Trật khớp

Trật khớp

Trật khớp là một bệnh về cơ xương khớp thường gặp. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ sớm hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân lại thường có nguy cơ bị trật khớp trở lại nếu không biết cách phòng tránh.

1. Trật khớp là gì

2. Triệu chứng của trật khớp

3. Nguyên nhân gây trật khớp

4. Biến chứng của trật khớp

5. Điều trị trật khớp

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh trật khớp là gì?

Trật khớp là một tổn thương của khớp (vị trí hai hay nhiều xương kết nối với nhau), xảy ra khi các đầu tận của xương bị tác động khiến chúng di chuyển khỏi vị trí bình thường. Chấn thương đau đớn này sẽ làm biến dạng và bất động khớp tạm thời.

Trật khớp thường xảy ra ở vai và các ngón tay. Các nơi khác có thể xảy ra trật khớp là khuỷu tay, đầu gối và háng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị trật khớp, hãy tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức để có thể nắn chỉnh khớp trở lại vị trí đúng.

Nếu được điều trị đúng, đa số các trật khớp sẽ trở lại bình thường sau vài tuần nghỉ ngơi và hồi phục. Mặc dù vậy, một số khớp như khớp vai có nguy cơ trật trở lại.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trật khớp

Các triệu chứng của bệnh trật khớp có thể là:

  • Các biến dạng hay sự ra khỏi vị trí chỗ của các khớp
  • Sưng và bầm
  • Đau dữ dội
  • Không thể chuyển động khớp

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ta khó có thể phân biệt gãy xương và trật khớp. Nhưng cả hai chấn thương trên đều cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu được, hãy chườm đá và giữ yên khớp trong khi đang chờ gặp bác sĩ.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trật khớp

Trật khớp có thể xảy ra ở các môn thể thao đối kháng như bóng bầu dục, hockey và các môn thể thao mà người chơi hay té ngã như trượt tuyết, thể dục dụng cụ và bóng chuyền. Vận động viên bóng rổ và bóng bầu dục thường bị trật khớp ngón tay và bàn tay do các tai nạn va chạm với bóng, sân hay các người chơi khác.

Va chạm mạnh vào khớp trong tai nạn xe máy hay tiếp đất với tay duỗi ra khi té ngã cũng là các nguyên nhân thường gặp.

Chơi thể thao là nguyên nhân thường gặp gây ra trật khớp

Chơi thể thao là nguyên nhân thường gặp gây ra trật khớp

Yếu tố nguy cơ bị trật khớp

Các yếu tố nguy cơ của trật khớp bao gồm:

  • Dễ bị té ngã: Té ngã có khả năng gây trật khớp cao nếu bạn dùng tay để trụ khi té hay khi  bạn tiếp đất quá mạnh bằng các phần cơ thể như là hông  hay vai.
  • Di truyền: Một số người sinh ra với dây chằng lỏng lẻo hơn bình thường và dễ dẫn đến chấn thương hơn người khác.
  • Tập thể thao: Trật khớp xảy ra nhiều khi chơi các môn đối kháng và tương tác cao như thể dục dụng cụ, đấu vật, bóng rổ và bóng bầu dục.
  • Tai nạn xe máy: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của trật khớp háng đặc biệt là ở người không đeo dây an toàn.

4. Biến chứng của bệnh trật khớp

Các biến chứng của trật khớp bao gồm:

  • Rách cơ, dây chằng và các bó gân gia cố khớp bị tổn thương
  • Tổn thương mạch máu và thần kinh quanh khớp
  • Dễ tái phát nếu bị trật khớp quá nặng và lặp đi lặp lại
  • Phát triển thoái hóa khớp ở chỗ khớp trật khi già đi

Sự kéo giãn và rách dây chằng và các bó gân hỗ trợ khớp và tổn thương thần kinh mạch máu quanh khớp có thể bắt buộc phải phẫu thuật để phục hồi.

5. Các phương pháp điều trị bệnh trật khớp

Chẩn đoán

Ngoài việc xem xét vị trí tổn thương của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:

  • X- quang: X- quang khớp dùng để xác định trật khớp và bộc lộ các gãy xương hay các tổn thương khớp khác.
  • MRI: Xét nghiệm này giúp bác sĩ tiếp cận các tổn thương mô mềm xung quanh khớp trật.

Phương pháp điều trị bệnh trật khớp

Điều trị

Việc điều trị trật khớp tùy vào vị trí và độ nặng của chấn thương. Có thể bao gồm:

  • Giảm đau: Bác sĩ có thể sẽ di chuyển nhẹ nhàng để giúp các xương của bạn trở lại đúng vị trí. Tùy vào mức độ sưng và đau, đôi lúc bạn cần phải được gây tê tại chỗ hoặc thậm chí là gây tê toàn thân để nắn chỉnh xương.
  • Bất động: Sau khi xương trở về đúng vị trí, bác sĩ sẽ bất động khớp với một then cài hay băng đeo trong vài tuần. Việc bạn mang các dụng cụ này bao lâu phụ thuộc vào khớp chấn thương và độ nặng của tổn thương thần kinh mạch máu và các mô.
  • Phẫu thuật: Bạn cần phẫu thuật nếu bác sĩ không thể di chuyển các xương trật vào đúng vị trí đúng của nó hay nếu có tổn thương mạch máu, thần kinh hay dây chằng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu để điều trị trật khớp tái phát, đặc biệt là ở khớp vai.
  • Phục hồi chức năng: Sau khi then cài và băng đeo được tháo ra, bạn sẽ bắt đầu một chương trình phục hồi chức năng để phục hồi mức độ chuyển động và kéo giãn của khớp.

Nếu như những biện pháp tự chăm sóc tỏ ra không hiệu quả, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Việt Anh

    Tôi đang đi trên đường thì gặp tai nạn và bị trật khớp. Nó đau đến mức không thể chịu đựng được. Đi khám bác sĩ Thái và được nắn lại khớp thì mới đỡ. Bây giờ không còn cảm thấy đau nữa

    24/01/2018
  • Nam Hải

    Tôi có bị bệnh này rồi, hay bị lại lắm

    05/10/2017
  • Lý Thị Yến

    Tôi đã từng trải qua cảm giác bị trật khớp. Đau gần chết mọi người ạ. Phải đưa vào bác sĩ nắn lại khớp.

    28/09/2017
Khánh Duy Nguyễn (19/05/2018)
Hqa tôi bị té xe và va chạm đầu gối...khi đứng dậy thì khớp gối bên bị va chạm kh trụ đc mà bị qẹo ngang qa..đến giờ thì bị sưng quanh đầu gối. Để bình thường thì kh thấy nhức lắm...chỉ trụ kh đc và co dãn ngay cơ thì hơi thốn..mong BSĩ tư vấn cho tôi biết là bị gì ạ
Đặng Thành Trung (24/01/2018)
Trước đây, trong một lần đi đá bóng cùng với mấy người bạn chẳng may bị trật khớp. Đến tận bây giờ khi nhắc lại mà tôi vẫn cảm thấy rùng mình. Lúc bị trật khớp nó đau không thể tả nổi, cái này chắc chỉ có ai đã từng bị thì mới biết nó đau đến nhường nào. Kể từ hôm đấy tôi chẳng còn hứng thú với đá bóng nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...