Bệnh teo cơ chân ở trẻ em

Bệnh teo cơ chân ở trẻ em

Teo cơ nói chung và teo cơ chân nói riêng là tình trạng cơ bị hủy. Sự teo cơ chân ở trẻ em đề cập đến việc giảm kích thước, sức mạnh và khả năng vận động các cơ vùng chân của trẻ. 

1. Triệu chứng teo cơ chân ở trẻ em

2. Nguyên nhân teo cơ chân ở trẻ em

3. Chẩn đoán teo cơ chân ở trẻ em

4. Điều trị teo cơ chân ở trẻ em

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Một khi đã được chẩn đoán chính xác bệnh teo cơ chân tức là khả năng thực hiện các tư thế và vận động liên quan tới chân của trẻ như đi, đứng, đứng thẳng, ngồi, bò, v.v…. sẽ có hạn chế. Và hiển nhiên, các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới sự yếu từ từ của cơ chân là điều không thể tránh khỏi.

1. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh teo cơ chân thường rất đa dạng. Có những trẻ, những triệu chứng đã xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh nhưng song song đó cũng có những trẻ tới tuổi trưởng thành mới khởi phát bệnh.

Trẻ mắc bệnh teo cơ chân hoàn toàn có thể phát triển “bình thường” trong giai đoạn đầu sau sinh. Nhưng nhận định “bình thường” này có thể hoàn toàn là chủ quan bởi vì những triệu có thể chỉ là thoáng qua, nhưng không thể phủ định chuyện chúng đã có từ rất sớm, ví dụ như trẻ bị trượt chân, sẩy chân hay đi lắc lư rồi té ngã; trẻ có thể cảm thấy nhiều trở ngại khi phải đi lên các bậc thang hoặc khi đi bằng gót chân, bằng mũi chân. Ngoài ra trong quá trình chơi đùa, chúng ta cũng có thể nhận thấy trẻ gặp khó khăn khi chuyển đổi tư thể từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng hay khi phải đẩy một vật gì đó.

Một quá trình diễn biến thường gặp của bệnh teo cơ chân ở trẻ em ví dụ như trẻ có thể khởi phát bằng việc teo và yếu các nhóm cơ gấp chủ yếu ở bàn chân khiến cho bàn chân giống như bị buông thõng và dẫn đến dáng đi không thể ngay thẳng như người bình thường. Dần dần, các cơ cứ bị teo từ cơ bàn chân, cơ ngón chân cho tới cơ cẳng chân. Bàn chân của trẻ lúc này cứ như đang được “treo hờ hững”.

Thỉnh thoảng, một triệu chứng có vẻ hơi lạ nhưng hoàn toàn hợp lý đó là bắp chân trẻ to ra. Đó là khi các cơ đang dần dần bị phá hủy và được thay thế bằng các mô mỡ. Khi ấy bắp chân có thể “to” nhưng không “chắc”.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây teo cơ chân ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Không thường xuyên tập thể dục

  • Chấn thương thần kinh

  • Các bệnh thần kinh

  • Viêm cơ dẫn đến bại liệt

  • Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên

  • Hội chứng Guillain Barre

  • Bệnh loạn dưỡng cơ bẩm sinh

  • Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

  • Bệnh loạn dưỡng cơ gốc chi

  • Bệnh loạn dưỡng cơ tăng trương lực

  • Các bệnh ác tính

  • Bỏng

  • Chấn thương

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Đột quỵ

  • Chấn thương tủy sống

  • Các rối loạn về mặt di truyền

  • Suy dinh dưỡng

3. Chẩn đoán

Để chẩn đoán trẻ mắc bệnh teo cơ chân, ngoài việc bác sĩ phải hỏi bệnh kĩ lưỡng về tiền sử bệnh của trẻ, tiền sử bệnh gia đình, những vấn đề có thể ảnh hưởng lên cơ bắp của trẻ, v.v… và tiến hành một cuộc thăm khám toàn diện thì người bác sĩ đó cũng phải có một “độ nhạy” lâm sàng nhất định.

Ngoài ra, việc cho trẻ làm các xét nghiệm (công thức máu, sinh thiết cơ, di truyền) cũng giúp cho việc chẩn đoán là chính xác nhất.

4. Điều trị

Xuất phát từ việc bệnh teo cơ chân ở trẻ em thường là do các nguyên nhân liên quan tới rối loạn di truyền và các bệnh bẩm sinh nên vấn đề chữa trị khỏi vẫn là một câu hỏi lớn thách thức nhiều bác sĩ và các nhà nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu với mục đích tìm ra nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị bệnh vẫn đang được khuyến khích và đẩy mạnh.

Cách tốt nhất hiện nay có thể áp dụng là cải thiện các chức năng cơ – xương – khớp của trẻ từ sớm và cố gắng làm chậm quá trình bệnh gây ra các tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ.

Các phương pháp trị liệu được đánh giá là có hiệu quả hiện nay bao gồm : vật lý trị liệu, xoa bóp chân, ngâm chân trong nước nóng, v.v….

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

teo cơ chân ở trẻ em

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Rõ ràng, teo cơ và cụ thể hơn là teo cơ chân, là một bệnh nguy hiểm vì vẫn chưa có phương pháp cụ thể để điều trị dứt điểm với tần suất mắc bệnh không phải là thấp. Vì vậy, để có thể có những phương án can thiệp sớm nhằm giảm thiểu những tác động xấu và mang lại cho trẻ chất lượng cuộc sống tốt, ba mẹ và người thân hãy luôn quan tâm trẻ mọi lúc mọi nơi để có thể nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh và tìm gặp bác sĩ trong những giai đoạn đầu của bệnh.

Để điều trị bệnh teo cơ chân với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Thu Thủy

    Chào bác sĩ. Con tôi bị mắc bệnh này nhờ bác sĩ tư vấn và gíup đỡ bênh tình đã đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

    11/07/2018
Huỳnh Thị Giang (12/07/2023)
Chào bác sĩ , năm nay con 15 tuổi , con bị teo cơ bẩm sinh từ nhỏ tới bây giờ, cho con hỏi chân con có điều trị được không ạ và chi phí cỡ bao nhiêu ạ
Đinh Thị Hồng(24/11/2022)
Chào bác sĩ. Con tôi nay đã được 22 tháng nhưng do tiêm chủng vắc xin vào đùi. Hiện nay chỗ tiêm ở đùi bị teo cơ. Nay tôi rất lo lắng không biết điều trị thế nào cho cháu.
thanh tâm trần thị (06/05/2020)
Chào bác sĩ, con tôi mới 5 tháng tuổi nhưng 2 bàn chân của bé buông thỏng không có sức và cũng k nâng lên dc, 2 bàn chân của bé cũng k phát triển, chỉ lớn hơn lúc mới sinh 1 chút. Bé trc của tôi cũng bị vậy nhưng nó đã mất rồi. Tôi cũng đã đi khám cho bé trc ở bệnh viện nhi đồng 1 nhưng k có kết quả cụ thể, chỉ cho tập vật lý trị liệu phần gân gót. Bé sau của tôi cũng bị vậy, tôi rất lo nhưng không biết điều trị cho bé ở đâu. Mong các bác sĩ giúp đỡ ah.
Phúc (08/05/2020)
Bạn nên đưa con bạn đi khám bác sĩ chuyên khoa để có kết quả cũng như chẩn đoán tốt hơn.
Nguyễn văn Dân (14/02/2020)
Chào bác sĩ bé nhà em lên 3 tuổi bị teo cơ chân đi lại yếu xin bác sĩ tư vấn ạ
Cản ơn bác sĩ !

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung