Phát ban mạn tính
Phát ban mạn tính là căn bệnh gây ra cho người bệnh nhiều khó chịu, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
2. Triệu chứng của phát ban mạn tính
3. Nguyên nhân gây ra bệnh phát ban mạn tính
4. Biến chứng của bệnh phát ban mạn tính
5. Điều trị bệnh phát ban mạn tính
1. Bệnh phát ban mạn tính là gì?
Ban là những nốt đỏ, ngứa trên da do sự phản ứng của da. Ban có kích thước đa dạng, xuất hiện và mờ dần lặp đi lặp lại theo từng đợt phản ứng của da.
Nếu ban đỏ tồn tại trên 6 tuần và tái diễn thường xuyên trong hơn nhiều tháng hay nhiều năm thì tình trạng đó được gọi là phát ban mạn tính. Nguyên nhân phát ban mạn tính thường không rõ ràng. Đối với nhiều người cần sử dụng thuốc kháng Histamin và chống ngứa để làm dịu triệu chứng.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phát ban mạn tính
Triệu chứng của phát ban mạn tính bao gồm:
- Những đợt ban màu đỏ hay màu da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể
- Ban có thể đa dạng về kích thước, thay đổi về hình dạng, nó xuất hiện và nhạt đi lặp đi lặp lại theo lại theo từng đợt phản ứng của da.
- Ngứa: tình trạng ngứa có thể trở nên trầm trọng.
- Sưng đau ở môi, mí mắt và bên trong họng
Các triệu chứng có xu hướng bùng phát khi tiếp xúc với các yếu tố như môi trường nóng, tập thể dục và căng thẳng.
Các triệu chứng có xu hướng kéo dài trên trên 6 tuần và tái đi tái lại thường xuyên và theo một cách không thể đoán trước, đôi khi chúng có thể kéo dài nhiều tháng hoăc nhiều năm. Phát ban cấp tính xuất hiện đột ngột và biến mất chỉ trong một vài tuần ngắn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ khi tình trạng phát ban nặng hay ban tiếp tục tồn tại trong hơn nhiều ngày.
Cần chăm sóc cấp cứu khi:
Phát ban mạn tính ít khi tiến triển thành một dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Tuy nhiên nếu gặp phải một trong những triệu chứng của sốc phản vệ, bạn cần tìm đến những chăm sóc cấp cứu ngay. Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm, chóng mặt, khó thở, sưng vùng môi, mí mắt và lưỡi.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh phát ban mạn tính
Tình trạng phát ban xuất hiện khi một số các tế bào nhất định phóng thích Histamin và những chất hóa học khác vào trong máu.
Bác sĩ thường không thể nhận ra nguyên nhân của phát ban mạn tính hay tại sao trong một số trường hợp các đợt phát ban cấp tính lại tồn tại trong thời gian dài. Nguyên nhân gây kích ứng da có thể gồm có:
- Thuốc giảm đau
- Bị côn trùng đốt hay nhiễm kí sinh trùng
- Nhiễm trùng
- Dạ bị xây xướt
- Tiếp xúc với một trường nóng hay lạnh
- Căng thẳng
- Tiếp xúc với ánh nắng
- Tập thể dục
- Chất có cồn hay đồ ăn
- Tăng áp lực đè ép lên da, chẳng hạn như thắt dây nịt eo quá chặt
Trong nhiều trường hợp, phát ban mạn tính có thể liên quan đến bệnh nền có sẵn của người bệnh, chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, những bệnh hiếm, ung thư.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh phát ban mạn tính
Phát ban mạn tính thường ít khi nào đưa bạn đến nguy cơ của tình trạng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Tuy nhiên nếu gặp phải một trong những triệu chứng của sốc phản vệ, bạn cần tìm đến những chăm sóc cấp cứu ngay . Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm chóng mặt, khó thở, sưng môi, mí mắt và lưỡi.
5. Các phương pháp điều trị bệnh phát ban mạn tính
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ khám và hỏi bạn vài câu hỏi để có thể tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh của bạn. Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn ghi nhật kí lại tất cả quá trình sinh hoạt trong ngày:
- Các hoạt động của bạn
- Thuốc, thảo dược hay các chất bổ sung mà bạn sử dụng
- Các loại thức ăn hay thức uống bạn sử dụng
- Bạn bị phát ban ở vùng nào và mất thời gian bao lâu để ban phai đi
- Ban của bạn có bị sưng đau nghiêm trọng hay không?
Nếu sau khi khám và hỏi bệnh, bác sĩ cho là nguyên nhân bạn phát ban do bệnh lý nền có sẵn trước đó của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm, ví dụ như huyết đồ hay các bài kiểm tra da.
Điều trị
Bác sĩ có thể giời thiệu bạn cách điều trị triệu chứng bệnh bằng cách phương pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như các loại thuốc kháng Histamin không cần toa của bác sĩ. Nếu phương pháp điều trị tại nhà này thất bại, bạn hãy nói với bác sĩ để được kê toa thuốc hoặc là để được sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để có thể đạt kết quả tốt nhất cho bạn.
Thuốc kháng Histamin
Việc sử dụng thuốc kháng Histamin không gây buồn ngủ hàng ngày có thể giúp ngăn các triệu chứng do việc phóng thích Histamin. Chúng có rất ít tác dụng phụ.
Nếu những thuốc kháng Histamin không gây buồn buồn ngủ không giúp ích được cho bạn, bác sĩ có thể tăng liều thuốc lên hoặc là có thể cho bạn dùng thử các loại thuốc kháng Histamin gây buồn ngủ và những loại thuốc này sẽ được dùng vào giờ bạn đi ngủ, chẳng hạn như hydroxyzine pamoate (Vistaril) and doxepin (Zonalon).
Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú hoặc có bệnh lý mạn tính hay đang sử dụng những loại thuốc khác thì thì bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi được cho sử dụng các thuốc này.
Các loại thuốc khác
Nếu sử dụng riêng thuốc kháng Histamin không thể làm dịu các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể cho bạn dùng những loại thuốc khác, ví dụ như:
- Thuốc chẹn thụ thể H2: Những thuốc này còn được gọi là những thuốc ức chế thụ thể H2, có thể dùng bằng đường tiêm hay đường uống.
- Thuốc kháng viêm: các loại thuốc Corticosteroid dùng đường uống, có thể giúp giảm sưng, đỏ và ngứa. Thuốc này thường dùng loại có thời gian tác dụng ngắn để để điều trị trong trường hợp phát ban hay là sưng nghiêm trọng bởi vì loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Thuốc chống trầm cảm được sử dụng dưới dạng kem, giúp giảm ngứa. Thuốc này có thể gây cảm giác chóng mặt và buồn ngủ cho người sử dụng.
- Các thuốc điều trị hen dùng chung với thuốc kháng Histamin: Các thuốc có liên quan đến hoạt động điều chỉnh Leukotrien có thể giúp ích khi được dùng chung với các thuốc Histamin. Chẳng hạn như, montelukast (Singulair) and zafirlukast (Accolate).
- Thuốc kháng thể đơn dòng nhân tạo rất hiệu quả trong việc điều trị những trường hợp bị phát ban mạn tính khó trị. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm váo cơ thể người bệnh mỗi tháng.
- Thuốc chống miễn dịch
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Phát ban mạn tính có thể kéo dài torng nhiều tháng hay nhiều năm. Chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ , công việc và những hoạt động khác của người bệnh. Những cách dự phòng dưới đây có thể giúp ngăn chạn hoặc làm dịu những lần phản ứng da tái lại của phát ban mạn tính.
- Mặc quần áo rộng và thoải mái.
- Tránh việc gãi hay là sử dụng xà phòng quá mạnh.
- Làm dịu các vụng chịu ảnh hưởng bằng cách nhún vào bồn tắm, hơ quạt,chườm mát, dùng lotion hoặc là kem chống ngứa.
- Viết nhật kí lại những thời điểm và nơi ban xuất hiện, những lúc ấy bạn đang làm gì, bạn đang ăn gì... cách này có thể giúp bạn cũng như là giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
- Sử dụng sản phẩm chống nắng trước khi ra ngoài trời.
Bệnh phát bạn mạn tính gây ra rất nhiều những phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Chính vì vậy, khi bạn đang bị mắc bệnh phát ban mạn tính, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi