Phương pháp điều trị bệnh lao xương khớp là gì

Phương pháp điều trị bệnh lao xương khớp là gì

Các phương pháp điều trị bệnh lao xương khớp cần phải được triền khai và tiến hành sớm, mỗi cách kéo dài ít nhất 18 tháng, điều trị nội khoa, ngoại khoa là phổ biến.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Điều trị bệnh lao xương khớp

Vi khuẩn lao có thể tấn công tới tất cả các xương khớp. Các xương khớp xốp, càng lớn và chịu sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, thậm chí chúng có thể tấn công và phá hủy bộ khung nâng đỡ cơ thể. Đích ngắm đầu tiên của vi khuẩn lao khi tấn công vào xương khớp chính là các khớp, nhất là khớp háng, khớp gối và cột sống. Tổn thương thường khu trú ở một vị trí, rất ít khi ở nhiều vị trí. Trong đó lao cột sống chiếm 60-70%, lao khớp háng chiếm 15-20%, lao khớp gối chiếm 10-15%, lao khớp cổ chân 5-10%, lao khớp bàn chân 5%.

Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Để điều trị bệnh thường áp dụng các phương pháp phổ biến.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị lao xương khớp nội khoa là chủ yếu, điều trị sớm, đúng nguyên tắc từ đầu. Phối hợp 4 đến 5 loại thuốc chống lao trong giai đoạn điều trị tấn công. Điều trị phối hợp các thuốc chữa triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng.

-  Cố định và vận động

Trước đây điều trị lao xương khớp chủ yếu là cố định, chờ đợi cho bệnh nhân tiến tới giai đoạn ổn định một cách tự nhiên, vì vậy cố định thường phải để rất lâu, hàng năm và cố định bằng bó bột. Phần lớn bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thường bị teo cơ và cứng khớp rất trầm trọng.

-  Quan niệm hiện nay có nhiều thay đổi:

  • Cố định trong suốt thời gian bệnh tiến triển, nhưng không hoàn toàn và không liên tục, tốt nhất là sử dụng các giường bột và máng bột, có thể nằm trên nền phẳng cứng để bệnh nhân thay đổi tư thế nhiều lần trong ngày, tránh được các hiện t−ợng cứng khớp và teo cơ. Trừ trường hợp nặng, tổn thương ở cột sống cổ cần phải cố định bằng bột để tránh tai biến ép tuỷ.
  • Những trường hợp tổn thương nhẹ được chẩn đoán sớm, chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động và gắng sức là đủ, không cần cố định bằng bột.

2.  Điều trị ngoại khoa

-  Chỉ định

  • Lao cột sống có nguy cơ chèn ép tuỷ sống hoặc đã ép tuỷ.
  • Lao có ổ áp xe lạnh ở tại chỗ hoặc di chuyển ở xa.
  • Tổn thương lao phá huỷ đầu xương nhiều.
  • Khớp bị di lệch có ảnh hưởng nhiều đến chức năng sau này.

-  Phương pháp

  • Mổ sớm sau khi điều trị nội khoa tích cực từ 1 – 3 tháng. Sau mổ điều trị tiếp 6 – 9 tháng.
  • Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà phương pháp mổ sẽ làm là cắt bỏ bao hoạt dịch, lấyổ ép xe lạnh, lấy xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, cố định cột sống. Sau khi mổ nên cố định 1 – 3 tháng sau mới cho vận động trở lại.

3. Phẫu thuật chỉnh hình

  • Hạn chế di chứng, di lệch, biến dạng khớp hoặc giải phóng sự chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.
  • Dẫn lưu, nạo áp xe lạnh, nạo ổ khớp trong trường hợp bắt buộc.

4. Vật lý trị liệu

  • Được chỉ định khi những triệu chứng viêm hết. Sau khi bất động, vật lý trị liệu giúp phục hồi hoạt động sinh lý của khớp.

Xem thêm Các biện pháp phòng chống bệnh lao xương khớp để có thể phòng chống bệnh lao khớp hiệu quả.

Dù là áp dụng biện pháp nào thì để điều trị bệnh bạn cũng cần phải khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Lao khớp

Các biện pháp phòng chống bệnh lao xương khớp
Các biện pháp phòng chống bệnh lao xương khớp thường là cách ly người bệnh, có một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và...
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao xương khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh lao xương khớp chủ yếu là do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2...
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh lao xương khớp
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao xương khớp thường là sốt vừa và nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, sút cân, đau tại vị trí bị tổn thương và hạn chế...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung