Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát âm hiếm gặp, khi đó trẻ khó tạo ra cử động chính xác để phát âm.

1. Bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em là gì

2. Triệu chứng của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

4. Biến chứng của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

5. Điều trị của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em là gì?

“Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ” tên tiếng Anh là Childhood Apraxia of Speech. Trong rối loạn này, não trẻ gặp khó khăn với việc hình thành cử động cơ quan phát âm để phát ra lời. Trong rối loạn này, các cơ phát âm không hề yếu mà do khiếm khuyết ở não khiến  trẻ khó khăn  vtrongiệc truyền tín hiệu cử động.

Để phát ra lời, não trẻ sẽ phải học cách truyền và xử lý tín hiệu đến các cơ quan này để chúng biết cách di chuyển môi, hàm và lưỡi để tạo ra âm thanh, từ ngữ chuẩn xác theo nhịp và tốc độ trung bình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiêu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

Biểu hiện của triệu chứng của rối loạn này sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của trẻ cung như độ nặng của rối loạn.

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ gắn liền với việc chậm chạp trong việc phát ra từ đầu tiên, giới hạn số từ mà trẻ nói ra hoặc chỉ có thể phát ra vài nguyên âm hoặc phụ âm.

Nên theo dõi các triệu chứng này từ 18 tháng đến 02 tuổi để xác định trẻ có rối loạn hay không.

Trẻ từ 02 đến 04 tuổi. Việc phát âm không rõ nguyên âm phụ âm, nói, phát âm không rõ từ hay âm tiết gợi ý có rối loạn này ờ trẻ.

Nhiều trẻ khó khăn trong việc để hàm, môi, lưỡi đúng vị trí dẫn đến trẻ cũng không dễ dàng phát ra âm kế tiếp.
Một số trẻ khác thì có thể có trở ngại ngôn ngữ, như là giảm vốn từ vựng hoặc khó khăn với trật tự từ.

Vài triệu chứng điển hình có thể dễ dàng nhìn thấy và từ đó giúp chẩn đoán chinh xác. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể trùng với các triệu chứng của những rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn phát âm khác, nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ với những rối loạn phát âm khác:

  • Khó phát âm, khó đánh vần âm kế tiếp
  • Di chuyển các bộ phận hàm, môi, lưỡi một cách chậm chạp để tạo ra di chuyển chính xác giúp phát âm
  • Phát âm không rõ nguyên âm
  • Sai trọng âm
  • Nhấn âm ở tất cả các vần
  • Có khoảng ngừng giữa các vần
  • Không nhất quán, phát âm sai cùng một từ ở lần phát âm thứ hai
  • Không bắt chước phát âm được các từ đơn giản
  • Lỗi phát âm không nhất quán

Những dấu hiệu đặc trưng có biểu hiện ở trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý và ở cả những rối loạn ngôn ngữ khác:

  • Trẻ từ 07 đến 12 tháng tuổi, có hiện tượng giảm số từ nói bập bẹ mà đáng lẽ trẻ phải nói được
  • Chậm phát ra âm đầu tiên (sau 12 – 18 tháng tuổi)
  • Sử dụng giới hạn số nguyên âm và phụ âm
  • Thường xuyên bỏ mất âm
  • Không hiểu lời nói người khác

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng của bệnh mất điều khiến lời nói chủ ý ở trẻ

Một số rối loạn lời nói có thể làm nhầm lẫn với mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Vài rối loạn lời nói thường gây nhầm lẫn bởi có các dấu hiệu đặc trưng chồng chéo nhau bao gồm rối loạn cách phát âm, rối loạn âm vị và phát âm sai.

Lỗi phát âm hay lỗi âm vị bao gồm:

  • Đọc chạy âm, thay vì âm này đọc thành âm kia, ví dụ “lên” - “nên”
  • Bỏ sót phụ âm cuối 
  • Không xì hơi, ví dụ “sẽ” đọc thành “dẽ”
  • Bỏ âm đơn giản, ví dụ “ngày” đọc thành “này”

Đây là rối loạn phát âm sai do có rối loạn cơ phát âm vì cơ yếu, liệt cứng cơ hoặc không kiểm soát được cơ phát âm. Để tạo ra một âm rất khó khăn vì cơ phát âm không thể đưa ra xa, đủ nhanh, đủ mạnh như bình thường.

Phát âm sai dễ xác định hơn là mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ. Tuy nhiên khi phát âm sai mà do tổn thương não, sẽ rất khó xác định giữa phát âm sai và mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Mất điều khiển chủ ý ở trẻ thường là do nhiều nguyên nhân, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp khó xác định được nguyên nhân gây ra. Bác sĩ ít kiểm tra não trẻ trong trường hợp trẻ bị mất điều khiển chủ ý.

Mất điều khiển chủ ý ở trẻ có thể là kết quả của một tổn thương não, như là đột quỵ, nhiễm trùng hoặc chấn thương não.

Mất điều khiển chủ ý ở trẻ cũng có thể do rối loạn trật tự gen, rối loạn trao đổi chất. Mất điều khiển chủ ý ở trẻ thường xảy ra ở chứng quá nhiều galactose trong máu.

Vì vậy để giúp trẻ có chứng mất điều khiển lời nói chủ ý tiến bộ trong phát âm, cần sử dụng đến phương pháp âm ngữ trị liệu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Gen FOXP2 bất thường làm gia tăng nguy cơ “mất điều khiển chủ ý ở trẻ” và các rối loạn ngôn ngữ khác. Gen FOXP2 liên quan tới việc hình thành thần kinh, đường truyền tín hiệu trong não bộ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Chứng “mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ” gián tiếp ảnh hưởng khả năng giao tiếp của trẻ. 

Một số triệu chứng đi kèm của chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ, như là khó tiếp thu lời nói, giảm vốn từ vựng, sử dụng từ trong câu sai
  • Chậm tiếp thu kiến thức mới, cơ vận động phát âm chậm phát triển, có các vấn đề về đọc, đánh vần và viết
  • Khó vận dụng kỹ năng dùng cơ vận động
  • Quá nhạy cảm, ví dụ trẻ không thích chảy răng vì đụng cơ phát âm

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Phương pháp điều trị bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Chẩn đoán

Để đánh giá tình trạng của trẻ, chuyên gia âm ngữ học sẽ xem lại các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ, đánh giá chức năng cơ phát âm, đánh giá khả năng tạo ra âm, từ hoặc cụm từ.

Chuyên gia âm ngữ học sẽ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, như là vốn từ vựng, cấu trúc câu, khả năng hiểu lời nói.

Các test thường làm:

  • Kiểm tra thính lực: chuyên gia âm ngữ học kiểm tra thính lực để tìm xem có trở ngại thính lực nào ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ không
  • Đánh gia chức năng cơ miệng: khám cơ môi, cơ lưỡi, cơ hàm, vòm miệng xem có bất thường cấu trúc hay không. Chuyên gia âm ngữ trị liệu sẽ theo dõi cách trẻ di chuyển môi, lưỡi, hàm bằng các hoạt động thổi, cười, hôn.
  • Đánh giá sự phát âm: đánh giá khả năng tạo ra âm, từ, câu trong các hoạt động thường ngày. Có thể kêu trẻ nêu tên các tranh ảnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh mất điều khiến lời nói chủ ý ở trẻ

Điều trị

Chuyên gia âm ngữ trị liệu hay bác sĩ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp:

Liệu pháp âm học

Các chuyên gia đưa ra các phương pháp trị liệu nhằm tập trung thực hành đánh vần, đọc từ và câu. Nếu tình trạng nặng, trẻ cần được thực hành 03 đến 05 lần/tuần. Khi tình trạng cải thiện, tuần suất có thể giảm xuống.

Liệu pháp này hiệu quả với trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý, gồm nhiều phần chính:

  • Phương pháp âm ngữ trị liệu tập trung luyện tập phát âm, ví dụ cho trẻ lặp đi lặp lại từ, cụm từ
  • Chuyên gia sẽ quan sát miệng trẻ để xem cách trẻ phát ra âm 
  • Trẻ được thực hành đánh vần, đọc từ, cụm từ. Trẻ được thực hành đọc nối từ tiếp theo một cách trơn tru.
  • Do trẻ thường đọc mất nguyên âm, các chuyên gia sẽ chọn từ có nhiều nguyên âm khác nhau để trẻ đọc.
  • Tình trạng trẻ nặng, sẽ cho đọc từ ít trước, khi nào ổn sẽ đọc nhiều.

Thực hành tại nhà

Chuyên gia khuyến khích trẻ tự thực hành tại nhà thêm. Trẻ có thể đọc những đoạn văn ngắn, hoặc đọc 02 lần/ngày. Tạo ra tình huống thực tế, giúp trẻ thực hành phát âm từ trong tình huống đó để trẻ mau tiến bộ hơn.

Phương thức giao tiếp khác

Nếu tình trạng của trẻ quá nặng, thay thế bằng phương thức giao tiếp khác cũng giúp ích cho trẻ. Phương thức giao tiếp khác có thể là ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, hoặc dùng thiết bị điện tử.

Nên sớm dùng phương thức giao tiếp thay thế sẽ giúp trẻ không nản lòng trong giao tiếp khi cố gắng nói cho người khác hiểu. Điều này cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ như mở rộng vốn từ, cách đặt từ trong câu.

Nếu việc phát âm cải thiện, thì không cần dùng phương thức giao tiếp thay thế.

Giải quyết các trở ngại của trẻ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chuyên gia cần các liệu pháp để xác định khó khăn ngôn ngữ của trẻ là do đâu.

Trẻ “mất điều khiển lời nói chủ ý”, khó khăn trong vận động tay chân cần được vật lý trị liệu sớm.

Trẻ có các vấn đề sức khỏe khác, điều trị tốt các vấn đề này góp phần quan trọng cải thiện phát âm ở trẻ.

Một số lời khuyên cho phụ huynh:

Gia đình có trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý sẽ có trở ngại trong cuộc sống, phụ huynh cần kiên nhẫn, hết lòng yêu thương trẻ.

  • Theo dõi trẻ để sớm nhận ra triệu chứng bất thường của trẻ.
  • Thoe dõi để biết những vấn đề nhạy cảm ở trẻ mà tránh.
  • Tạo không gian sống mở giúp trẻ thoải mái trong việc phát triển ngôn ngữ.
  • Phối hợp với chuyên gia âm ngữ trị liệu trong điều trị cho trẻ.
  • Hạn chế trẻ chơi các hoạt động nguy hiểm có thể làm chấn thương cơ quan phát âm.

Khi phát hiện con mình có các dấu hiệu của bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm. Các phụ huynh có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Huỳnh Đức

    Mong mọi gia đình là hãy luôn quan tâm đến trẻ nhỏ, đừng để các em mắc các chứng bệnh như thế này, quá thiệt thòi, tội nghiệp.

    16/10/2017
  • Nguyễn Văn Hoàng

    Con tôi cũng bị bệnh mất điều khiển lời nói chủ ý này. Nhưng rất may là sau một thời gian điều trị cũng đã khỏi bệnh.

    05/10/2017
  • Xuân Trường

    Cảm ơn đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích

    28/09/2017
  • Đỗ Minh Phương

    Bệnh này khiến cho trẻ khó nói đây này, tội nghiệp quá. Tôi có đứa cháu cũng đang gặp phải tình trạng này, tôi muốn đưa cháu đi khám nhưng chưa biết đi khám ở đâu.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...