Vết rạn da
Vết rạn da thì tuy không đau và cũng không gây nguy hiểm, nhưng nó lại khiến cho người mang nó cảm thấy mặc cảm, không tự tin về vẻ bề ngoài của da mình.
1. Vết rạn da là gì?
Vết rạn da là những đường sọc hay vết lồi lõm thường xuất hiện ở da vùng bụng, vú, hông, mông và đùi. Theo thời gian chúng sẽ mờ dần. Vết rạn gặp khá nhiều ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kì. Điều trị có thể giúp làm mờ vết rạn da nhưng không loại bỏ được chúng hoàn toàn.
2. Biểu hiện và triệu chứng của rạn da
Các vết rạn da thường không giống nhau. Chúng rất đa dạng tùy thuộc vào thời gian xuất hiện, nguyên nhân gây ra vết rạn da, nơi xuất hiện trên cơ thể và loại vết rạn da mắc phải. Một số loại thường gặp bao gồm:
- Những vệt hay đường sọc lồi lõm không đều trên da
- Những đường này có màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
- Sọc da màu trắng sẽ thấy mờ hơn khi ở dưới ánh đèn
- Thường thấy ở da bụng, ngực, hông, mông hay 2 bên đùi
- Những đường sọc này thường bao phủ một vùng da rộng lớn trên cơ thể
Vết rạn da trong thai kì
Vết rạn da ở tay
Vết rạn da lan rộng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Bạn cần đến khám bác sĩ nếu bạn thấy lo ngại và không tự tin về vẻ bề ngoài của mình hay khi các vết rạn da xuất hiện dày đặc trên cơ thể. Bác sĩ sẽ giúp tìm nguyên nhân gây ra vết rạn da và đưa ra một số biện pháp điều trị thích hợp.
3. Tác hại của vết rạn da
Tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra đau đớn cho người bệnh, nhưng bệnh rạn da lại khiến cho người bệnh cảm thấy lo ngại và mất đi tự tin với vẻ bề ngoài của mình. Rạn da khiến cho làn da của người bệnh biến đổi trở nên xấu xí và khó nhìn, đặc biệt là khi các vết rạn này lan rộng.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
4. Nguyên nhân gây ra vết rạn da
Rạn da hay nứt da gây ra bởi da bị căng dãn quá mức. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả di truyền, mức độ stress và nồng độ cortisol trong máu. Cortisol là một loại hormon được tiết ra từ tuyến thượng thận, khi hormon này được tiết quá mức sẽ gây ra yếu các sợi cơ làm chun dãn ở da và da trở nên kém đàn hồi.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rạn da
Bất kì ai cũng có thể bị rạn da, nhưng một vài yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ bị rạn da như:
- Giới tính nữ
- Có tiền sử bản thân hay tiền sử gia đình có người bị rạn da
- Trong thai kì, đặc biệt ở phụ nữ trẻ
- Béo phì hoặc dư cân
- Giảm cân không rõ nguyên nhân hay tăng cân một cách đột ngột
- Dùng thuốc có chứa corticoid
- Phẫu thuật vú
- Có hội chứng Cushing, hội chứng Marfan hay mắc những bệnh di truyền khác
5. Các phương pháp điều trị bệnh rạn da
Chẩn đoán
Vết rạn da hầu như chỉ cần thăm khám và hỏi bệnh sử là có thể chẩn đoán ra bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh nền khác làm tăng nồng độ cortisol máu thì khi đó có thể bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm khác.
Điều trị
Bạn có thể thấy khó chịu và không hài lòng về vẻ ngoài của da khi bị rạn da, nhưng bệnh này không nhất thiết phải điều trị vì chúng không làm nguy hại đến sức khỏe và sẽ mờ dần theo thời gian. Nếu bạn cần điều trị để nhanh chóng hết rạn da thì bạn cần lưu ý rằng điều trị chỉ có thể mang lại hiệu quả một phần và sẽ không làm khỏi hẳn các triệu chứng hoàn toàn.
Những phương pháp điều trị sau có thể giúp làm mờ vết rạn tuy nhiên những phương pháp này vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả lâu dài:
- Kem có chứa retinoid hay vitamin A: khi thoa kem lên da sẽ giúp làm cải thiện vết rạn da chỉ tồn tại trong vài tháng. Chất retinoid giúp tái tạo collagen, làm da mau lành hơn. Tuy nhiên loại chất này cũng có thể làm kích ứng da. Nếu bạn đang mang thai hay là người giữ trẻ, bạn cần tham vấn với bác sĩ về liệu pháp điều trị, vì một số tác dụng phụ của kem retinoid có thể ảnh hưởng trẻ nhỏ.
- Liệu pháp dùng quang học và tia laser: phương pháp này nhằm kích thích sự tăng trưởng của collagen và elastin ở da. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem phương pháp nào là phù hợp nhất cho bạn.
- Điều trị bằng công nghệ siêu mài da: đây là một loại thiết bị cầm tay giúp tẩy tế bào chết ở da và loại bỏ lớp da khỏe mạnh nhằm thúc đẩy quá trình lên da non và đàn hồi hơn.
Bạn cần gặp bác sĩ để tư vấn và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất hoặc có thể kết hợp các cách điều trị để việc điều trị được hiệu quả nhất. Những yếu tố sau đây cần được cân nhắc khi lựa chọn liệu pháp điều trị:
- Thời gian tồn tại vết rạn da
- Loại da của bạn
- Phù hợp và tiện ích cho bạn, một số liệu pháp cần do chính bác sĩ thực hiện và phải tái khám nhiều lần
- Chi phí, tất nhiên bạn nên chọn phương pháp nào vừa hiệu quả vừa trong khả năng kinh tế của bạn
Biện pháp tự chăm sóc
Nhiều loại kem và các sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là sẽ ngăn ngừa hay điều trị rạn da. Ví dụ một số sản phẩm có chứa bơ ca cao, vitamin E và acid glycolic thì không nguy hại cho cơ thể tuy nhiên chúng cũng không giúp cải thiện triệu chứng nhiều hơn.
Vết rạn da thường sẽ mờ dần theo thời gian và do đó bạn cần kiên nhẫn chờ đợi, không nhất thiết phải dùng các phương pháp tự chăm sóc da tại nhà.
6. Phòng chống bệnh rạn da
Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc bệnh rạn da là giữ cân nặng tối ưu. Trong suốt thai kì, bạn sẽ tăng cân trong một thời gian ngắn. Do đó để tránh tăng cân quá nhiều cần ăn uống điều độ và tập thể dục và cần được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề này. Điều này không những làm giảm nguy cơ bị rạn da mà còn làm sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn.
Nếu làn da của bạn vẫn không ngừng xuất hiện các vết rạn, bạn có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi