xát do cạo râu hoặc mặc quần áo quá chật
  • Nóng ẩm và đổ mồ hôi, như khi bạn đang mang găng tay cao su hay giày ủng
  • Có bệnh ngoài da như viêm da hay mụn
  • Các thương tổn ở da như vết trầy hay vết thương do phẫu thuật
  • Bao bọc da bằng các chất nhựa hay băng dính.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm nang lông

Bất kì ai cũng đều có thể mắc viêm nang lông. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm bạn dễ mắc bệnh như:

  • Mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng dễ dẫn đến nhiễm trùng như đái tháo đường, bệnh bạch cầu mạn tính và HIV/AIDS.
  • Có mụn hay viêm da
  • Đã từng bị chấn thương ngoài da hay phẫu thuật
  • Đang dùng các thuốc như kem có thành phần steroid hay liệu pháp trị mụn lâu dài với kháng sinh
  • Thừa cân
  • Thường xuyên mặc các loại trang phục giữ nhiệt và mồ hôi như găng tay cao su hay giày ủng.
  • Tắm trong các bồn tắm nước nóng không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước
  • Cạo râu

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm nang lông

Các biến chứng có thể gặp trong viêm nang lông bao gồm: 

  • Nhiễm trùng lan rộng và tái phát
  • Các mảng da rộng, nhiễm trùng và ngứa
  • Mụn nhọt da
  • Tổn thương da vĩnh viễn như sẹo hay các chấm đen
  • Phá hủy gốc chân lông và mất lông vĩnh viễn

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông

Chẩn đoán

Bác sĩ hầu như chẩn đoán viêm nang lông chỉ cần quan sát da của bạn và hỏi bệnh sử. Nếu các phương pháp điều trị thông thường không làm hết hẳn nhiễm trùng, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ phần da bị nhiễm trùng để làm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây nhiễm trùng. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ sinh thiết da để loại trừ các bệnh lý ở da khác.

Điều trị bệnh

Việc điều trị tùy thuộc vào loại viêm nang lông và mức độ nặng của bệnh, các phương pháp tự điều trị tại nhà mà bạn đã thử hay còn tùy thuộc vào việc bạn sẽ đồng ý liệu pháp điều trị nào. Thậm chí dù có điều trị thì tình trạng nhiễm trùng có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Điều trị dùng thuốc

  • Kem hay thuốc điều trị nhiễm trùng: nếu nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ khuyên nên dùng kem kháng sinh dạng bôi ngoài da. Kháng sinh bằng đường uống không dùng nhiều trong viêm nang lông. Nhưng với nhiễm trùng nặng hay tái phát, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh uống.
  • Kem, dầu gội hay thuốc kháng nấm:  dùng cho các trường hợp gây ra bởi các loại sinh khí hư, lên men vì kháng sinh không hiệu quả trong các trường hợp này.
  • Kem hoặc thuốc làm giảm triệu chứng viêm: dùng cho dạng viêm nang lông “eosinophilic”, thường là dùng kem bôi ngoài da. Nếu viêm nặng có thể dùng thêm thuốc uống. Nhưng những thuốc này có tác dụng phụ nhiều và nghiêm trọng, do đó chỉ nên dùng trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Nếu bạn bị HIV/AIDS, bạn sẽ thấy các triệu chứng khả quan hơn sau khi điều trị với thuốc diệt vi-rút.

Các phương pháp khác

Vi phẫu: nếu bạn có mụn nhọt hay một đám mụn nhọt, bác sĩ có thể cắt một phần nhỏ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Cách này có thể làm giảm đau, hồi phục nhanh chóng và ít tạo sẹo hơn. Bác sĩ cũng cần bao bọc vùng da xung quanh với khu vực dẫn lưu mủ bằng một miếng vải vô trùng.

Liệu pháp quang động với kem dưỡng da: phương pháp này đã giúp điều trị cho những người bị viêm nang lông không đáp ứng với các biện pháp kể trên. Trong một nghiên cứu có 7 người áp dụng phương pháp này thì 6 trong số 7 người này đã có cải thiện rõ rệt sau 4 tuần điều trị. Trong một nghiên cứu khác trên một người đàn ông, phương pháp này đã trị khỏi hoàn toàn viêm nang lông cho người này. Và các triệu chứng không tái xuất hiện trong vòng 15 tháng sau đó.

Triệt lông bằng laser: nếu những phương pháp khác đều thất bại thì liệu pháp này có thể điều trị khỏi hoàn toàn sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó khá đắt và nó làm giảm mật độ lông ở khu vực da được triệt bằng tia laser vĩnh viễn. Những tác dụng phụ khác như mất màu da, tạo sẹo hay những nốt phồng.

Thay đổi lối sống và điều trị tại nhà

Các trường hợp viêm nang lông nhẹ thường đáp ứng tốt với các phương pháp tự điều trị hay chăm sóc tại nhà. Các cách sau đây giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng:

  • Dùng khăn hay vải ấm và ẩm đắp lên vùng da bị viêm, làm khoảng vài lần mỗi ngày. Hoặc có thể đắp với nước muối (cách pha: 1 muỗng cà phê muối với 2 tách nước chín)
  • Dùng kháng sinh bôi ngoài da dạng kem hay gel và nhớ rửa sạch sau đó
  • Dùng các loại dưỡng ẩm da: thử làm giảm ngứa da với chất dưỡng ẩm từ bột yến  mạch hay kem có corticoid có bán trên thị trường.
  • Rửa thật sạch vùng da bị viêm, rửa 2 lần mỗi ngày với xà phòng kháng khuẩn. Sau đó dùng khăn lau thật sạch sau mỗi lần rửa và tuyệt đối không được dùng chung khăn với người khác. Nên rửa với nước nóng và có xà phòng. Và sau đó cần giặt thật sạch quần áo hay khăn tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm trùng.
  • Bảo vệ da: nếu được nên hạn chế cạo râu. Nếu bắt buộc phải cạo, bạn nên dùng loại dao cạo bằng điện. Khi cạo xong, hãy rửa da của bạn với nước ấm và bôi dưỡng ẩm lên da sau đó.

6. Phòng chống bệnh viêm nang lông

Bạn có thể ngăn ngừa viêm nang lông quay trở lại bằng những mẹo sau:

- Tránh mặc quần áo quá chật: nhằm làm giảm sự ma sát giữa da và quần áo của bạn.

- Sấy khô các loại găng tay cao su giữa các lần sử dụng: nếu bạn phải mang găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần dùng hãy lộn mặt trong ra ngoài, rửa với xà phòng và nước và sau đó làm khô.

- Hạn chế cạo râu: với dạng viêm nang lông “barber’s itch” hay gặp ở nam giới, cứ để bộ râu sẽ tốt hơn nếu bạn không có nhu cầu phải sạch râu.

- Cạo râu  một cách cẩn thận: dùng loại dao cạo bằng điện hay loại dao sắc bén và sạch cho mỗi lần cạo. Nên tập các thói quen sau:

  • Rửa sạch da với nước ẩm hay sửa rửa mặt trước khi cạo
  • Dùng khăn sạch hay miếng thấm lau nhẹ nhàng theo vòng tròn
  • Sau đó bôi kem hoặc gel cạo râu và để khoảng 5-10 phút trước khi cạo nhằm làm mềm râu
  • Sau khi cạo xong nên bôi chất dưỡng ẩm da

- Với dạng viêm “barber’s itch” thì nam giới nên cạo râu theo hướng râu mọc. Vì một nghiên cứu đã cho thấy những người cạo ngược với hướng râu mọc sẽ dễ nổi ban hơn. Tuy nhiên bạn nên làm thử và xem cạo theo cách nào cho phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm hay biện pháp làm giảm mọc râu.

- Chỉ sử dụng các bồn tắm hay bể bơi nước nóng có đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Và các bồn tắm hay hồ bơi này cần được làm sạch thường xuyên và cần thêm clo để khử khuẩn.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Hà

    Nếu các bạn phát hiện mình có triệu chứng của bệnh thì tôi khuyên các bạn hãy đi khám ngay nhé, để có cách điều trị hiệu quả.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hoài

    Bệnh này đáng sợ quá, trông mấy cái ảnh mà thấy ghê

    28/09/2017
  • Lê Tiến Duật

    Tôi đi khám và được biết mình mắc bệnh viêm nang lông. Sau khi tìm hiểu thông tin thì thấy khá lo lắng. Tôi đang tích cực điều trị bệnh, hy vọng có thể chữa khỏi.

    15/09/2017
Lê Duy Mạnh (29/01/2018)
Chào bác sĩ, dạo gần tôi ở trên da tôi xuất hiện những mụn mủ, nó rất dễ vỡ và đóng thành vẩy. Tôi còn cảm thấy ngứa và nóng da. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải tôi đang bị bệnh này phải không ạ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...