Sỏi thận

Sỏi thận

Sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất cứ phần nào trên đường tiểu – từ thận đến bàng quang và niệu đạo. Sỏi thường được hình thành khi nước tiểu cô đặc, làm cho khoáng chất kết tinh và dính lại với nhau.

Khi sỏi thận di chuyển có thể gây ra cơn đau dữ dội, tuy nhiên sỏi thường không gây tổn thương vĩnh viễn nếu nó được phát hiện đúng thời điểm. Tùy từng trường hợp, mà bạn có lẽ không cần làm gì ngoài uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước để sỏi thận được đào thải ra ngoài. Trong các trường hợp khác, nếu sỏi bị khảm, hay dính vào đường tiểu, liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và nhiều biến chứng nặng nề thì phẫu thuật là cần thiết.

Bác sĩ sẽ khuyến cáo các biện pháp dự phòng để giảm nguy cơ sỏi thận tái phát nếu bạn có nguy cơ cao bị sỏi lại lần nữa.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

Bác sĩ Lưu Quang Việt

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

===

1 - Triệu chứng

2 - Nguyên nhân

3 - Các loại sỏi thận

4 - Những yếu tố nguy cơ

5 - Chẩn đoán

6 - Điều trị

7 - Phòng ngừa

1 - Triệu chứng

Sỏi thận có thể không gây triệu chứng gì cho đến khi chúng di chuyển trong thận của bạn và vào niệu quản (đường dẫn nối từ thận vào bàng quang). Lúc này, bạn có thể bị các triệu chứng và dấu hiệu như:

-    Đau dữ dội ở vùng hông lưng, dưới xương sườn.
-    Đau lan xuống vùng bụng dưới và bẹn cùng bên.
-    Đau quặn từng cơn và mức độ đau sẽ thay đổi.
-    Đau khi đi tiểu
-    Nước tiểu đỏ, nâu, hồng
-    Buồn nôn và nôn
-    Mắc tiểu kéo dài
-    Tiểu nhiều lần
-    Sốt và lạnh run nếu có nhiễm trùng kèm theo
-    Tiểu ít, buốt, gắt.

Sỏi thận gây đau thay đổi tùy trường hợp, nếu sỏi đi qua chỗ hẹp mức độ đau sẽ giảm, nếu sỏi đi đến chỗ hẹp mới, đau sẽ tăng dữ dội.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ

Bạn nên khám bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ dưới đây
-    Đau dữ dội khiến bạn không thể ngồi yên hay tìm được tư thế giảm đau nào.
-    Đau đi kèm buồn nôn và nôn ói
-    Đau kèm sốt và lạnh run
-    Tiểu máu
-    Tiểu khó

2 - Nguyên nhân

Sỏi thận thường không có nguyên nhân rõ ràng, dù nhiều yếu tố nguy cơ có thể gia tang tần suất gây sỏi thận.
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu bạn chứa nhiều hợp chất dạng kết tinh như canxi, oxalate, axit uric, mà nước tiểu bạn khó có thể hòa tan. Cùng lúc, nước tiểu có thể thiếu những hợp chất chống lại sự kết dính của các tinh thể, tạo ra môi trường lý tưởng hình thành sỏi thận.

3 - Các loại sỏi thận

Hiểu biết về các loại sỏi sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra được bằng chứng để giảm các nguy cơ gây ra sỏi thận. Nếu có thể, bạn nên cố giữ lại viên sỏi mà vừa tiểu ra được và mang đến cho bác sĩ của bạn để phân tích thành phần, từ đó sẽ đưa ra phương pháp để hạn chế tối đa khả năng tái lập sỏi.
Các loại sỏi bao gồm:
Sỏi canxi: Hầu hết sỏi là sỏi canxi, thường ở dạng canxi oxalate. Oxalate là một hợp chất tự nhiên tìm thấy trong thức ăn và cũng có thể được tạo ra hàng ngày từ gan của bạn. Vài thứ rau và quả, cũng như là hạt và sô cô la có hàm lượng oxalate cao. Những chế độ ăn chứa hàm lượng vitamin D cao, phẫu thuật nối ruột và nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa có thể tăng nồng độ canxi và oxalate. Sỏi canxi có thể xuất hiện ở dạng canxi phosphate. Đây là dạng sỏi xuất hiện phổ biện khi có các bệnh lý về chuyển hóa, chẳng hạn như toan hóa ống thận. Nó có thể liên quan đến đau đầu Migraine hay khi dung thuốc điều trị co giật, chẳng hạn Topiramate ( Topamax).
Sỏi struvite: Đây là loại sỏi liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Những sỏi này có thể to nhanh và thỉnh thoảng rất khó để phát hiện triệu chứng.
Sỏi axit uric: sỏi axit uric được hình thành ở những người không uống đủ nước hay mất quá nhiều dịch cơ thể, những người ăn chế độ đạm cao và những người bị gút. Những yếu tố gen có thể tăng nguy cơ sỏi axit uric.
Sỏi cystine: những sỏi này hình thành ở những người rối loạn di truyền mà gây ra tiết quá nhiều axit amin.

4 - Những yếu tố nguy cơ

Những yếu tố có thể gia tăng nguy cơ sỏi thận bao gồm:
- Tiền sử bệnh cá nhân và gia đình: Nếu người thân trong nhà có sỏi thận, bạn cũng có nguy cơ có sỏi. Và nếu bạn có sỏi thận, bạn sẽ có nguy cơ hơn sẽ bị hình thành viên sỏi mới
- Mất nước: Không uống nước đủ mỗi ngày có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Người sống ở khí hậu nóng và người hay đổ mồ hôi sẽ dễ bị sỏi hơn những người khác.
- Chế độ ăn: Ăn chế độ ăn đạm cao, muối và đường nhiều có thể tăng nguy cơ bị một số loại sỏi, đặc biệt là ăn mặn. Ăn quá nhiều muối sẽ tăng lượng canxi mà thận bạn phải lọc và tăng nguy cơ sỏi nhiều lần.
- Béo phì: người nặng cân, vòng eo lớn và tăng cân có nguy cơ bị sỏi thận.
- Phẫu thuật hay bệnh lý về đường tiêu hóa: Phẫu thuật nối dạ dày, viêm ruột hay tiêu chảy mạn tính có thể thay đổi tiến trình tiêu hóa và ảnh hưởng khả năng hấp thu canxi và nước, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong nước tiểu.
- Những tình trạng khác có thể tăng nguy cơ sỏi đường tiểu như: toan hóa ống thận, tiểu axit amin, cường tuyến cận giáp, nhiễm trùng đường tiểu,…

5 - Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có sỏi thận, bạn sẽ được làm một số xét nghiệm và tiến trình sau
Xét nghiệm máu: có thể tìm ra máu có nồng độ canxi hay axit uric cao. Xét nghiệm máu có thể giúp theo dõi chức năng thận và phát hiện các bệnh lý đi kèm khác.
Xét nghiệm nước tiểu: Thu thập nước tiểu 24 giờ có thể cho thấy bạn có tiết ra quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hay quá ít chất ngăn ngừa tạo sỏi hay không. Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy 2 mẫu nước tiểu của 2 ngày liên tiếp.
Chẩn đoán hình ảnh: Các phương tiện hình ảnh có thể cho bạn thấy sỏi trên đường tiểu. Các phương tiện có thể là chụp XQ bụng, nhưng có thể bỏ sót những sỏi nhỏ hay CT scan bụng không cản quang có thể phát hiện những sỏi nhỏ. Những phương tiện khác như siêu âm, XQ bụng hay CT scan bụng có bơm thuốc cản quang (mà cần thiết phải bơm chất cản quang vào mạch máu của bạn) sẽ khảo sát tốt đường tiểu của bạn, phát hiện được các nguyên nhân khác đi kèm như u bướu đường tiểu, hẹp đường tiểu.
Phân tích sỏi đã được tiểu ra từ đó bác sĩ sẽ xác định được thành phần và nguyên nhân từ đó lên kế hoạch ngăn ngừa sỏi thận.

6 - Điều trị

Điều trị sỏi thận khác nhau tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân

Sỏi nhỏ và triệu chứng nhẹ

Hầu hết sỏi thận nhỏ không cần can thiệp xâm lấn vào cơ thể. Bạn có thể tiểu ra sỏi nhỏ bằng cách
-    Uống nước: Uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp nước tiểu bài tiết và đẩy sỏi ra. Hay có thể uống nước đến khi nước tiểu bạn hầu như trong.
-    Giảm đau: Sỏi nhỏ thường gây khó chịu. Để giảm đau, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau để hạn chế tối đa mức độ đau.
-    Thuốc hỗ trợ điều trị sỏi: Bác sĩ có thể kê toa giúp sỏi thận được thải ra ngoài, chẳng hạn dùng thuốc để dãn cơ niệu quản, giúp bạn thải ra sỏi nhanh và ít đau hơn.

Sỏi lớn và sỏi gây ra triệu chứng

Sỏi thận mà không thể điều trị bảo tồn bao gồm sỏi to mà không thể tiểu ra hay bởi vì nó gây tổn thương thận, gây chảy máu hay nhiễm trùng tiểu tiến triển cần điều trị tích cực. Những tiến trình gồm:
Dùng sóng âm đánh vỡ sỏi: Tùy thuộc vào vị trí và kích thước sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tán sỏi ngoài cơ thể. Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng những sóng âm tạo ra những rung động mạnh mà sẽ gây vỡ sỏi thành mảnh nhỏ để bạn có thể tiểu ra. Tiến trình kéo dài khoảng 45 đến 60 phút và có thể gây đau tương đối, vì thế có thể bạn cần được sử dụng an thần hay tiền mê để giảm đau. Tán sỏi ngoài cơ thể có thể gây tiểu máu, bầm lưng hay bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận, và khó chịu khi các mảnh sỏi kẹt ở đường dẫn tiểu.
- Phẫu thuật để lấy sỏi to trong thận: Một tiến trình gọi là tán sỏi qua da sử dụng một đường rạch nhỏ, tạo đường hầm từ lưng bạn, dùng máy soi nhỏ để tán vỡ sỏi thận bằng nhiều nguồn năng lượng khác nhau. Bạn sẽ được gây mê suốt quá trình mổ và nằm viện sau mổ 1-2 ngày. Bác sĩ có thể khuyến cáo cách này khi tán sỏi ngoài cơ thể thất bại. Ngoài ra bác sĩ có thể phải mổ mở để lấy sỏi.
- Nội soi tán sỏi: Dùng để tán sỏi ở niệu đạo, bàng quang, sỏi niệu quản và một số trường hơp có thể tán được cả sỏi thận. Bác sĩ sử dụng máy soi nhỏ đi ngược dòng từ đường tiểu tiểu lên đến thận để tán. Khi sỏi được định vị, dụng cụ đặc biệt sẽ được dùng để bắn vỡ nát sỏi hay dùng rọ để bắt sỏi ra ngoài. Sau khi tán sỏi nội soi, bác sĩ có thể sẽ đặt ống thông nhỏ trong niệu quản để giảm sưng nề và hỗ trợ lành niệu quản. Bạn cần gây tê tủy sống hay gây mê khi thực hiện thủ thuật này.

>> Đọc thêm bài viết: Dẫn lưu thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm

7 - Phòng ngừa

Phòng ngừa sỏi thận có thể bao gồm kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

Thay đổi lối sống

Bạn có thể giảm nguy cơ sỏi thận nếu
- Uống đủ nước trong ngày: Nếu bạn có sỏi trước đó, bạn nên uống để tiểu ra khoảng 2,5 lit. Bác sĩ có thể đo lượng nước tiểu 24 giờ của bạn để đảm bảo bạn uống đủ nước. Nếu ngày nóng, trời khô hay bạn vận động thường xuyên, ra mồ hôi nhiều bạn nên uống nhiều nước hơn để tạo ra đủ lượng nước tiểu. Nếu nước tiểu nhạt và trong, bạn chắc chắn là đã uống đủ nước.
- Ăn ít thức ăn giàu oxalate. Nếu bạn có sỏi canxi oxalate, bác sĩ sẽ hạn chế bạn ăn nhiều thức ăn giàu oxalate như cây đại hoàng, củ dền, đậu bắp, cải bó xôi, cải cầu vồng, khoai tây ngọt, hạt, trà, sô cô la, và sản phẩm từ đậu nành.
- Chọn chế độ ăn ít muối và đạm động vật: Giảm lượng muối và chọn chế độ ăn đạm thực vật, như đậu tương, đậu phộng, đậu lăng, mè, minh quyết,…

Thuốc

Thuốc có thể kiểm soát lượng muối và khoáng trong nước tiểu tùy theo loại sỏi của bạn. Chẳng hạn nếu bạn có sỏi axit uric bác sĩ sẽ kê Allopurinol để giảm nồng độ axit uric trong máu và nước tiểu. Trong một số trường hợp, Allopurinol và một số chất gây kiềm hóa có thể hòa tan sỏi axit uric. Sỏi  Struvite bác sĩ có thể tầm soát và điều trị nhiễm trùng tiểu để hỗ trợ điều trị sỏi.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiết Niệu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

===

Bác sĩ khám, điều trị

Lưu Quang Việt

Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Quang Việt

Khoa: Nam khoa, Tiết niệu

Nơi làm việc: Bệnh Viện Trưng Vương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Tuấn

Bác sĩ Nguyễn Viết Tuấn

Khoa: Tiết niệu, Nam khoa

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    VŨ THỊ HƯƠNG DUNG(14/01/2020)
    Chào bác,tôi có vấn đề cần nhờ bác giải thích dùm vì giờ tôi và chồng đang rất hoang mang.Việc là chồng tôi bị sỏi thận ,đã khám ở bệnh viện BÌNH Dân,bác sĩ chỉ định mổ nhưng sau khi làm siêu âm,điện tim và xét nghiệm máu,bác sĩ nói chồng tôi dương tính,tôi và chồng hoang mang không biết tai sao như vậy,bác sĩ có thể giúp tôi tại sao kết quả xét nghiệm máu là dương tính không biết từ đâu,nguyên nhân nào có thể dẫn đến kết quả như vậy,chồng tôi bây giờ anh ấy gần như suy sụp khi nghe bác sĩ nói kết quả dương tính
    Trung (14/01/2020)
    Bạn và chồng bạn nên bình tĩnh mang tất cả kết quả xét nghiệm đến Hello Doctors để bác sĩ thăm khám trực tiếp sẽ hay hơn.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...