Ung thư tế bào gai ở da

Ung thư tế bào gai ở da

Ung thư tế bào gai ở da thường không nguy kịch đến mức đe dọa tính mạng, dù trong một số trường hợp bệnh có thể xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể. 

1. Ung thư tế bào gai là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tế bào gai

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tế bào gai

4. Biến chứng của bệnh ung thư tế bào gai

5. Điều trị bệnh ung thư tế bào gai

6. Phòng chống bệnh ung thư tế bào gai

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ung thư tế bào gai ở da là gì?

Ung thư tế bào gai ở da là loại ung thư da thường gặp ảnh hưởng lên lớp tế bào gai – là lớp nằm giữa trong 5 lớp trong phần biểu bì da.

Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị thì loại ung thư này sẽ lan rộng hay di căn đến các bộ phận khác và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Hầu hết ung thư tế bào gai là hậu quả của việc tiếp xúc lâu dài với tia cực tím cả trong ánh nắng mặt trời hay trong tắm nắng nhân tạo. Nếu hạn chế được tia cực tím chiếu trực tiếp vào da sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư tế bào gai và các loại ung thư khác ở da. Ung thư tế bào gai có thể thấy ở nhiều vùng da trên cơ thể và ở bất cứ nơi nào có tế bào gai. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tế bào gai ở da

Ung thư tế bào gai thường xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời như da đầu, mặt mu tay, lỗ tai hay ở môi. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm trong vòm miệng, ở vùng hậu môn – sinh dục.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tế bào gai ở da bao gồm:

  • Nốt ở da cứng, chắc, có màu đỏ
  • Tổn thương loét trơn với vảy khô đóng viền xung quanh
  • Tổn thương loét mới trên vùng có vết sẹo hay vết loét cũ
  • Mảng da gồ ghề, dạng đóng vảy và có thể dẫn đến loét da
  • Một mảng da đỏ và cứng trong vòm miệng
  • Những tổn thương dạng mụn cóc, đỏ ở vùng hậu môn – niệu – sinh dục.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bênh ung thư tế bào gai ở da

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến khám bác sĩ khi có vết loét hay vết mày không lành sau 2 tháng hay những tổn thương khác tồn tại lâu dài ở da.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tế bào gai ở da

Ung thư tế bào gai ở da thường xuất hiện ở vùng da mỏng, phẳng và các tế bào gai tại đó bị đột biến gen. Thông thường, các tế bào da non sẽ đẩy dần các tế bào già lên phía trên bề mặt da, sau đó các tế bào già sẽ chết dần và rơi ra khỏi bề mặt da. Những đột biến trong gen sẽ ngăn chặn quá trình này và gây ra sự tăng trưởng và tái tạo tế bào da không ngừng và cuối cùng dẫn đến khối ung thư da.

Tia cực tím và những nguyên nhân quan trọng 

Hầu như sự phá hủy và đột biến trong DNA (gen) ở tế bào da là do bức xạ từ tia cực tím có trong ánh nắng Mặt trời và trong tắm nắng nhân tạo.

Tuy nhiên việc tiếp xúc với nắng không thể giải thích được việc ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở vùng da không thường xuyên ra nắng. Điều này cho thấy rằng vẫn còn một số yếu tố khác ngoài ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da như tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay bị suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tế bào gai ở da

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào gai ở da

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tế bào gai ở da như:

