Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là một loại ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung. Nó là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
1. Ung thư nội mạc tử cung là gì
2. Triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung
3. Tác hạị của ung thư nội mạc tử cung
4. Nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung
5. Điều trị ung thư nội mạc tử cung
6. Phòng chống ung thư nội mạc tử cung
1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?
Tử cung là cơ quan thuộc hệ sinh sản ở phụ nữ. Tử cung là một tạng rỗng hình quả lê nằm trong khung chậu. Đó là nơi phôi thai làm tổ và cũng chính là nơi nuôi dưỡng bảo vệ thai nhi trong thai kỳ. Ngoài ra lớp tế bào niêm mạc lót trong mặt lòng tử cung bong ra mỗi tháng theo chu kỳ nội tiết tạo nên kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ.
Ung thư nội mạc tử cung (có tên tiếng Anh là Endometrial Cancer) là một loại bệnh lý ác tính khi tế bào u có nguồn gốc hình thành từ tế bào nội mạc trong tử cung. Ung thư nội mạc tử cung thường được gọi chung là ung thư tử cung. Các loại ung thư khác có thể hình thành trong tử cung, bao gồm sarcoma tử cung (khối u từ tế bào cơ trơn) nhưng ít gặp hơn ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn sớm vì nó thường gây chảy máu âm đạo bất thường, khiến người phụ nữ phải đến gặp bác sĩ. Nếu ung thư nội mạc tử cung được phát hiện sớm, việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường có thể chữa khỏi căn bệnh quái ác này.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư nội mạc tử cung
Triệu chứng đầu tiên của người bị ung thư nội mạc tử cung có thể dễ nhận biết đó chính là xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu.
Vùng bụng dưới có cục cứng nổi lên: Nếu bạn sờ được cục cứng ở vùng bụng dưới thì có nguy cơ khối ung thư đã xâm lấn và phát triển khá lớn trong ổ bụng.
Vấn đề khi quan hệ tình dục: Một triệu chứng khác của người bị ung tư nội mạc tử cung là cảm thấy đau rát hoặc xuất huyết khi quan hệ tình dục.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Chảy máu âm đạo bất thường: Bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung thường có hiện tượng chảy máu bất thường, lượng máu chảy ra thường khá ít. Một số trường hợp sau khi mãn kinh, bệnh nhân sẽ bị chảy máu âm đạo thường xuyên hoặc ngắt quãng. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, âm đạo sẽ ra máu kèm theo các mô giống như thịt bị thối rữa.
Dịch tiết âm đạo bất thường: Lúc đầu xuất hiện tình trạng dịch nhờn kèm theo một chút máu. Nhưng sau đó tình trạng viêm nhiễm, hoại tử có thể xuất hiện nhiều dịch mủ có mùi hôi. Đôi khi dịch tiết ra còn lẫn với vài mô nhỏ trong khối u. Dịch tiết âm đạo có thể là màu hồng, nâu xám, đỏ thẫm hay đen xanh, vàng hoặc xanh kèm mủ.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi có các triệu chứng như dịch tiết âm đạo bất thường, đau rát hoặc xuất huyết khi quan hệ tình dục, tiểu rắt, tiểu buốt thì bạn nên đến thăm khám ở bệnh viện để được làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với phụ nữ:
- Ung thư nội mạc tử cung khiến cho phụ nữ gặp vấn đề khi quan hệ tình dục, đe dọa hạnh phúc gia đình.
- Ung thư nội mạc tử cung khiến cho sức khỏe người bệnh giảm sút, dễ dẫn đến mắc các căn bệnh khác.
- Ung thư nội mạc tử cung có thể cướp đi cơ hội được làm mẹ của phụ nữ.
- Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến di căn và gây ra tử vong cho người bệnh.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung
Chưa có nghiên cứu rõ ràng để biết được nguyên nhân gây ra ung thư nội mạc tử cung. Điều được biết chắc chắn là có một tác nhân gây ra sự biến đổi gen trong các tế bào nội mạc lót trong lòng tử cung.
Đột biến di truyền gây biến đổi tế bào bình thường, khỏe mạnh thành một tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và nhân đôi với tốc độ được kiểm soát bởi gen và cuối cùng chết sau một thời gian nhất định. Trái lại, các tế bào ác tính phát triển và nhân đôi vượt tầm kiểm soát và chúng đi vào chu trình chết lâu hơn tế bào bình thường. Do đó các tế bào đột biên tích tụ tạo thành khối u. Các tế bào ung thư xâm nhập các mô lân cận và có thể tách ra từ khối u ban đầu để lan truyền khắp nơi trong cơ thể (gọi là di căn).
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung
Sự thay đổi trong cân bằng hormon nữ trong cơ thể: Buồng trứng tạo ra hai hormone nữ - estrogen và progesterone. Sự dao động sinh học trong cân bằng của hai hormone này gây ra sự thay đổi trong lớp nội mạc tử cung. Một bệnh hoặc tình trạng nào đó làm tăng lượng estrogen, nhưng không tăng progesterone có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Ví dụ như chu kỳ rụng trứng bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì và tiểu đường. Dùng hormone sau mãn kinh có chứa estrogen đơn thuần cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Một dạng khối u buồng trứng tiết ra estrogen hiếm gặp cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Nhiều năm có kinh nguyệt: Theo kết quả nghiên cứu, nếu bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm trước khi 12 tuổi hoặc bắt đầu thời kỳ mãn kinh sau đó, có nguy cơ cao của bệnh ung thư nội mạc tử cung hơn là một người phụ nữ khác. Càng có nhiều chu kỳ kinh thì càng gia tăng sự tiếp xúc của nội mạc tử cung với estrogen.
Không mang thai: Trong suốt cuộc đời, những phụ nữ chưa bao giờ mang thai có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn những phụ nữ đã có ít nhất một lần mang thai.
Bệnh béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Điều này có thể xảy ra vì lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone.
Một chế độ ăn giàu chất béo: Một chế độ ăn thiếu cân đối, ít rau xanh mà chủ yếu là chất béo sẽ khiến bạn bị thừa cân, béo phì từ đó nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn.
Bệnh tiểu đường: Ung thư nội mạc tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường, có thể vì bệnh béo phì và tiểu đường type 2 thường đi song song.
Tuổi: Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đa số các bệnh ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn 55.
Lịch sử bản thân đã mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng: Nếu đã bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, có thể có tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung vì tất cả các bệnh ung thư chia sẻ một số các yếu tố nguy cơ tương tự.
Hội chứng ung thư đại tràng có tính di truyền: Ung thư đại trực tràng không polyp có tính di truyền (HNPCC) là một hội chứng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các loại ung thư khác, bao gồm ung thư nội mạc tử cung. HNPCC xảy ra do đột biến gen chuyển từ cha mẹ sang con. Nếu một thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán bằng HNPCC, hãy thảo luận về nguy cơ mắc hội chứng di truyền với bác sĩ của bạn. Nếu bạn đã được chẩn đoán HNPCC, hãy hỏi bác sĩ những xét nghiệm sàng lọc ung thư nào bạn nên thực hiện.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư nội mạc tử cung
Chẩn đoán
Các xét nghiệm và thủ thuật sử dụng trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung:
Khám vùng chậu: Khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra kỹ bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ) và sau đó dùng hai ngón tay đưa vào âm đạo đồng thời ấn tay kia lên bụng để cảm thấy tử cung và buồng trứng của bạn. Bác sỹ cũng có thể cần dùng đến một thiết bị được gọi là cái mỏ vịt đặt vào âm đạo của bạn. Dụng cụ này giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát âm đạo và cổ tử cung tốt hơn giúp phát hiện bất thường.
Chụp buồng tử cung: Bác sĩ có thể bơm thuốc cản quang với áp lực nhẹ đủ thuốc ngấm trong buồng tử cung mà không cần lan ra hai vòi trứng, và thấy được hình ảnh khuyết, bờ không đều, nham nhở, buồng tử cung lớn, có hình ảnh đọng dịch.
Soi buồng tử cung: Quan sát trực tiếp hình ảnh nội mạc tử cung, nếu phát hiện các thương tổn như: nụ sùi, vùng loét hoại tử chảy máu, hoặc hình ảnh quá sản nội mạc tử cung chạm vào dễ chảy máu cũng trở thành căn cứ để bác sĩ chẩn đoán hoặc cho làm các xét nghiệm tiếp theo. Trong quá trình soi tử cung, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ, mềm dẻo thông âm đạo và cổ tử cung vào tử cung của bạn. Một camera nhỏ trên kính soi cho phép bác sĩ kiểm tra bên trong tử cung và nội mạc tử cung.
Siêu âm: Sử dụng thiết bị chuyên dụng giúp bác sĩ xem xét độ dày, kết cấu của nội mạc tử cung và nhận diện các thương tổn hay dấu hiệu bất thường trước khi thực hiện bước sinh thiết nội mạc tử cung. Trong thủ thuật này, một đầu dò được đưa vào âm đạo của bạn. Đầu dò sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về tử cung. Phương pháp này giúp bác sĩ tìm kiếm bất thường trong lớp nội mạc tử cung của bạn.
Sinh thiết nội mạc tử cung: Sinh thiết mẫu tế bào bên trong tử cung để phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm các tế bào ác tính. Để có được một mẫu tế bào từ bên trong tử cung của bạn, bạn sẽ trải qua thủ thuật sinh thiết nội mạc tử cung. Điều này liên quan đến việc lấy đi mẫu mô từ lớp tế bào nội mạc tử cung của bạn để phân tích trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết nội mạc tử cung có thể được thực hiện tại văn phòng bác sĩ của bạn và thường không cần gây tê.
Nạo lòng tử cung: Nếu thủ thuật sinh thiết không lấy đủ mẫu mô hoặc nếu kết quả sinh thiết không rõ ràng, có thể bạn cần phải trải qua một thủ thuật gọi nạo lòng tử cung. Trong thủ thuật này, mẫu mô được nạo từ niêm mạc tử cung và được kiểm tra dưới kính hiển vi tìm kiếm tế bào ung thư.
Nếu phát hiện ra ung thư nội mạc tử cung, bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về điều trị ung thư liên quan đến cơ quan sinh sản nữ (bác sĩ ung bướu chuyên ngành phụ khoa).
Phân giai đoạn ung thư nội mạc
Một khi ung thư đã được chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư. Các xét nghiệm được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư có thể bao gồm chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp quang tuyến positron (PET) và xét nghiệm máu. Có thể việc xác định giai đoạn ung thư sẽ có độ chính xác không cao cho đến khi bạn phải trải qua phẫu thuật để điều trị ung thư.
Các giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
- Giai đoạn I: ung thư được tìm thấy chỉ trong tử cung của bạn.
- Giai đoạn II: ung thư được tìm thấy ở cả thân tử cung và cổ tử cung.
- Giai đoạn III: ung thư đã lan rộng ra ngoài tử cung nhưng chưa đến trực tràng và bàng quang. Các hạch bạch huyết trong vùng chậu có thể đã có di căn.
- Giai đoạn IV: tế bào ác tính đã lan rộng khỏi vùng chậu và có thể ảnh hưởng đến bàng quang, trực tràng và các cơ quan xa hơn của cơ thể.
Điều trị bệnh
Các lựa chọn phương pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của ung thư chẳng hạn như giai đoạn, tình trạng sức khoẻ nói chung và nguyện vọng của bạn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung được khuyến cáo đối với hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung. Hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung đều phải trải qua phẫu thuật để cắt bỏ tử cung, cũng như cắt bỏ các ống dẫn trứng và buồng trứng. Cắt bỏ tử cung khiến bạn không thể có con trong tương lai. Ngoài ra, một khi buồng trứng bị loại bỏ ở những phụ nữ vẫn còn trong kinh kỳ bình thường, bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ kiểm tra các vùng xung quanh tử cung để tìm dấu hiệu ung thư lan rộng. Đôi khi họ cũng cần phải lấy các hạch bạch huyết lân cận để tiến hành xét nghiệm. Điều này giúp xác định giai đoạn ung thư.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X và proton, để diệt các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xạ trị để giảm nguy cơ tái phát ung thư sau khi mổ. Trong một số trường hợp, xạ trị cũng có thể được khuyến cáo trước khi phẫu thuật nhằm làm khối u co lại để thuận tiện cho việc phẫu thuật.
Nếu bạn không đủ khỏe để trải qua phẫu thuật, bạn chỉ có thể lựa chọn điều trị bằng tia xạ. Ở phụ nữ ung thư nội mạc tử cung giai đoạn muộn, xạ trị có thể giúp kiểm soát cơn đau do ung thư.
Xạ trị có thể bao gồm:
- Bức xạ từ máy đặt bên ngoài cơ thể. Trong phương pháp chiếu xạ từ ngoài, bạn sẽ được hướng dẫn nằm trên một mặt phẳng, trong khi máy sẽ chiếu xạ tới một điểm cụ thể trên cơ thể bạn.
- Bức xạ được đặt bên trong cơ thể bạn. Nội xạ được thực hiện bằng cách đặt một thiết bị nhỏ chứa chất phóng xạ. Kích cỡ như hạt đậu, hình khối hoặc trụ bên trong âm đạo trong một khoảng thời gian ngắn.
Liệu pháp nội tiết
Liệu pháp nội tiết tố là phương pháp dùng thuốc tahy đổi lượng hoocmon trong cơ thể. Liệu pháp nội tiết tố có thể là một lựa chọn nếu bạn bị ung thư nội mạc tử cung tiến triển đã lan rộng ra ngoài tử cung.
Các lựa chọn bao gồm:
- Thuốc để tăng lượng progesterone trong cơ thể. Progestin tổng hợp là một dạng của hormone progesterone, có thể giúp ngăn các tế bào ung thư nội mạc tử cung phát triển.
- Thuốc giảm lượng estrogen trong cơ thể. Thuốc trị liệu bằng nội tiết tố làm giảm lượng estrogen trong cơ thể hoặc làm cho cơ thể bạn hạn chế sử dụng estrogen sẵn có. Các tế bào ung thư nội mạc tử cung dựa vào estrogen phát triển có thể chết vì đáp ứng với những thuốc này.
Hoá trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng hóa chất để diệt tế bào ung thư. Bác sỹ sẽ kê một loại thuốc hóa trị, hoặc hai hoặc nhiều thuốc kết hợp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Thuốc có thể được hấp thu qua đường uống hoặc thông qua truyền tĩnh mạch. Hóa trị liệu có thể được khuyến cáo cho những phụ nữ có ung thư nội mạc tử cung tiên tiến hoặc tái phát đã lan ra ngoài tử cung. Những loại thuốc này xâm nhập vào máu và sau đó đi theo cơ thể bạn, giết chết tế bào ung thư.
Khám và chữa trị ung thư Nội mạc tử cung tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc y tế chuyên sâu tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng khác khi bệnh ung thư vào giai đoạn cuối. Các chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp đỡ bạn, gia đình bạn và các bác sĩ khác nhằm hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thể chất trong suốt quá trình điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ có thể được sử dụng song song với các điều trị tích cực khác, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị.
Khi chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng cùng với tất cả các phương pháp điều trị thích hợp khác, người bị ung thư có thể cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ được thực hiện bởi một nhóm bác sĩ, y tá và các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Các nhóm chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị ung thư và gia đình họ. Hình thức chăm sóc này được cung cấp đơn đôc hoặc cùng với phương pháp điều trị khác mà bạn trải qua.
Biện pháp tự chăm sóc
Sau khi được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể có nhiều câu hỏi, cảm giác sợ hãi và lo lắng. Mọi người đều tìm cách của riêng mình để đối phó với ung thư. Bạn cần khoảng thời gian để tìm ra cách tốt nhất cho bản thân. Trong khi chờ đến lúc đó, bạn có thể thử các phương pháp sau:
- Tìm hiểu đầy đủ thông tin về ung thư nội mạc tử cung để đưa ra quyết định cho sự chăm sóc bản thân. Tìm hiểu đầy đủ về bệnh ung thư của bạn để cảm thấy thoải mái khi lựa chọn phương pháp điều trị. Hỏi bác sĩ về giai đoạn, các lựa chọn điều trị và tác dụng phụ của chúng. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ, hãy tìm kiếm thông tin trong thư viện và trên internet.
- Duy trì một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Mối quan hệ chặt chẽ có thể giúp bạn đối phó với bệnh tật. Nói chuyện với bạn bè thân thiết và người thân trong gia đình về cảm giác của bạn. Kết nối với những người sống sót điều trị khỏi ung thư khác thông qua các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng hoặc trên mạng xã hội. Hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ trong khu vực sinh sống của bạn.
- Hãy tham gia vào các hoạt động bình thường khi bạn có thể. Khi bạn cảm thấy thực hiện được, hãy cố gắng tham gia vào các hoạt động bình thường mà bạn thường hay làm.
6. Phòng chống bệnh ung thư nội mạc tử cung
Tập thể dục: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho tim và phổi mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, hoạt động thể chất tích cực cũng có khả năng củng cố hệ miễn dịch và giúp chúng ta duy trì hoạt động khỏe mạnh của các cơ quan trong cơ thể.
Tập thể dục là một trong các cách chống lại ung thư nội mạc tử cung
Tăng cường rau, củ, quả: Một chế độ ăn uống giàu rau xanh, các loại củ quả có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư nội mạc tử cung, loại thực phẩm này có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển các khối u, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị phá hủy.
Hạn chế chất béo:Chất béo được chế biến ở nhiệt độ cao là một trong những tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Luôn giữ chotinh thần thoải mái: Các nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng tinh thần mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, chứng trầm uất sẽ ảnh hưởng đến DNA của cơ thể, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc ung thư một cách rõ rệt.
Sử dụng thuốc ngừa thai: Việc sử dụng thuốc ngừa thai ít nhất 1 năm có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở nữ giới.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên: Phụ nữ nên khám sức khỏe định kì thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần, thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa, ung thư cổ tử cung là cách phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung sớm.
Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh ung thư nội mạc tử cung sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho người bệnh. Vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi