Dẫn lưu thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm
Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm thuộc chuyên khoa tiết niệu là dẫn lưu trực tiếp nước tiểu ra ngoài để nhu mô thận có cơ hội hồi phục chức năng, do đó bảo tồn được chức năng thận, giải quyết được tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn như nhiễm trùng máu... Thường dùng vào các trường hợp mang tính cấp bách và tạm thời để phục vụ cho phẫu thuật, tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.
=== Bác sĩ tham vấn thông tin: ✍ Các bác sĩ Tiết Niệu Hello Doctor === |
1.Dẫn lưu thận qua da là gì?
2.Khi nào cần dùng biện pháp dẫn lưu thận qua da?
3.Bước chuẩn bị
4.Các bước thực hiện dẫn lưu thận qua da
5.Xử lý tai biến
6.Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu
1.Dẫn lưu thận qua da là gì?
Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm là dẫn lưu trực tiếp nước tiểu ra ngoài để nhu mô thận có cơ hội hồi phục chức năng, do đó bảo tồn được chức năng thận, giải quyết được tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn như nhiễm trùng máu... tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.
Dẫn lưu thận qua da là 1 thủ thuật phổ biến trong khoa tiết niệu, được chỉ định trong nhiều hoàn cảnh nhưng thường mang tính chất tạm thời để giải quyết trong các trường hợp cấp tính sau đó mới tiến hành phẫu thuật hoặc chỉ giải quyết vấn đề triệu chứng ở những người bệnh không còn chỉ định phẫu thuật.
2.Khi nào cần dùng biện pháp dẫn lưu thận qua da?
Trường hợp tắc nghẽn đường bài xuất thể do một trong các nguyên nhân:
- Bệnh ác tính: Ung thư tử cung, tuyến tiền liệt, xương chậu di căn, ung thư của
hệ tiết niệu…
- Sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm xơ hóa co thắt niệu quản
- Chít hẹp niệu quản sau phẫu thuật
- Viêm ứ mủ bể thận
- Tắc nghẽn đường bài xuất trong thai kỳ và chưa thể xử trí triệt để được nguyên
nhân tắc nghẽn
- Những trường hợp cấp tính mà chưa thể phẫu thuật ngay do thể trạng người bệnh yếu, nhiễm trùng nặng:
+ Ứ mủ thận do sỏi thận, niệu quản (NQ) mà thể trạng không cho phép phẫu thuật
+ Suy thận cấp do hẹp NQ 2 bên, dẫn lưu thận cấp cứu sau đó mổ sau
- Người bệnh không còn chỉ định phẫu thuật: Hẹp NQ 2 bên do khối u chèn ép hoặc xâm lấn ở giai đoạn muộn
* Chống chỉ định (theo dõi chưa cần phẫu thuật):
- Có nhiễm trùng tại chỗ vùng chọc dẫn lưu
- Chống chỉ định tương đối: rối loạn đông máu nặng không đáp ứng với điều trị, nếu trường hợp tối cấp thì cần vừa điều trị rối loạn đông máu phối hợp tiến hành thủ thuật
- Đang được điều trị với chống đông: Aspirin, Warfarin, Heparin.
- Tăng huyết áp không kiểm soát được.
- Khối u thận, lao thận.
- Bệnh toàn thể nặng tiên lượng tử vong.
>> Đọc thêm bài viết: Tiểu không kiểm soát áp lực
3.Bước chuẩn bị
+ Người thực hiện:
- 1 bác sỹ chuyên khoa tiết niệu hoặc để thực hiện tốt hơn thì cần 2 bác sĩ: 1 bác sỹ cầm đầu dò siêu âm, 1 bác sỹ thực hiện đưa dẫn lưu vào bể
- 1 điều dưỡng phụ giúp bác sỹ tiến hành thủ thuật
+ Phương tiện hỗ trợ thực hiện
- Một giường thực hiện thủ thuật
- Máy siêu âm với đầu dò Convex 3,5 MHz đã sát khuẩn
- Một bộ túi camera vô khuẩn
- 4 chiếc săng vô khuẩn loại không lỗ
- 4 chiếc panh kẹp săng
- 4 ống thuốc gây tê lidocain 2%
- Bộ Sonde dẫn lưu 6 - 8F
- Một bộ dây truyền huyết thanh
- Một túi đựng nước tiểu
- Một lọ dung dịch Betadin sát trùng
- Nước muối sinh lý 0,9%: 1000ml
- Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 02 chiếc
- Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc
- Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói
- Găng tay vô trùng: 03 đôi
- Ống nghiệm: 04
- Bộ dụng cụ và thuốc chống choáng, chống sốc phản vệ
+ Người bệnh:
- Làm bilan trước mổ đánh giá: chức năng thận, tình trạng nhu mô thận cả 2 bên,các bệnh lý toàn thân, tiền sử can thiệp cũ vùng thắt lưng 2 bên.
- Người bệnh phải được làm các xét nghiệm về đông máu cơ bản và các xét nghiệm cơ bản khác.
- Dặn bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi tiến hành can thiệp 6 tiếng, nếu có thể thì nên thụt hậu môn.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức tiến hành, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra, người bệnh và gia đình được nghe bác sỹ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật.
+ Phương tiện:
- Máy siêu âm
- Kim chọc và bộ nong
- Guide wire
- Sonde dẫn lưu mono J
- Kim khâu và chỉ cố định
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu khâu vết thương
- Máy monitor theo dõi M, HA, Sp02
+ Thời gian phẫu thuật: tùy từng trường hợp, có thể từ 15-60 phút.
4.Các bước thực hiện dẫn lưu thận qua da
+ Tư thế: nằm nghiêng về bên đối diện bên tổn thương
+ Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc tiền mê tĩnh mạch
+ Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng chọc dẫn lưu
- Trải toan vô khuẩn
- Tê tại chỗ dưới da : thường dùng xylocaine 2%
- Dùng đầu dò siêu âm xác định vị trí bể thận đánh giá tình trạng nhu mô thận và các tạng lân cận.
- Chọc kim thăm dò vào bể thận dưới hướng dẫn siêu âm, khi kim vào đúng bể thận sẽ quan sát thấy trên siêu âm và thấy nước tiểu chảy qua kim.
- Dùng guide wire luồn qua kim vào bể thận.
- Dùng bộ nong tạo đường hầm rộng.
- Đưa sonde mono J qua đường hầm vào bể thận, đầu chữ J nằm trong bể thận.
- Cố định ngoài da bằng chỉ khâu.
- Nối sonde mono J với túi nước tiểu.
5.Xử lý tai biến
+ Theo dõi
- Tai biến thuốc gây tê, gây mê
- Chảy máu
- Rò nước tiểu
- Áp xe quanh thận
+ Xử trí tai biến:
- Tai biến thuốc gây tê, gây mê: tùy từng mức độ phản ứng với thuốc gây tê, tiền mê mà xử lý.
- Chảy máu: theo dõi màu sắc nước tiểu chảy qua dẫn lưu thận, nếu chảy máu ít điều trị nội khoa, nếu điều trị nội khoa không kết quả thì chụp mạch can thiệp nút mạch
hoặc phẫu thuật lại cầm máu.
- Áp xe quanh thận do rò nước tiểu: trước tiên là điều trị nội khoa kháng sinh, chống viêm. Nếu điều trị không hiệu quả thì phải mổ làm sạch dẫn lưu khoang quanh thận.
6.Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu
Nếu bạn có thắc mắc gì về dẫn lưu thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm cũng như các vấn đề về bệnh tình thuộc khoa tiết liệu. Bạn có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm
=== Bác sĩ tham vấn thông tin: ✍ Các bác sĩ Tiết Niệu Hello Doctor === |
Bình luận, đặt câu hỏi