  • Da trắng: bất kì loại da nào cũng có thể bị ung thư tế bào gai. Tuy nhiên, nếu da có nhiều sắc tố melanin (da ngâm đen) sẽ giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím nhiều hơn. Nếu bạn thuộc chủng tộc có tóc vàng hay tóc đỏ và màu mắt sáng, bạn sẽ dễ bị cháy nắng hơn bình thường và nguy cơ bị ung thư da sẽ cao hơn người da đen.
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng: tiếp xúc nhiều với tia cực tím trong ánh mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tế bào gai ở da, đặc biệt là khi ra nắng trong thời gian dài và không dùng vật dụng che nắng cũng như không dùng kem chống nắng.
  • Dùng giường tắm nắng nhân tạo
  • Tiền sử bản thân đã từng bị cháy nắng: đã từng có những mụn phồng ở da do cháy nắng lúc nhỏ hay lúc tuổi teen, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tế bào da ở da khi trưởng thành. Cháy nắng ở tuổi trưởng thành cũng được xem là yếu tố nguy cơ tương tự.
  • Tiền sử bản thân có các tổn thương da dạng tiền ung thư: như dày sừng quang hóa hay bệnh Bowen sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tế bào gai.
  • Tiền sử bản thân đã từng bị ung thư da: nếu bạn đã bị ung thư tế bào gai thì có khả năng cao sẽ bị lại.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: người bị suy giảm miễn dịch sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư da. Ví dụ: bệnh nhân bệnh bạch cầu mạn tính hay lymphoa và những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khi cấy ghép tạng.
  • Mắc bệnh di truyền hiếm gặp: bệnh nhân mắc XP (xeroderma pigmentosum) hay còn gọi là khô da sắc tố sẽ nhạy cảm cực kì với ánh nắng và làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư da.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh ung thư tế bào gai ở da

Ung thư tế bào gai ở da có thể phá hủy những mô da lành, sau đó xâm lấn vào hạch bạch huyết và nặng hơn có thể di căn đến các cơ quan khác và có thể tử vong, mặc dù điều này rất hiếm gặp ở bệnh nhân ung thư da.

Nguy cơ ung thư tế bào gai xâm lấn và di căn sẽ tăng khi ung thư:

  • Có kích thước lớn và xâm lấn sâu bên dưới lớp biểu bì
  • Ảnh hưởng những vùng có lớp màng nhầy như môi
  • Xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch như những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch khi cấy ghép tạng hay những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu mạn.

Nguyễn Duy Sinh

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tế bào gai ở da

Chẩn đoán

Quá trình chẩn đoán ung thư tế bào gai ở da bao gồm:

Thăm khám thực thể: bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn và thăm khám hay quan sát da để tìm các dấu hiệu của ung thư tế bào gai.

Lấy một mẫu nhỏ ở vùng da bệnh để sinh thiết: để đưa ra chẩn đoán xác định là ung thư tế bào gai ở da, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ và lấy đi một mẫu hay tất cả ở vùng da nghi ngờ và sau đó đem đi soi. Tùy thuộc vào từng bệnh cảnh mà cách sinh thiết sẽ khác nhau.

Điều trị

Hầu như ung thư tế bào gai ở da sẽ hết hẳn sau khi vi phẫu và thỉnh thoảng có thể điều trị với thuốc. Việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất phụ thuộc vào kích thước, vị trí và độ xâm lấn của khối u và cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Đốt điện và nạo da: cắt bỏ phần ung thư da với thiết bị nạo da (curet) và sau đó đốt lớp đáy tận cùng của khối u bằng dao điện. Phương pháp này thường dùng cho khối ung thư tế bào gai nhỏ.

Nạo da và cắt lạnh: tương tự quá trình nạo và đốt điện, sau khi khối u được loại bỏ, lớp đáy trong cùng của mô hay tại vùng có sinh thiết da cần được điều trị với Nitơ lỏng.

Liệu pháp laser: với chùm tia sáng có cường độ lớn sẽ ngăn chặn sự phát triển khối và phá hủy một ít đến lớp mô xung quanh khối u, do đó sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu, sưng hay tạo sẹo. Đây là phương pháp ưu tiên dùng cho các khối u ở bề mặt nông trên da.

Đông lạnh: đây là phương pháp làm đông tế bào ung thư với Nitơ lỏng (phẫu thuật lạnh) và có thể dùng để trị các tổn thương da ở bề mặt nông.

Liệu pháp quang động: đây là phương pháp kết hợp giữa thuốc nhạy quang học và ánh sáng để điều trị ung thư da.

Kem hay lotion có thuốc: với ung thư ở lớp nông trên da, bạn có thể chỉ cần thoa kem hay lotion có chứa thành phần thuốc chống ung thư lên trực tiếp vùng da bệnh.

Cắt bỏ: bác sĩ sẽ cắt bỏ mô da bị ung thư và cả rìa da xung quanh sát mô lành. Và một số trường hợp sẽ yêu cầu cần cắt bỏ thêm vùng da bình thường quanh khối u. Để giảm việc tạo sẹo, đặc biệt ở mặt, bạn nên tham vấn thêm với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong việc loại bỏ khối u trên da.

Phẫu thuật Mohs: bác sĩ sẽ cắt khối u theo từng lớp và kiểm tra dưới kính hiển vi xem từng lớp cho đến khi không còn thấy tế bào bất thường nào còn sót lại. Điều này sẽ làm cho bác sĩ chắc chắn hơn và đảm bảo hơn trong việc loại bỏ khối u và tránh cắt nhầm mô lành.

Xạ trị: đây là phương pháp dùng chùm tia sáng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp ưu thế hơn trong các ung thư ở lớp sâu của da, hay trong các trường hợp có nguy cơ tái phát ung thư da sau phẫu thuật và cả ở những người không thể trải qua phẫu thuật.

6. Phòng chống bệnh ung thư tế bào gai ở da

Hầu hết ung thư tế bào gai ở da có thể phòng ngừa được. Để bảo vệ cơ thể, bạn cần:

Tránh ánh nắng Mặt trời, nhất là thời điểm giữa trưa: với người dân ở Bắc Mỹ, ánh sáng Mặt trời mạnh nhất là vào lúc 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Các hoạt động ngoài trời nếu được bạn nên sắp xếp vào ngoài thời điểm này, thậm chí cả khi mùa đông hay khi mây dày đặc thì vẫn có khả năng tia cực tím tiếp xúc với da bạn.

Thường dùng kem chống nắng và nên dùng loại có SPF tối thiểu là 15. Thoa kem chống nắng nhẹ nhàng lên da và thoa lại mỗi 2 tiếng và nhiều hơn nếu bạn đang đi bơi hay đang đổ mồ hôi. Bạn cần thoa lên vùng da sẽ tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm cả môi, lỗ tai, mặt mu tay và cổ.

Mang hay mặc những vật chống nắng: bạn cần che phủ da với loại vải màu đen, dày và che phủ được cả tay và chân, đội nón vành rộng sẽ che phủ được nhiều hơn nón lưỡi trai. Và đừng quên cả kính mát, bạn nên dùng loại có thể chống cả 2 loại tia UVA và UVB.

Tránh dùng giường tắm nắng nhân tạo: vì loại giường này sẽ cho tia UV xuyên da và làm tăng  nguy cơ mắc ung thư da.

Thường xuyên kiểm tra da bạn và cần báo ngay với bác sĩ khi thấy những thay đổi trên da đáng ngờ. Bạn cần xem da có thay đổi hay tăng trưởng thêm ở nốt ruồi, vết tàn nhang, các khối nhú lên bề mặt da và cả những vệt da bẩm sinh. Bạn cần dùng gương để quan sát vùng mặt, cổ, lỗ tai và da đầu. 

Bạn cần quan sát luôn cả vùng ngực và thân mình, vùng đỉnh hay 2 bên của cánh tay và bàn tay. Kiểm tra cả phía trước và phía sau chân và bàn chân, bao gồm cả khoảng giữa các ngón chân. Bạn cũng không được quên xem cả vùng niệu – sinh dục và vùng giữa mông gần hậu môn.

Ung thư tế bào gai ở da nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Bảo Anh

    Sau khi tham khảo bài viết, tôi khuyên các bạn cũng nên đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng của bệnh để cho an tâm nhé.

    05/10/2017
  • Trần Thị Xuyến

    Bài viết rất tốt, mang đến nhiều thông tin mới mẻ và có ích cho mọi người

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...