Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Một quan niệm sai lầm phổ biến là tăng huyết áp hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ. Tuy nhiên, gần một nửa người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp là phụ nữ.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
Mang thai và những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ
Từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp nhiều hơn đàn ông. Tăng huyết áp không liên quan đến giới tính, nhưng trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, các vấn đề về sức khoẻ như mang thai, ngừa thai và mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.
Huyết áp trong thời kì sinh đẻ
Thuốc tránh thai
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc tránh thai làm tăng huyết áp ở một số phụ nữ. Khả năng mắc bệnh tăng huyết áp tăng lên khi người phụ nữ đó thừa cân, từng bị tăng huyết áp trong suốt thời gian tiền sản, có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp hoặc bệnh thận nhẹ. Sử dụng thuốc ngừa thai và hút thuốc lá đặc biệt nguy hiểm đối với một số phụ nữ.
Trước khi uống thuốc tránh thai, bạn nên:
- Gặp bác sĩ để biết rõ về những yếu tố nguy cơ có thể xảy ra
- Đảm bảo bác sĩ có kiểm tra huyết áp trước khi kê các toa thuốc ngừa thai cho bạn.
- Kiểm tra huyết áp 6 tháng một lần.
Mang thai và tiền sử bị tăng huyết áp
Làm theo lời khuyên của bác sĩ và kiểm soát huyết áp một cách cẩn thận có thể giúp đảm bảo quá trình mang thai của bạn bình thường và đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, tăng huyết áp có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn đang dùng thuốc và muốn có thai, trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu bạn đã bị tăng huyết áp, mang thai có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Mỗi phụ nữ sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau, vậy nên bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Hầu hết những phụ nữ bị tăng huyết áp nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa này trước khi mang thai:
- Kiểm soát tốt huyết áp của bản thân.
- Xem xét chế độ ăn uống và hạn chế muối.
- Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe của bạn.
- Nếu bạn thừa cân, cần giảm cân để giúp bạn có thai kì an toàn hơn và sức khỏe em bé tốt hơn.
- Không hút thuốc lá.
- Không uống rượu.
- Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp (hoặc bất kỳ thuốc nào khác), hãy hỏi bác sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang dùng bao gồm các thuốc bổ sung và thực phẩm chức năng. Không được tự ý ngưng uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Kiểm soát tốt huyết áp của bạn trong khi mang thai có thể ngăn ngừa:
- Tổn thương thận và các cơ quan khác.
- Trẻ sinh nhẹ cân và sinh non
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Phụ nữ đang dùng thuốc ức chế men chuyển ACEI hoặc ARBs để điều trị tăng huyết áp không nên mang thai. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được đánh giá và tư vấn.
Tăng huyết áp trong thời gian mang thai
Một số phụ nữ chưa từng bị tăng huyết áp trước đó nhưng lại bị tăng trong thời gian mang thai. Nếu tình trạng tăng huyết áp này xảy ra sau 20 tuần mang thai, nó được gọi là tăng huyết áp thai kỳ, một dạng tăng huyết áp thứ phát do thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Nếu người mẹ không được điều trị, tình trạng huyết áp cao có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con. Đó là lý do tại sao bác sĩ thường theo dõi huyết áp của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Chứng tiền sản giật
Tiền sản giật (đôi khi được gọi là ngộ độc máu thai kỳ) là một tình trạng liên quan chặt chẽ đến tăng huyết áp thai kỳ, thường bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật được đặc trưng bởi triệu chứng tăng huyết áp và tăng protein trong nước tiểu. Sanh là phương thức điều trị duy nhất cho chứng tiền sản giật.
- Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ tiền sản giật:
- Mang thai lần đầu
- Có tiền sản giật ở lần mang thai trước
- Tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận mãn tính hoặc cả hai
- Hội chứng tăng đông máu, có cơ địa dễ hình thành cục máu đông
- Đa thai
- Thụ tinh trong ống nghiệm
- Tiền sử gia đình bị tiền sản giật
- Bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2
- Béo phì
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Tuổi từ 40 trở lên
Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con vì:
- Tổn thương nhau thai
- Tổn thương thận, gan và não của người mẹ.
- Gây ra các biến chứng ở thai nhi như trẻ sinh nhẹ cân, sanh non và thai chết lưu.
Các triệu chứng đáng chú ý của bệnh tiền sản giật không hiện diện trên tất cả phụ nữ mang thai. Khi triệu chứng xảy ra, nó có thể bao gồm các triệu chứng sau đây:
- Đau đầu
- Thay đổi thị lực
- Đau bụng
- Sưng phù
Phòng ngừa tăng huyết áp thai kì hoặc tiền sản giật
Không có biện pháp nào được chứng minh có thể ngăn ngừa tăng huyết áp hoặc tiền sản giật ở thời kỳ thai nghén và không có xét nghiệm nào dự đoán hoặc chẩn đoán những tình trạng này. Chỉ có đi khám bác sĩ thường xuyên mới có thể xác nhận cho bạn rằng bạn đang có 1 thai kì khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp của bạn và kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu của bạn. Để mang thai khỏe mạnh, bạn nên:
- Chăm sóc sức khỏe từ lúc bắt đầu mang thai và phải khám thai định kì theo lịch hẹn
- Hãy theo dõi huyết áp tại nhà.
- Kiểm soát huyết áp của bạn bằng cách hạn chế lượng muối ăn vào và vận động cơ thể thường xuyên.
Tăng huyết áp sau mãn kinh
Mặc dù huyết áp của bạn luôn trong giới hạn bình thường trước đó nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp vẫn tăng lên đáng kể sau khi mãn kinh. Thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm tra huyết áp của bạn và được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng xấu của tăng huyết áp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi