Lông mọc ngược

Lông mọc ngược

Lông mọc ngược là bệnh thường gặp do việc cạo hay loại bỏ lông trên da, phổ biến nhất là ở đàn ông da đen hay cạo râu.

1. Bệnh lông mọc ngược là gì

2. Triệu chứng của bệnh lông mọc ngược

3. Tác hại của bệnh lông mọc ngược

4. Nguyên nhân gây ra bệnh lông mọc ngược

5. Biến chứng của bệnh lông mọc ngược

6. Điều trị bệnh lông mọc ngược

7. Phòng chống lông mọc ngược

8. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh lông mọc ngược là gì?

Lông mọc ngược xảy ra khi sợi lông sau khi đã được cạo hay nhổ bỏ mọc trở lại vào bên trong da. Điều này có thể dẫn đến những nốt nhỏ mọc ở da và gây viêm, đau ở vùng mà lông mọc ngược.

Lông mọc ngược có thể ảnh hưởng bất kì người nào có mật độ lông tóc dày đặc, người có cạo râu hay nhổ lông. 

Thông thường, lông mọc ngược có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách giảm số lần nhổ lông hay cạo râu. Nếu các biện pháp thông thường không hiệu quả, bạn có thể dùng thuốc giúp giảm nguy cơ lông tóc bị mọc ngược.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh lông mọc ngược

Lông mọc ngược gặp ở nam giới nhiều hơn và đặc biệt là ở bộ râu, bao gồm cả vùng cằm và má, thậm chí là cổ. Chúng có thể xuất hiện trên da đầu ở nam giới có cạo đầu. Ở nữ giới, vùng hay gặp nhất là nách, vùng lông mu gần bộ phận sinh dục và chân.

Các dấu hiệu và triệu chứng của lông mọc ngược:

  • Nốt nhỏ, cứng chắc và tròn
  • Tổn thương loét nhỏ dạng mụn nước, có đầy mủ
  • Sạm da hơn (tăng sắc tố da)
  • Đau 
  • Ngứa
  • Lông chìm

Triệu chứng của bệnh lông mọc ngược

Triệu chứng của bệnh lông mọc ngược

Khi nào cần khám bác sĩ?

Thỉnh thoảng bạn có lông mọc ngược thì không nguy hiểm. Bạn chỉ nên gặp bác sĩ khi:

  • Bị lông mọc ngược mạn tính. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị tình trạng này.
  • Bạn thuộc nữ giới có lông mọc ngược như là hậu quả của việc mọc lông hay tóc quá nhiều ngoài ý muốn. Bác sĩ có thể quyết định xem việc mọc quá mức lông hay tóc có phải là do sự bất thường trong nội tiết tố như hội chứng buồng trứng đa nang.

3. Tác hại của bệnh lông mọc ngược

Lông mọc ngược tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại đem đến cho người mắc bệnh rất nhiều phiền toái. 

  • Lông mọc ngược có các triệu chứng đau, ngứa, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
  • Lông mọc ngược gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bạn, khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin.
  • Lông mọc ngược cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

4. Nguyên nhân gây ra bệnh lông mọc ngược

Cấu trúc của lông tóc và hướng mọc của chúng là khá quan trọng trong bệnh lông mọc ngược. Một nang lông bị xoắn cong sẽ tạo thành tóc hay lông bị cong và dễ xâm nhập trở lại vào da một khi bạn cắt bỏ chúng, sau khi xâm nhập vào da chúng sẽ mọc trở lại.

  • Bạn có thể bị lông mọc ngược nếu: Kéo căng da lúc cạo: điều này cho phép lông đi lại vào da và không phát triển ra ngoài.
  • Nhổ lông: hành động này có thể để lại một đoạn lông dưới bề mặt da.

Khi lông xâm nhập vào da bạn thì da sẽ phản ứng như tiếp xúc với dị vật – gây phản ứng viêm.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh lông mọc ngược 

Có lông hay tóc xoăn mọc dày đặc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh. 

5. Biến chứng của bệnh lông mọc ngược

Lông mọc ngược mạn tính có thể dẫn đến:

  • Nhiễm khuẩn (do gãi ngứa)
  • Sạm da (tăng sắc tố da)
  • Tạo sẹo vĩnh viễn
  • Pseudofolliculitis barbae (còn gọi là viêm da do cạo râu)

Biến chứng của bệnh lông mọc ngược

Pseudofolliculitis barbae chủ yếu ảnh hưởng trên nam giới có râu xoăn

6. Các phương pháp điều trị bệnh lông mọc ngược

Chẩn đoán

Bác sĩ hầu như chẩn đoán lông mọc ngược chỉ cần nhìn và quan sát kĩ vùng da bệnh và biết được thói quen cạo râu của bạn.

Điều trị

Để điều trị lông mọc ngược, bạn cần tạm thời ngưng cạo hay nhổ lông cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện. Nếu không thể thực hiện được điều này, bạn có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp laser với bác sĩ, đây là phương pháp loại bỏ lông ở mức sâu hơn và ngăn chúng không mọc trở lại.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc loại bỏ tế bào da chết: thuốc có retinoid sẽ giúp tẩy tế bào chết cho da. Thuốc còn làm giảm độ dày và sạm da thường gặp ở người bị lông mọc ngược.
  • Kem kháng viêm như kem có thành phần steroid.
  • Kem hay thuốc kháng sinh: với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ gây ra do gãi ngứa ở da, bác sĩ khuyên dùng loại chất mỡ bôi da có thành phần kháng sinh. Nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh đường uống.

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Để loại bỏ lông mọc ngược, bạn có thể:

  • Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng khăn hoặc bàn chải lông mềm, cọ rửa bằng động tác xoay tròn. Thực hiện trước khi cạo lông và trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng kim vô trùng nhẹ nhàng lấy phần lông mọc chìm dưới da.

7. Phòng chống bệnh lông mọc ngược

Để phòng ngừa lông mọc ngược, bạn cần hạn chế cạo hay nhổ lông nếu có thể. Nếu không được, hãy thử dụng một số mẹo sau:

  • Rửa da bằng nước ấm và sữa rửa mặt trước khi cạo râu
  • Thoa nhẹ nhàng kem hay gel cạo râu lên da và để vài phút trước khi cạo để làm mềm râu.
  • Cạo bằng lưỡi dao đơn và sắc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng loại dao này sẽ giúp ngăn ngừa lông mọc ngược. Tuy nhiên bạn nên thử dùng và xem loại nào phù hợp nhất với bạn.
  • Đừng cạo quá sát, hãy để lại một chút râu nếu có thể.
  • Đừng kéo căng da khi cạo.
  • Tìm hướng cạo râu phù hợp với bạn. Thông thường, ở nam giới bị viêm da do cạo râu được khuyên nên cạo theo hướng râu mọc. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã cho thấy cạo ngược với hướng râu mọc giúp cải thiện tình trạng viêm da. Bạn hãy thử xem hướng nào là phù hợp với bạn.
  • Dùng nước rửa sạch lưỡi dao sau mỗi lần cạo.
  • Rửa sạch da và thoa lotion sau khi cạo râu.

Một số phương pháp sau cũng giúp ngăn ngừa lông mọc ngược:

  • Dao cạo và cắt tỉa bằng điện: với loại dao này, bạn cần giữ dao không được quá sát với da, hãy giữ nó hơi cách bề mặt da.
  • Thuốc hóa học: các sản phẩm giúp triệt lông có thể gây kích ứng da, bạn nên test thử ở một vùng da nhỏ trước khi dùng các sản phẩm này.
  • Kem chống mọc tóc hay lông: sẽ giúp làm giảm mọc lông tóc nhưng tốt hơn cần kết hợp với phương pháp khác như laser. Tuy nhiên ta cần nghiên cứu nhiều hơn về hiệu quả của phương pháp này.

Để điều trị bệnh lông mọc ngược, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và hướng dẫn điều trị cụ thể. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Vũ Hùng Anh

    Dạo gần đây ở cằm tôi xuất hiện một nốt nhỏ, cứng chắc và tròn. Nó có cảm giác đau rất là khó chịu. Có người quen nói với tôi là lông mọc ngược, cái này nó tự khỏi được. Quả đúng như vậy một thời gian sau nó không còn bị như vậy nữa.

    25/01/2018
  • Thành Đạt

    Tôi cũng đã từng bị lông mọc ngược. Bệnh lông mọc ngược này cực kỳ khó chịu, chỉ có ai bị căn bệnh này rồi thì mới biết rõ cái cảm giác đó..

    16/10/2017
  • Lê Huyền Trang

    Trước đây tôi cũng đã từng bị lông mọc ngược. Tôi khuyên mọi người nếu tình trạng lông mọc ngược cứ bị đi bị lại thì các bạn cũng nên đi khám để an tâm nhé.

    05/10/2017
  • Lê Hữu

    Bệnh này thì tốt nhất là nên đi khám chứ không biết phải tự chữa ra sao.

    29/09/2017
  • Bích Hạnh

    Em trai tôi cũng đang mắc căn bệnh này. Tôi muốn đưa em đi khám nhưng lại chưa biết nên điều trị ở đâu.

    11/09/2017
tạ N (25/08/2020)
Chào bác sĩ.. dưới phần nách của em có một cục nhỏ chạm vào thấy đau và ngứa nhiều. Ngày trước em bị bên nách kia nhưng nặn được. Sau khi bị bên này thì nó chìm luôn dưới da và rất khoa chịu. Em phải làm gì để khắc phục tình trạng này ạ? Bác sĩ cho em xin lời khuyên
Thanh Hoa (08/08/2018)
Chào bác sĩ, em bị sưng nhẹ 1 bên nách (nhìn như phần mỡ dư do mập), tuy nhiên dùng tay ấn có cảm giác đau nhẹ. Cách đây 1 năm, em đã từng đi khám, bác sĩ thăm khám, siêu âm thì chẩn đoán là do bị lông mọc ngược. Tình trạng này đến nay vẫn còn, em cần làm gì để tự điều trị tại nhà vấn đề này ah? hiện em đang mang thai nên không thể dùng thuốc.
Nhờ bác sĩ hướng dẫn giúp em, em cám ơn.
Bùi Văn Thế (25/01/2018)
Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi cũng đã từng bị lông mọc ngược, bị cái này đau, ngứa, khó chịu cực kỳ. Đến bây giờ chỉ nghĩ đến thôi mà vẫn còn cảm thấy đau.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...