Chèn ép đám rối cánh tay

Chèn ép đám rối cánh tay

Chèn ép đám rối cánh tay là tình trạng tổn thương đám rối cánh tay đột ngột, dẫn đến tình trạng tay bị yếu, mất cảm giác hoặc mất vận động.

  1. Chèn ép đám rối cánh tay là gì
  2. Giải phẫu đám rối cánh tay
  3. Triệu chứng của bệnh chèn ép đám rối cánh tay
  4. Nguyên nhân chèn ép đám rối cánh tay
  5. Chẩn đoán tổn thương đám rối cánh tay
  6. Điều trị chèn ép đám rối cánh tay

1. Bệnh chèn ép đám rối cánh tay là gì?

Đám rối cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh đan xen vào nhau để kiểm soát chuyển động và cảm giác ở cánh tay và bàn tay. Tổn thương chấn thương đám rối cánh tay liên quan đến tổn thương đột ngột các dây thần kinh này, và có thể gây yếu, mất cảm giác hoặc mất vận động ở vai, cánh tay hoặc bàn tay.

Đám rối thần kinh cánh tay bắt đầu ở cổ và đi ngang ngực trên đến nách. Tổn thương dây thần kinh này thường xảy ra khi cánh tay bị kéo căng.

Tổn thương nhẹ khớp đám rối cánh tay có thể lành mà không cần điều trị. Các chấn thương nặng hơn có thể cần phẫu thuật để lấy lại chức năng của cánh tay hoặc bàn tay.

Đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác chi trên

Đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác chi trên

2. Giải phẫu đám rối cánh tay

Đám rối cánh tay được hình thành từ năm dây thần kinh có nguồn gốc từ tủy sống ở cổ. Đám rối kết nối năm dây thần kinh này với các dây thần kinh cung cấp cảm giác cho da và dây vận động các cơ bắp của cánh tay và bàn tay. Mỗi cánh tay có một đám rối thần kinh.

Mỗi dây thần kinh trong đám rối có một chức năng cụ thể, do đó vị trí chấn thương trong đám rối là quan trọng để xác định phương pháp điều trị và tiên lượng.

3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chèn ép đám rối cánh tay

Các tổn thương thần kinh có thể ngăn chặn các tín hiệu đến và ra khỏi não, khiến các cơ tay hoạt động bất thường, và gây mất cảm giác.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chèn ép đám rối cánh tay

Có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại và vị trí của chấn thương đối với đám rối cũng như liệu bệnh nhân có các chấn thương khác hay không. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Yếu hoặc tê
  • Mất cảm giác
  • Mất vận động (liệt)
  • Cảm giác đau

Cơn đau do tổn thương đám rối cánh tay là do chấn thương đến tủy sống nơi các rễ thần kinh bắt đầu đi ra. Những cơn đau này thể rất khó giải quyết và có thể kéo dài.

Tổn thương đám rối cánh tay xảy ra ở mức độ của tủy sống thường gây đau nhiều hơn chấn thương xa tủy sống. Ngoài ra, chấn thương gần cột sống hơn có thể gây cảm giác tê hay còn gọi là dị cảm.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

4. Nguyên nhân gây ra tổn thương đám rối cánh tay

  • Chấn thương vùng vai và trên xương đòn hoặc gẫy xương đòn có thể dẫn đến tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
  • Liệt thứ phát sau can thiệp phẫu thuật chi trên, cố định ở tư thế dạng và xoay người quá mức.
  • Vết thương xuyên do đạn ở vùng dưới đòn và nách.
  • Viêm đốt sống cổ (thường do lao).
  • Hư đốt sống cổ chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam và thường có nghề nghiệp liên quan tới các cơ cổ, tư thế của đầu.
  • Nguyên nhân do xung đột giữa khoang gian đốt sống với các rễ cổ trong thoái hoá cột sống: các gai xương hình thành các mỏm móc, nhất là các gai xương ở rìa làm hẹp các lỗ ghép (nơi các rễ dây thần kinh sống đi qua).
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường gặp ở đĩa đệm C5 - C6 hoặc C6 - C7.
  • U ở vùng mỏm ngang đốt sống cổ và xương sườn 1 hay xương đòn cũng có thể làm tổn thương các rễ thần kinh hay các thân nhất. 
  • U rễ thần kinh, u ngoại tuỷ cổ.
  • Xương sườn cổ 7 chèn ép vào các rễ cuối của đám rối thần kinh cánh tay.
  • Hẹp cơ bậc thang hoặc hẹp khe sườn đòn.

5. Chẩn đoán bệnh chèn ép đám rối cánh tay

Bệnh nhân bị tổn thương đám rối cánh tay phải được đánh giá và điều trị trong một khoảng thời gian thích hợp, thường trong vòng 6 đến 7 tháng. Nếu cơ bắp không hoạt động trong một thời gian dài do không có sự chỉ huy của dây thần kinh thì khả năng sẽ bị rối loạn hoạt động trong tương lai. Điều này đúng ngay cả khi cơ đã được phục hồi tín hiệu thần kinh của nó.

Khám lâm sàng

Nếu bác sĩ nghi ngờ một chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, họ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra toàn diện để chẩn đoán chấn thương và xác định xem có bất kỳ thương tích liên quan nào tồn tại hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các nhóm cơ và vùng da được kiểm soát bởi các đám rối thần kinh để xác định vị trí cụ thể của chấn thương dây thần kinh và mức độ nghiêm trọng của nó.

Chẩn đoán hình ảnh

- X-quang:

X-quang cổ, ngực, vai và cánh tay được sử dụng để loại trừ các gãy xương liên quan. Chụp X quang ngực để tìm gãy xương sườn hoặc chấn thương phổi. Nếu bạn không thể hít thở sâu khi chụp X-quang ngực, bác sĩ có thể xem xét xét nghiệm chức năng phổi để loại trừ tổn thương dây thần kinh kiểm soát hơi thở sâu.

- CT- Scan:

Xét nghiệm này được coi là đáng tin cậy nhất để phát hiện tổn thương tủy sống thần kinh cột sống. Chất cản quang được tiêm xung quanh tủy sống ở cổ để hiển thị rõ hơn vết thương trên hình ảnh CT. Một số nơi cũng có thể sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) thay cho chụp CT.

- Nghiên cứu điện học:

Những xét nghiệm này đo lường sự dẫn truyền thần kinh và tín hiệu cơ. Chúng là những công cụ đánh giá quan trọng vì có thể xác định chẩn đoán, xác định vị trí chấn thương thần kinh, đặc trưng mức độ nghiêm trọng của nó và đánh giá tỷ lệ hồi phục thần kinh. Điện cơ được thực hiện lại từ 3 đến 4 tuần sau khi bị thương để phát hiện các thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu về kích thích điện học được lặp lại từ 2 đến 3 tháng và sau đó lặp đi lặp lại theo thời gian để đánh giá liệu các dây thần kinh có đang phục hồi hay không.

6. Các phương pháp điều trị bệnh chèn ép đám rối cánh tay

Điều trị bảo tồn

  • Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Dùng các thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh (nivalin).
  • Kéo dãn cột sống cổ: chỉ định trong trường hợp lồi đĩa đệm hoặc thoái hoá hình thành mỏm móc nằm sát các rễ thần kinh, dụng cụ kéo dãn cột sống cổ là đai Glisson.

Tác dụng kéo dãn cột sống: 

  • Làm rộng lỗ tiếp hợp, giảm ứ máu đám rối tĩnh mạch cạnh sống, bớt phù nề, qua đó làm giảm chèn ép rễ thần kinh.
  • Giãn cơ và dây chằng cạnh sống làm giảm áp lực nén vào các tổ chức thần kinh và mạch máu.
  • Đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý.
  • Tăng thể tích đĩa đệm, làm tăng tốc độ dòng chảy dịch thể vào đĩa đệm.

Điều trị phẫu thuật

  • Trường hợp có hội chứng sườn - cổ khi đã có biến chứng chèn ép thần kinh.
  • Chấn thương gẫy cột sống, lao cột sống gây ổ áp xe lạnh, u tuỷ cổ…

​Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng Linh

    Bài viết rất hữu ích. Cám ơn bác sĩ.

    13/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...