Viêm gân
Viêm gân là một bệnh có thể xảy ra ở bất cứ dây chằng nào trên cơ thể, phổ biến nhất là xảy ra xung quanh vai, khuỷnh tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
2. Triệu chứng của bệnh viêm gân
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gân
4. Biến chứng của bệnh viêm gân
1. Bệnh viêm gân là gì?
Viêm gân là sự viêm nhiễm hoặc kích ứng của gân sợi dây chằng nối từ cơ đến xương góp phần giữ cho hoạt động của khớp được linh hoạt. Do đó gân bị viêm tuy là dạng tổn thương ngoài khớp nhưng người bệnh vẫn sẽ có cảm giác đau khi khớp cử động.
Một số tên gọi khác của viêm gân gợi ý tình trạng viêm gân dai dẳng do hoạt động thể lực đặc thù của các môn thể thao như:
- Khuỷnh tay Tennis
- Khuỷnh tay của người chơi Golf
- Vai người giao bóng
- Vai người bơi lội
- Đầu gối người nhảy xa
Nếu viêm gân nghiêm trọng và dẫn đến đứt gân, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật. Nhưng trong hầu hết trường hợp, viêm gân được điều trị thành công khi kết hợp với nghỉ ngơi, vật lí trị liệu và sử dụng thuốc giảm đau.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm gân
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gân xảy ra ở các dây chằng, nơi các dây chằng này gắn vào xương, gồm:
- Đau thường được miêu tả là đau âm ỉ, đặc biệt là khi di chuyển các chi hoặc khớp đang bị tổn thương
- Đau nhẹ
- Sưng nhẹ
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp viêm gân đều có thể tự điều trị được. Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bị đau của bạn vẫn còn kéo dài và cản trở sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gân
Mặc dù viêm gân có thể là do chấn thương đột ngột, nhưng tình trạng này cũng có thể do sự lặp đi lặp lại một hoạt động trong thời gian dài. Hầu hết người mắc bệnh viêm gân do công việc hoặc sở thích của họ liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cho các dây chằng thực hiện nhiệm vụ cần thiết bị tổn thương.
Sử dụng các kỹ thuật thích hợp rất quan trọng khi tập luyện thể thao hoặc các hoạt động hằng ngày. Kỹ thuật không đúng khiến gân bị quá tải và dẫn đến tình trạng viêm các dây chằng.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm gân
Viêm gân có thể liên quan đến tuổi tác, công việc hoặc tham gia một môn thể thao nào đó.
Tuổi tác
Khi con người già đi, gân sẽ kém linh hoạt hơn, điều này khiến gân dễ bị tổn thương.
Công việc
Viêm gân thường gặp ở những người có công việc liên quan đến:
- Chuyển động lặp đi lặp lại
- Tư thế làm việc khó khăn
- Ở những nơi nằm trên cao
- Có sự rung động
- Làm việc quá sức
Thể thao
Bạn dễ bị viêm gân nếu môn thể thao bạn tham gia liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi kỹ thuật của bạn không đúng. Chẳng hạn các môn thể thao như:
- Bóng chày
- Bóng đá
- Bowling
- Golf
- Chạy
- Bơi lội
- Tennis
4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm gân
Bệnh viêm gân nếu không điều trị thích hợp, có thể làm tăng nguy cơ bị đứt gân – tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm gân, bạn có thể sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.
Nếu viêm gân kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, tình trạng này được biết là viêm gân bất thường. Tình trạng này gồm sự thoái hóa gân, cùng với sự phát triển các mạch máu bất thường.
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm gân
Chẩn đoán
Viêm gân có thể chuẩn đoán trong khám lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc kiểm tra hình ảnh khác nếu bác sĩ cần phải loại trừ các tình trạng khác có thể gây nên các dấu hiệu và triệu chứng tương tự.
Nên điều trị bệnh viêm gân với bác sĩ
Điều trị
Mục đích của việc điều trị viêm gân là để giảm đau hoặc giảm viêm. Thông thường, điều trị viêm gân gồm nghỉ ngơi, chườm đá và thuốc giảm đau, chúng có thể là tất cả phương pháp điều trị mà bạn cần.
Thuốc
Trị liệu
Có thể có lợi từ chương trình tập thể dục cụ thể được thiết kế để mở rộng và tăng cường các đơn vị cơ gân bị tổn thương. Ví dụ, các bài tập Eccentric – chúng tập trung sự co cơ khi các cơ đang dãn – đã được chứng minh cho thấy sự hiệu quả trong điều trị viêm gân mãn tính.
Phẫu thuật và phương pháp điều trị khác
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ở gân, điều trị bằng phẫu thuật là điều cần thiết, đặc biệt nếu gân bị đứt ra khỏi xương
Đối với viêm gân mãn tính, phương pháp tập trung các mô sẹo (FAST) là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu nhất bằng sóng siêu âm và các dụng cụ rất nhỏ được thiết kế để loại bỏ mô sẹo mà không xâm lấn tới các mô lành xung quanh.
FAST thực hiện được mục đích giống như phẫu thuật có xâm lấn nhưng được gây tê cục bộ trong một môi trường không cần phẫu thuật. Hầu hết người bệnh trở lại hoạt động bình thường trong vòng một đến hai tháng.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Để điều trị viêm gân tại nhà, R.I.C.E là từ viết tắt cần nhớ - nghỉ ngơi, chườm đá, nén và độ cao. Điều trị này có thể giúp tăng tốc độ phục hồi và giúp ngăn ngừa các vấn đề khác.
- Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động làm tăng thêm cơn đau và sưng. Không cố gắng làm việc hoặc chơi để qua cơn đau. Nghỉ ngơi là điều cần thiết để chữa lành các mô. Nhưng không có nghĩa là nghỉ hoàn toàn. Có thể làm các hoạt động khác và các bài tập không làm tổn thương gân. Bơi lội và tập thể dục dưới nước giúp chống chịu tốt.
- Chườm đá: để giàm đau, giảm co thắt cơ và sưng, chườm đá vào vùng bị thương khoảng 20 phút, vài lần trong một ngày. Khăn lạnh, massage bằng nước đá hoặc tắm trong nước đá đều có thể giúp bạn. Để massage bằng đá, đóng băng cốc nước đựng đầy nước để bạn có thể dùng cốc nước đó đặt trực tiếp lên da.
- Băng ép: khi tình trạng viêm sưng quá mức sẽ chèn ép các mô lân cận dẫn đến mất chuyển động trong khớp bị thương, băng ép vị trí bị viêm cho đến khi sưng chấm dứt. Tốt nhất là nên băng ép bằng vải và băng gạc đàn hồi vì vừa đảm bảo đủ áp lực băng ép mà vẫn không làm cản trở quá trình cung cấp máu cho vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
- Độ cao nâng cao vùng cơ thể bị viêm: Nếu viêm gân ảnh hưởng ở đầu gối, nâng cao chân bị ảnh hưởng cao hơn mức tim để làm giảm sưng
Mặc dù nghỉ ngơi là đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị viêm gân, nhưng không hoạt động trong thời gian dài sẽ dẫn đến tê cứng ở khớp xương. Sau một vài ngày nghỉ ngơi ở vùng bị thương, di chuyển nhẹ nhàng, chuyển động đầy đủ để duy trì tính linh hoạt cho các khớp.
6. Phòng chống bệnh viêm gân
Để tránh bị viêm gân, bạn nên:
Giữ cơ thể thoải mái: Tránh các hoạt động căng thẳng quá mức về gân, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau trong khi hoạt động, dừng ngay hoạt động và nghỉ ngơi.
Thay đổi thói quen: Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây ra đau, đặc biệt đau liên tục, hãy thử bài thể dục khác. Cross-trainning giúp bạn kết hợp bài thể dục liên quan đến sức mạnh, chẳng hạn như chạy bộ, kết hợp với bài thể dục tác động thấp hơn, ví dụ như đi xe đạp hoặc bơi lội.
Cải thiện kỹ thuật và chú ý an toàn trong luyện tập thể thao: nếu kĩ thuật của bạn trong một hoạt động hay tập thể dục là sai, có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về gân. Nên học tập hoặc nhận sự hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.
Căng cơ: trước khi tập thể dục bạn nên khởi động và căng tối đa phạm vi chuyển động của khớp. Điều này giúp giảm thiểu chấn thương ở các mô. Thời gian tốt nhất để căng cơ là sau khi khởi động, khi cơ bắp đang nóng lên.
Nơi làm việc thích hợp: Nếu có thể, hãy tối ưu không gian làm việc của bạn và điều chỉnh ghế, bàn phím và máy tính phù hợp với cân nặng, chiều dài cánh tay. Điều này giúp bảo vệ khớp xương và gân không làm việc quá sức.
Tăng cường cơ bắp trong hoạt động hoặc môn thể thao nào đó có thể giúp làm việc tốt hơn và chịu được áp lực lớn.
Bệnh viêm gân nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi