Giun đũa

Giun đũa

Giun đũa là một loại giun ký sinh trong ruột người, loại giun này có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun đũa nhưng phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ. Giun đũa không chỉ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng của con người mà còn gây nên những biến chứng khá nghiêm trọng. Nhiễm giun đũa có thể được điều trị triệt để bằng thuốc tẩy giun.

1. Giun đũa là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh

3. Tình hình nhiễm bệnh giun đũa

4. Triệu chứng bị giun đũa

5. Các xét nghiệm cần làm

6. Điều trị giun đũa

7. Phòng bệnh giun đũa

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Giun đũa là gì?

Giun đũa, tên khoa học là Ascaris lumbricoides, thuộc họ Ascarididae, là giun truyền qua đất, ký sinh ở ruột non người.

(Giun truyền qua đất gồm các loài giun mà trong chu kỳ phát triển chỉ cần vật chủ chính là người và môi trường là đất)

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa là do giun ký sinh trong cơ thể người gây nên. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong thức ăn và nước uống chưa nấu chin, do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ngoài ra do xử lý phân nước rác thải không đúng quy định.

Hình dạng:giun đũa cái dài 20-25 cm, giun đũa đực dài 15-17 cm, màu trắng hồng, 2 đầu nhọn, đuôi con đực uốn cong về phía bụng. Mỗi con giun đũa cái chứa ở vòi trứng 24 triệu trứng và đẻ 23-24 vạn trứng mỗi ngày.

Chu kỳ phát triển giun đũa:

giun đũa

1, Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non người. Một con giun đũa cái có thể đẻ 24 vạn trứng một ngày.

2, Trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh được bài xuất theo phân ra ngoài.

3, Trứng thụ tinh có phôi và phát triển thành trứng có ấu trùng (trứng giai đoạn nhiễm) sau 18 ngày đến vài tuần tùy theo điều kiện của môi trường (ẩm ướt, ấm áp, bóng râm là những điều kiện thuận lợi).

4, Người nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm.

5, Ấu trùng ra khỏi vỏ trứng.

6, Ấu trùng chui qua thành ruột theo tĩnh mạch cửa và hệ thống tuần hoàn đến phổi. Ấu trùng phát triển ở phổi (10-14 ngày), chui qua thành phế nang, lên phế quản đến hầu.

7, Ấu trùng theo thực quản xuống ruột non.

8, Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.

Từ khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm đến khi thành giun cái trưởng thành và đẻ trứng khoảng 2-3 tháng. Giun trưởng thành có thể sống 1-2 năm.

3. Tình hình nhiễm bệnh giun đũa

Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở Việt Nam rất cao, đứng hàng đầu trong các bệnh giun đường ruột. Tỷ lệ nhiễm theo vùng phân bố không đồng đều, vùng đồng bằng cao hơn miền núi.

Nhiễm giun đũa gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn, lứa tuổi nhiễm cao nhất là trẻ em 5-9 tuổi.

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng: sao 6 tháng điều trị tỷ lệ tái nhiễm là 68%, cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.

4. Triệu chứng

  1. Giai đoạn ấu trùng giun ở phổi gây viêm phổi dị ứng (ho khan, sốt nhẹ)

  2. Giai đoạn giun trưởng thành ở ruột

  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, đau vùng bụng trên, quanh rốn. Ăn kém, chán ăn. Các triệu chứng của viêm ruột mạn tính như táo bón, tiêu chảy xen kẽ, kéo dài.

  • Dị ứng: đôi khi xuất hiện nốt ban ngứa ngoài da.

  • Giun đũa chui vào ống mật hoặc túi mật gây ra những bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn đường mật, trứng giun là nhân tạo sỏi mật, áp xe gan với các triệu chứng cơ bản như: đau quặn vùng bụng trên bên phải, sốt cao, vàng da vàng mắt.

  • Giun đũa có thể gây lồng ruột, thủng ruột hoặc viêm ruột thừa, khi nhiễm lượng lớn giun có thể gây tắc ruột.

  • Chiếm chất dinh dưỡng gây suy yếu cơ thể, đề kháng kém, tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài làm giảm thể lực và trí lực của trẻ em. Bình quân cứ 10 con giun đũa một ngày ăn mất 3g protein nguyên chất (tương đương 20g thịt bò).

5. Các xét nghiệm cần làm

  • Xét nghiệm phân tìm trứng giun

  • Siêu âm trên người bệnh nghi ngờ giun chui ống mật

  • Chụp X-quang trên bệnh nhân tắc ruột do giun

  • Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

  • Dịch tễ học

6. Điều trị

Người bệnh có thể tự mua thuốc uống hoặc đến cơ sở y tế để điều trị

Nhóm thuốc điều trị:

  • Nhóm Benzimidazol: mebendazol và albendazol (chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, thận trọng với người suy gan suy thận)

  • Nhóm Pyrimidin: pyrantel pamoat, oxantel

Chú ý:  Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ    

Điều trị ngoại khoa trong trường hợp giun gây biến chứng như tắc ruột, lồng ruột, tắc ống dẫn mật.

7. Phòng bệnh

  • Vệ sinh môi trường, không phóng uế bừa bãi ra môi trường, không dùng phân tươi hoặc chưa ủ kĩ để bón cây.

  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc đất cát, sau khi đại tiện.

  • Không ăn rau sống và các loại thực phẩm chưa được nấu chín, không uống nước lã.

  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ. Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước sạch.

  • Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: tẩy giun định kỳ 2 lần/năm, cách nhau 4-6 tháng, đặc biệt trẻ từ 2-12 tuổi.

Bạn có thể đặt khám bác sĩ chuyên khoa của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thanh Dũng

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    14/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...