Tăng huyết áp kháng trị là gì? Khi nào thì cần phải điều trị?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tuổi càng cao thì càng khó kiểm soát mức huyết áp, nhiều người đã phải sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp của mình. Tuy nhiên điều khó khăn là nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp kháng trị. Vậy tăng huyết áp kháng trị là gì, phải điều trị ra sao?
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
Tăng huyết áp kháng trị là gì?
Từ nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Hoa Kì đã cho thấy có khoảng 54% đến 67% đàn ông tuổi trên 65 tuổi có huyết áp tâm thu (số đo huyết áp trên) trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương (số đo huyết áp dưới) trên 90 mmHg.
Các thuốc thường được dùng trong điều trị tăng huyết áp bao gồm thuốc ức chế kênh canxi (CCB), thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc lợi tiểu, có thể dùng đơn lẻ từng loại hoặc kết hợp các loại thuốc này với nhau. Thuốc ức chế kênh canxi (CCB) và ức chế men chuyển (ACEI) sẽ giúp làm dãn mạch, còn thuốc lợi tiểu giúp thải bớt lượng muối và nước ra khỏi cơ thể. Những thuốc này thường đưa mức huyết áp về giá trị bình thường. Tuy nhiên có nhiều nam giới không đáp ứng với điều trị. Nếu huyết áp vẫn trên 140/90 mmHg dù đã điều trị liều cao nhất kết hợp cả 3 loại thuốc (trong đó có lợi tiểu) thì được gọi là tăng huyết áp kháng trị.
Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn cứ để huyết áp tăng quá cao rồi mới bắt đầu điều trị. Đặc biệt tăng huyết áp kháng trị thì sẽ khó kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ bị đau tim hay đột qụy.
Khi nào là tăng huyết áp nhưng không phải kháng trị?
Thỉnh thoảng huyết áp tăng có thể phản ánh những yếu tố khác chứ không phải do kém đáp ứng với thuốc. Ví dụ:
- Cách đo sai: trường hợp này thỉnh thoảng vẫn xảy ra, huyết áp bạn có thể cải thiện nhưng bao quấn đo ở tay có thể gây sai số. Bạn hãy thử đo nhiều lần ở nhiều thời điểm trong ngày.
- Không uống thuốc hợp lý: một nghiên cứu trong năm 2014 cho thấy cứ 4 bệnh nhân sẽ có 1 người không uống thuốc hoặc uống không đủ liều. Có nhiều người quên uống thuốc, hoặc có trường hợp sợ tác dụng phụ của thuốc hoặc vì thuốc quá mắc. Bạn hãy tham vấn với bác sĩ về những vấn đề gặp phải khi dùng thuốc.
- Hội chứng áo choàng trắng: một số bệnh nhân khi đến phòng khám hoặc bệnh viện có hội chứng này, do thấy nhân viên y tế những người mặc áo blouse trắng dẫn đến sợ hãi sẽ gây sai số huyết áp. Nếu bạn gặp phải hội chứng này hãy nhờ điều dưỡng hoặc bất cứ nhân viên y tế nào đo huyết áp lại sau khi bạn đã ổn định. Bạn cũng có thể giảm lo lắng bằng cách khi đi khám nên có người thân và bạn bè đi theo hỗ trợ.
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị
Khi bác sĩ mới chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc làm giảm huyết áp. Phải mất khoảng 2 tuần mới có thể thấy rõ hiệu quả của thuốc và bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp của bạn sau 1 tháng. Bác sĩ sẽ biết được thuốc có hiệu quả hay không, để quyết định có cần tăng liều thuốc hoặc thêm loại thuốc khác. Mục tiêu là cần điều trị với liều thuốc thích hợp nhưng vẫn có hiệu quả cho bệnh nhân.
Bạn cần sử dụng bao nhiêu loại thuốc tùy thuộc những yếu tố như chỉ số huyết áp (ví dụ huyết áp tâm thu từ 150 mmHg trở lên sẽ dùng trên 2 loại thuốc huyết áp), tuổi và có béo phì hoặc ít vận động.
Thuốc chỉ là một phần trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ khuyên bạn cũng nên thay đổi lối sống ví dụ như giảm cản, ngưng hút thuốc, giảm muối trong chế độ ăn và phải vận động nhiều hơn, tất cả điều này đều giúp làm giảm huyết áp.
Tuy nhiên bởi vì thay đổi lối sống sẽ có hiệu quả từ từ nhưng lâu dài, và với những tình huống khẩn cấp hay cần hiệu quả điều trị nhanh thì tốt nhất vẫn là dùng thuốc không nên chần chừ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Tìm ra nguyên nhân kháng thuốc
Nếu bạn phải dùng đến liều tối đa của cả 3 loại thuốc trị tăng huyết áp mà vẫn không hiệu quả - và thay đổi lối sống cũng không giúp ích – thì nên gặp bác sĩ, họ sẽ tìm xem những nguyên nhân khác gây tăng huyết áp ví dụ như bệnh thận, bệnh Cushing hoặc u tuyến thượng thận. Sau đó, bác sĩ sẽ tìm ra những nguyên nhân nền khác ví dụ như:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: tình trạng này nổi bật là sự ngưng thở kéo dài từ vài giây đến vài phút trong lúc ngủ. Một nghiên cứu trong năm 2014 trên báo Journal of Clinical Sleep Medicine đã cho thấy hội chứng này làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp kháng trị lên gấp 4 lần.
- Thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAID) gồm những thuốc giảm đau thường thấy trên thị trường như ibuprofen và naproxen. Nghiên cứu trong năm 2012 trên 1340 người sử dụng NSAID và 1340 người dùng thuốc giảm đau không phải NSAID thì kết quả cho thấy người sử dụng NSAID làm tăng huyết áp tâm thu lên 2 mmHg khi so sánh với người không sử dụng NSAID. “Nếu bạn đang dùng NSAID liều cao hơn liều giảm đau thông thường thì hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng” theo lời bác sĩ Fisher.
- Rượu bia: uống rượu bia nhiều có thể gây tăng huyết áp. Nam giới nên hạn chế lượng cồn uống, giảm còn 28g rượu nguyên chất mỗi ngày.
Thử loại thuốc khác
Nếu bạn không đáp ứng với 3 loại thuốc làm giảm huyết áp thì bác sĩ có thể sẽ thử những thuốc ít dùng hơn ví dụ như spironolactone hay eplerenone.
Nghiên cứu trong năm 2017 từ Hiệp hội tim mạch châu Âu đã so sánh điều trị trên 314 người bị tăng huyết áp kháng trị và kết quả cho thấy spironolactone (một loại thuốc lợi tiểu khác) tỏ ra hiệu quả hơn những thuốc cũ thường dùng. Mặt hạn chế của thuốc này là các tác dụng phụ, đặc biệt trên nam giới làm nhũ hóa tuyến vú hoặc tăng kali máu ở người bị bệnh thận.
Một nghiên cứu nhỏ khác trên 57 người bị tăng huyết áp kháng trị, kết quả nghiên cứu công bố vào năm 2016 cho thấy việc thêm eplerenone kết hợp với 3 loại thuốc chuẩn điều trị trong vòng 12 tuần giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khi so sánh với nhóm không dùng eplerenone.
Để điều trị bệnh tăng huyết áp, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi