Rối loạn thần kinh dạ dày

Rối loạn thần kinh dạ dày

Rối loạn thần kinh dạ dày hay liệt dạ dày là một bệnh hiếm gặp. Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh này, tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp giúp bạn kiểm soát hiệu quả. Dưới đây là những gì bạn cần biết về bệnh rối loạn thần kinh dạ dày.

1. Những ai có nguy cơ bị liệt dạ dày?

2. Biến chứng của liệt dạ dày là gì?

3. Triệu chứng rối loạn thần kinh dạ dày

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

5. Nguyên nhân liệt dạ dày

6. Chẩn đoán liệt dạ dày

7. Liệt dạ dày điều trị như thế nào?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Rối loạn thần kinh dạ dày là gì?

Rối loạn thần kinh dạ dày hay còn gọi là liệt dạ dày, là chứng bệnh khiến dạ dày chậm hoặc ngưng hẳn việc đẩy thức ăn xuống ruột non. Thông thường, sau khi được nuốt xuống, thức ăn sẽ được cơ thành dạ dày nghiền nhỏ hơn để đưa vào ruột non và tiếp tục tiêu hóa.

Khi mắc chứng liệt dạ dày, dạ dày của bạn làm việc không còn hiệu quả, dạ dày tốn nhiều thời gian hơn để tống thức ăn xuống ruột. Liệt dạ dày có thể làm chậm tiêu hóa và dẫn đến nhiều triệu chứng cũng như biến chứng khác.

1. Những ai có nguy cơ bị liệt dạ dày?

Bạn có nguy cơ bị liệt dạ dày nếu bạn mắc các bệnh sau:

  • Bệnh tiểu đường. Để biết bệnh tiểu đường là gì, mới bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
  • Đã từng phẫu thuật thực quản, dạ dày hoặc ruột non, do những cuộc phẫu thuật này có khả năng làm tổn thương dây thần kinh lang thang. Đây là thần kinh chi phối cho dạ dày và ruột non
  • Đã từng điều trị ung thư như xạ trị vùng ngực và bụng

2. Biến chứng của liệt dạ dày là gì?

  • Mất nước vì nôn ói nhiều.
  • Suy dinh dưỡng do hấp thu kém.
  • Khó kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường và có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Chậm hấp thu năng lượng.
  • Dị vật dạ dày.
  • Sụt cân.
  • Giảm chất lượng cuộc sống.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Triệu chứng

  • Ăn mau no
  • Cảm giác no kéo dài hơn bình thường
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đầy hơi
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đau bụng trên
  • Chán ăn

Một số thuốc có thể làm chậm làm rỗng dạ dày hoặc làm ảnh hưởng nhu động ruột, dẫn đến các triệu chứng tương tự liệt dạ dày. Nếu được chẩn đoán liệt dạ dày, các loại thuốc này có thể làm các triệu chứng nặng thêm. Các loại thuốc đó là: thuốc có nguồn gốc thuốc phiện như codeine, hydrocodone, morphine; thuốc trị trầm cảm; một số thuốc kháng cholinergic (dùng trong điều trị bàng quang tăng hoạt). Tuy nhiên các loại thuốc này không gây liệt bàng quang. 

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng dữ dội
  • Mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp
  • Nôn nhiều. Nôn ra máu đỏ tươi hoặc đen như bã cà phê
  • Đau bụng đột ngột dữ dội không thuyên giảm
  • Yếu nhiều, mệt mỏi hoặc ngất xỉu
  • Khó thở
  • Sốt

Bạn nên đến bác sĩ nếu có các dấu hiệu mất nước gồm:

  • Khát nước dữ dội và khô miệng
  • Tiểu ít hơn bình thường
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu sậm màu
  • Giảm độ đàn hồi da, nghĩa là khi véo da và thả ra, da chậm trở về bình thường
  • Mắt sâu, má hóp
  • Đau đầu hoặc ngất

Bạn nên đến bác sĩ khi có các triệu chứng suy dinh dưỡng gồm:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Chóng mặt
  • Chán ăn
  • Xanh xao, nhợt nhạt

5. Nguyên nhân gây liệt dạ dày

Phần lớn trường hợp, bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây nên liệt dạ dày, dù với sự giúp đỡ nhiều phương tiện chẩn đoán. Như vậy gọi là liệt dạ dày vô căn.

Đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp gây rối loạn thần kinh dạ dày. Đái tháo đường có thể làm tổn thương thần kinh, như thần lang thang và các tế bào đặc biệt, gọi là các tế bào tạo nhịp trong thành dạ dày. Chúng chi phối cơ dạ dày và ruột non. Tổn thương các thành phần thần kinh này dẫn đến liệt dạ dày.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây liệt dạ dày khác bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh lang thang do phẫu thuật thực quản, dạ dày hoặc ruột non
  • Nhược giáp
  • Một số bệnh tự miễn, ví dụ như xơ cứng bì
  • Một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson và xơ cứng bì lan tỏa
  • Nhiễm siêu vi dạ dày

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6. Chẩn đoán liệt dạ dày

Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bệnh sử. Đồng thời, bác sĩ sẽ tìm cách loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng của bạn bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:

- Siêu âm. Siêu âm sử dụng sóng âm để phản ánh hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể. Siêu âm giúp loại trừ bệnh gan,bệnh túi mật, viêm tụy.

- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra tình trạng đái tháo đường và các bệnh khác.

- Nội soi đường tiêu hóa trên. Bác sĩ dùng một ống dài đưa qua đường miệng xuống thực quản và vào dạ dày để kiểm tra huyết khối cũng như các tình trạng bệnh khác nếu có.

Khi bác sĩ đã loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra khả năng làm trống của dạ dày. Các xét nghiệm đó là:

-  Khảo sát sự làm trống dạ dày bằng nhấp nháy đồ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân ăn một ít thức ăn có chứa một lượng chất phóng xạ vô hại, sau đó chụp hình từng giai đoạn thức ăn được tiêu hóa và tống ra khỏi dạ dày.

- SmartPill. SmartPill là một viên nang trông như viên thuốc, có chứa thiết bị theo dõi thời gian thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa của bạn.

- Xét nghiệm carbon trong hơi thở. Trong xét nghiệm này, sự sản sinh CO2 được theo dõi qua hệ thống tiêu hóa.

7. Liệt dạ dày điều trị như thế nào?

Nếu liệt dạ dày gây ra do một nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là đái tháo đường, bước đầu tiên cần làm là kiểm soát tốt tình trạng bệnh nguyên nhân và các vấn đề sức khỏe nền. Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bệnh bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn hoặc có thể phẫu thuật trong một số trường hợp.

1) Dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê toa một hay nhiều loại thuốc để điều trị liệt dạ dày.

Các loại thuốc kiểm soát tình trạng buồn nôn, ói mửa gây nên bởi liệt dạ dày có thể là: prochlorperazine, ondansetron, promethazine.

Các loại thuốc kích thích hoạt động cơ dạ dày là: metoclopramide, erythromycin, domperidone.

Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về các mặt lợi và hại của các  loại thuốc để lựa chọn thuốc phù hợp cho bạn.

2) Phẫu thuật

Nếu tình trạng suy dinh dưỡng và ói mửa nhiều vẫn xuất hiện dai dẳng dù đã dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục đích là để giúp dạ dày tống thức ăn hiệu quả hơn.

Một thiết bị kích thích dạ dày gọi là GES có thể cấy vào dạ dày của bạn. Thiết bị này được FDA công nhận hiệu quả cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Các nghiên cứu cho thấy trong năm đầu tiên sau phẫu thuật, có 97% bệnh nhân cấy GES có cải thiện với các triệu chứng buồn nôn, ói mửa và có thể tăng cân. Thiết bị này cũng giúp kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân liệt dạ dày.

3) Thay đổi thói quen ăn uống

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, bạn nên đến gặp một bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thực phẩm cơ thể dễ tiêu hóa, cho phép cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Sau đây là một số thói quen trong ăn uống bạn nên thực hiện:

  • Ăn từ 4 đến 6 bữa ăn mỗi ngày
  • Uống các thức uống nhiều năng lượng
  • Hạn chế rượu bia và các thức uống có gas
  • Uống bổ sung viên đa vitamin mỗi ngày nếu cơ thể dung nạp tốt
  • Hạn chế ăn một số loại thịt và sản phẩm từ sữa.
  • Ăn các loại rau củ nấu chín kĩ để hạn chế lượng chất xơ
  • ránh các thức ăn có nhiều chất xơ như bông cải xanh và cam
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Hạn chế các loại thức ăn quá cứng, thay bằng thức ăn nhuyễn hoặc dạng lỏng.

Nếu liệt dạ dày nặng, bạn có thể không ăn được thức ăn rắn và uống chất lỏng. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng ống nuôi ăn cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
Bỏ thuốc lá sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng Linh

    Chào bác sĩ. Tôi bị đau dạ dày đã mấy tháng nay nhờ bác sĩ giúp đỡ mà bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    16/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung