Viêm da
Viêm da là một bệnh phổ biến trong cuộc sống, tuy không lây nhiễm, nhưng nó có thể làm bạn khó chịu và ngại ngùng khi đi ra đường. Các loại viêm da thường gặp là viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã.
2. Triệu chứng của bệnh viêm da
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da
4. Biến chứng của bệnh viêm da
1. Bệnh viêm da là gì?
Viêm da là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng viêm của da. Viêm da có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xảy ra dưới nhiều hình thức. Bệnh thường có dạng ban ngứa, sưng và đỏ da.
Viêm da gây phồng giộp da, mụn nước, rỉ dịch, sau đó đóng mày khô hoặc bong ra. Bạn có thể tham khảo một số loại viêm da bao gồm:
- Viêm da cơ địa
- Viêm da tiếp xúc
- Viêm da tiết bã
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm da
Mỗi loại viêm da có thể có hình thái hay dạng ban khác nhau và có khuynh hướng xuất hiện tại các vị trí khác nhau trên cơ thể. Những loại viêm da phổ biến như:
Viêm da dị ứng: thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi sơ sinh, có dạng ban đỏ, ngứa và hay gặp nhiều nhất ở nơi có da hoạt động co giãn nhiều như bên trong nếp gấp khuỷu tay, phía sau đầu gối và ở phía trước cổ. Khi bạn gãi do ngứa nhiều thì có thể làm rỉ dịch và tạo vảy ở ban. Người bị viêm da dị ứng có thể cải thiện sau một thời gian nhưng sau đó có thể bùng phát đợt bệnh mới bất cứ lúc nào.
Bệnh viêm da dị ứng
Viêm da tiếp xúc: loại ban này xuất hiện ở vùng da trên cơ thể có tiếp xúc với chất gây kích thích hay dị ứng da. Ban dạng đỏ như thiêu cháy, ngứa hay cảm giác như ong chích, và có thể kèm mụn nước.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiết bã: bệnh viêm da tiết bã chủ yếu gây các mảng vảy da, đỏ da và gàu dai dẳng. Loại này thường ảnh hưởng lên các vùng da nhờn trên cơ thể như mặt, phần trên ngực và lưng. Bệnh có thể kéo dài theo từng đợt thuyên giảm và sau đó bùng phát trở lại. Ở trẻ sơ sinh, bệnh còn có tên tiếng Anh là “cradle cap”.
Bệnh viêm da tiết bã
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ khi:
- Bệnh gây khó chịu khi ngủ, làm bạn mất ngủ và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Bạn thấy đau đớn vùng ban da
- Nghi ngờ da bị nhiễm trùng
- Không hiệu quả khi thử các biện pháp chăm sóc da tại nhà
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da
Một số bệnh nền, chứng dị ứng, yếu tố di truyền và các chất dễ gây kích ứng có thể gây ra các loại viêm da khác nhau:
Viêm da dị ứng: loại viêm da này hầu như có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm khô da, bệnh di truyền, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn ở da và các yếu tố môi trường khác.
Viêm da tiếp xúc: bệnh này là hậu quả từ sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với một hay nhiều chất kích thích hay dị ứng – như chất độc từ cây cỏ, trang sức có chứa ni-ken, các sản phẩm chùi rửa, nước hoa, mỹ phẩm và một số chất bảo quản trong nhiều loại kem và lotion dưỡng da.
Viêm da tiết bã: bệnh có thể gây ra do nấm có trong sự tiết chất bã nhờn ở da. Người mắc viêm da tiết bã cần lưu ý bệnh có khuynh hướng xuất hiện theo mùa.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm da
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại viêm da. Các yếu tố này bao gồm:
Tuổi tác: viêm da có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào nhưng viêm da dị ứng (chàm) thường bắt đầu có ở tuổi sơ sinh.
Dị ứng và hen suyễn: người có tiền sử gia đình và bản thân mắc bệnh chàm, dị ứng, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì dễ mắc viêm da dị ứng (chàm) hơn.
Nghề nghiệp: những nghề phải tiếp xúc nhiều với kim loại, dung môi hóa chất hay chất tẩy rửa đều làm tăng nguy cơ của viêm da tiếp xúc. Nhân viên y tế khi tiếp xúc cũng có nguy cơ chàm da ở bàn tay.
Bệnh nền: một số bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ của viêm da tiết bã như suy tim, bệnh Parkinson và HIV.
5. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm da
Bệnh viêm da tuy không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người bệnh vẫn rất nặng nề:
- Viêm da khiến cho vùng da của bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu dẫn đến mất ngủ và ảnh hưởng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Khi bạn gãi những vùng ban da bị ngứa do viêm da có thể dẫn đến loét da và dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Sau đó nhiễm trùng có thể lan rộng nhưng hiếm khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Các vùng da bị thương tổn có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn.
6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm da
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định viêm da sau khi hỏi bệnh về các dấu hiệu và triệu chứng cũng như thăm khám da của bạn. Sau đó có thể bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu da nhỏ sinh thiết để loại trừ các bệnh lý ngoài da khác.
Test miếng dán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm da tiếp xúc, họ có thể sẽ đặt miếng dán lên da bạn để thực hiện test này và một lượng nhỏ các loạt chất khác nhau sẽ được đắp lên da.
Trong lần tái khám sau vài ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vùng da có đắp miếng dán để xem bạn có phản ứng mẫn da với chất nào. Loại test này tốt nhất là làm trong vòng 2 tuần và phải làm sau khi viêm da đã khỏi hoàn toàn. Nó khá hiệu quả trong việc đi tìm những chất gây kích thích hay dị ứng cho da.
Điều trị bệnh
Việc điều trị viêm da khá đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh cảnh của mỗi người. Kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại da, hầu hết việc chữa trị sẽ gồm một trong những bước sau:
- Thoa kem kháng viêm có thành phần corticoid
- Thoa kem hay lotion làm tăng cường hệ miễn dịch
- Dùng phương pháp quang học tự nhiên hay nhân tạo (điều trị với ánh sáng có tác động sinh học ở mức độ thấp, tần số ánh sáng thu hẹp) chiếu lên vùng da bị ảnh hưởng
Tự chăm sóc tại nhà
Những bước sau bạn có thể áp dụng để trị viêm da tại nhà:
- Dùng các sản phẩm hay thuốc có chứa thành phần kháng viêm và chống ngứa, chúng giúp làm giảm viêm và ngứa tạm thời.
- Đắp băng ướt và mát sẽ giúp làm dịu da bạn hơn.
- Tắm nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và cần ngâm mình trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày, sau đó lau khô da và bôi chất dưỡng ẩm lên da.
- Tránh cọ xát da và gãi ngứa da, và cần cắt móng tay để tránh trầy xước da.
- Mặc quần áo loại cotton
- Chọn chất giặt rửa loại nhẹ: bởi vì quần áo, ra trải giường và khăn sẽ tiếp xúc da bạn thường xuyên nên chọn loại bột giặt nhẹ và không mùi.
- Giữ ẩm da thường xuyên
- Tránh các chất gây kích thích hay dị ứng da
- Dùng các biện pháp làm giảm stress: vì các loại stress cảm xúc có thể gây ra đợt bùng phát của viêm da, do đó ta nên thư giãn hay cải thiện các hoạt động về thể chất và tinh thần.
7. Phòng chống bệnh viêm da
Tránh để da khô nhằm ngăn ngừa viêm da. Những mẹo sau đây có thể giúp làm giảm khô da khi tắm:
Tắm trong thời gian ngắn hơn: bạn cần giảm thời gian tắm còn 5-10 phút. Hãy dùng nước ấm thay vì nước nóng. Và dầu tắm cũng có thể giúp giữ ẩm tốt.
Nên chọn loại xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa da không mùi vì một số loại xà phòng có thể làm khô da bạn.
Lau khô nhẹ nhàng sau khi tắm bằng khăn mềm.
Dưỡng ẩm da: trong khi da bạn vẫn còn ẩm ướt sau khi tắm, hãy đắp kem hay dầu dưỡng ẩm. Và bạn nên thử dùng một số loại khác nhau để tìm xem loại nào thích hợp nhất cho làn da của bạn. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn loại an toàn, có hiệu quả, loại không mùi và chi phí có thể chấp nhận được.
Nếu như các cách tự chăm sóc và chữa bệnh tại nhà không có hiệu quả, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị bệnh một cách cụ thể. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi