Cần làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư vú?

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư vú?

Mọi người đều có khả năng bị mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ. Ung thư vú khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng và họ cần những phương pháp để phòng chống cũng như đối phó với căn bệnh này. 

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Mối liên kết giữa các hormone và bệnh ung thư vú là gì?

Estrogen là hormone giới tính chính của phụ nữ được sản xuất chủ yếu bởi buồng trứng. Nó kích thích sự phát triển về sinh dục của người phụ nữ bao gồm sự phát triển của vú và điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Ở tuổi mãn kinh, (thường trong khoảng 51 tuổi) buồng trứng sẽ ngừng sản xuất estrogen, nhưng một lượng nhỏ estrogen vẫn được tạo thành từ các tiền hormone được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Những tiền hormone này sau đó được chuyển thành estrogen bởi các mô mỡ.

Estrogen đi qua dòng máu và gắn vào một số tế bào trong cơ thể. Mô vú có các loại tế bào trên và là một trong những mục tiêu chính của estrogen. Estrogen kích thích sự phát triển của tế bào vú. Do đó, nếu một phụ nữ phát triển các tế bào ung thư trong vú, estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư.

Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú?

Bệnh ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú hơn nếu họ lớn tuổi hoặc thừa cân và nếu:

  • Bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi
  • Mãn kinh sau tuổi 55 
  • Chưa bao giờ có con 
  • Mang thai trễ sau 30 tuổi 
  • Đã dùng liệu pháp hormone phối hợp (estrogen và progestin) sau khi mãn kinh
  • Có sự gia tăng mật độ vú trên phim chụp quang tuyến vú.

Phụ nữ có tiền sử về một số loại bệnh vú lành tính (không ung thư) cũng có nguy cơ. Các tổn thương (bất thường về cấu trúc) như tăng sản ống tiết không điển hình, tăng sản biểu bì thùy không điển hình và ung thư biểu bì thùy không lây lan (LCIS), thường được phát hiện khi sinh thiết một khối u tại vú và có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra, sự đột biến (các thay đổi bất thường) của gen gọi là BRCA1 hoặc BRCA2 cũng làm gia tăng nguy cơ. Vì vậy, một gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là ở những phụ nữ có người thân bậc một như mẹ, chị, hoặc con gái từng bị ung thư vú sẽ có nguy cơ mắc cao.

Làm sao để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư vú?

Bạn có thể giảm nguy cơ bị ung thư vú bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống được cân đối, tập thể dục thường xuyên và hạn chế uống rượu không quá một lần một ngày. Bạn cũng có thể hạn chế tiếp xúc với estrogen bằng cách giảm cân nếu thừa cân và tránh các nguồn estrogen như thuốc ngừa thai dạng viên hoặc liệu pháp thay thế hormone phối hợp. Việc sử dụng liệu pháp hormone estrogen ít hơn 5 năm không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng cần thêm nhiều thông tin về sự an toàn của liệu pháp estrogen được sử dụng trong thời gian dài hơn 5 năm.

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc gọi là chất điều biến đặc hiệu thụ thể estrogen (SERMs). 

- Tamoxifen được sử dụng để phòng ngừa ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh (từ 35 tuổi trở lên) có nguy cơ cao. Tamoxifen ngăn ngừa estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào vú có thể ung thư.

- Raloxifene được sử dụng để phòng ngừa ung thư vú cũng như để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Raloxifene hoạt động tương đương tamoxifen trong việc giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

Tamoxifen và raloxifene chỉ làm giảm 50% nguy cơ ung thư vú. Quyết định dùng những thuốc này luôn phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Tác dụng phụ có thể bao gồm ung thư tử cung (đối với tamoxifen), đột quỵ và huyết khối tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tầm soát ung thư trong trường hợp nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh ung thư để đảm bảo mình không bị ung thư. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung