Mụn cóc thông thường
Mụn cóc là một bệnh về da liễu mà nhiều người gặp phải. Bệnh gây ra những chấm nhỏ nổi trên da và có thể lây sang cho người khác khi chạm phải nó.
1. Bệnh mụn cóc thông thường là gì?
Mụn cóc thông thường (tên tiếng Anh là Common Warts), là sự tăng sinh da nhỏ, làm da sần sùi trên ngón tay hay bàn tay. Khi chạm vào cảm thấy nhám, ngoài ra mụn cóc còn có đặc điểm là giống như những chấm đen – thường gọi là hạt - những chấm này nhỏ có mạch máu bị vón cục.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc thông thường là từ virus và bị lây truyền khi chạm phải nó. Những người có hệ miễn dịch còn yếu như trẻ em và người trẻ thường dễ bị mụn cóc. Mụn cóc thường tự khỏi nhưng nhiều người muốn lấy nó ra do nó làm khó chịu và gây trở ngại.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường thường mọc ở ngón tay hoặc bàn tay và có thể có những đặc điểm sau:
- Cục u sần, nhỏ, có cùi
- Có màu như màu thịt, trắng hồng hay màu sạm
- Nhám khi chạm vào
- Mụn nhỏ, nằm rải rác, có mạch máu bị vón cục
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Mụn này gây đau hay thay đổi màu sắc
- Bạn cố chữa khỏi nhưng nó vẫn không hết, lan ra hay tái phát lại
- Nó làm bạn thấy khó chịu và cản trở những hoạt động thường ngày
- Hệ miễn dịch bị suy yếu do dùng thuốc ức chế miễn dịch, bị HIV/AIDS hay những bệnh miễn dịch khác
- Bạn không chắc là cái khối đó có phải là mụn cóc hay không
3. Tác hại của bệnh mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường không những gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn mà còn gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của người bệnh. Bệnh mụn cóc nếu không được chữa trị có thể lây lan và ảnh hưởng lớn đến làn da của người bệnh.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
4. Nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc thông thường
Mụn cóc bị gây ra do một loại virus có tên là Human Papillomavirus (HPV). Có hơn 100 loại HPV tồn tại, nhưng chỉ có một số ít gây ra mụn cóc trên bàn tay. Những loại HPV khác thường gây ra mụn cóc trên bàn chân và những vùng khác của da và màng nhầy. Hầu hết nhiều loại HPV gây tác hại xấu tương tự như mụn cóc thông thường, nhưng có một số loại lại gây ra bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung.
Bạn có thể bị lây mụn cóc từ da qua da do tiếp xúc với những người bị mụn cóc. Nếu bị mụn cóc, bạn có thể lây virus sang những vùng khác trên chính cơ thể mình. Bạn cũng có thể bị lây virus một cách gián tiếp nếu chạm phải những đồ vật mà người bị mụn cóc đã chạm vào như khăn tắm hay những dụng cụ khác. Virus thường lây thông qua những vết nứt trên da, như vết xứt ở cạnh móng tay. Cắn móng tay cũng khiến mụn cóc có thể lan ra các đầu ngón tay và xung quanh móng tay.
Hệ miễn dịch của mỗi người đáp ứng khác nhau với HPV, nên không phải ai tiếp xúc với HPV cũng bị mụn cóc.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh mụn cóc thông thường
Một số người có nguy cơ cao bị mụn cóc như:
- Trẻ em và những người nhỏ tuổi.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu như người bị nhiễm HIV/AIDS hay những người cấy ghép tạng.
5. Điều trị bệnh mụn cóc thông thường
Chuẩn bị trước khi đi khám
Đầu tiên bạn nên đi khám ở bác sĩ tổng quát. Nhưng bạn cũng có thể đi khám ở những bác sĩ chuyên khoa về da (bác sĩ da liễu). Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho cuộc hẹn với bác sĩ.
Bạn cần làm gì?
Mang theo tất cả những thuốc mà bạn sử dụng hằng ngày – bao gồm những thuốc không cần kê đơn và các thực phẩm chức năng.
Bạn có thể hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:
- Điều gì làm mụn cóc phát triển?
- Nếu tôi lấy nó ra, tôi có bị trở lại không?
- Có những cách nào để lấy mụn cóc ra và bác sĩ đề nghị cách gì thích hợp với tôi?
- Có những tác dụng phụ nào không?
- Bác sĩ có những cách tiếp cận ban đầu nào khác không?
- Nếu cái khối này không phải là mụn cóc thì tôi cần phải làm những xét nghiệm gì?
- Làm sao để ngăn ngừa mụn cóc?
Chẩn đoán
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị mụn cóc thông thường bằng một hay nhiều những kĩ thuật sau:
- Thăm khám mụn cóc.
- Lấy cái lớp trên cùng của mụn cóc để kiểm tra những dấu hiệu như chấm đen, mạch máu vón cục – những dấu hiệu rất phổ biến đối với mụn cóc.
- Lấy một phần nhỏ của mụn cóc ra (sinh thiết) và gửi đến các phòng thí nghiệm để phân tích và loại trừ những bệnh về da khác.
Điều trị
Hầu như mụn cóc thông thường tự hết mà không cần chữa trị, mặc dù phải mất cả năm hoặc 2 năm và có thể lại mọc thêm những mụn khác ở bên cạnh.
Một số người nhờ đến bác sĩ để chữa trị mụn cóc bởi vì việc chữa trị ở nhà không hiệu quả và mụn cóc này khiến họ thấy khó chịu, lây lan và mất thẩm mỹ.
Bác sĩ sẽ đề nghị một trong số những cách tiếp cận sau dựa trên vị trí của mụn cóc, triệu chứng và sự ưu tiên của bạn. Những cách này thì thường được sử dụng kết hợp với chữa trị tại nhà như salicylic acid.
Mục đích của việc chữa trị là loại bỏ mụn cóc, kích thích hệ miễn dịch đáp ứng chống lại virus hoặc cả hai cách trên. Việc chữa trị sẽ mất hàng tuần hay hàng tháng. Thậm chí khi điều trị, mụn cóc có khuynh hướng tái phát và lây lan ra những chỗ khác. Nhìn chung bác sĩ sẽ bắt đầu với những phương pháp ít đau, đặc biệt khi chữa trị cho trẻ em.
Thuốc gây bóc tách mạnh (salicylic acid): thuốc này hoạt động bằng cách loại bỏ các lớp của mụn cóc từng chút một. Nhiều nghiên cứu cho thấy salicylic acid thì hiệu quả hơn khi kết hợp với đông lạnh.
- Đông lạnh: liệu pháp đông lạnh được thực hiện ở phòng khám tức là thoa nito hóa lỏng lên mụn cóc. Phương pháp này hoạt động bằng cách gây bỏng rộp ở bên dưới và xung quanh mụn cóc. Sau đó, mô chết sẽ tróc ra trong vòng khoảng một tuần. Phương pháp này cũng kích hoạt hệ miễn dịch chống lại virus gây mụn cóc. Bạn cần lặp lại việc chữa trị. Tác dụng phụ của phương pháp này là gây ra đau, bỏng rộp và làm thay đổi màu sắc da vùng được chữa trị.
- Những acid khác: nếu salicylic acid hay đông lạnh không hiệu quả, bác sĩ sẽ thử những loại thuốc khác như bichloroacetic hay trichloroacetic acid. Với phương pháp này, đầu tiên bác sĩ sẽ cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó dùng tăm gỗ thoa acid lên mụn cóc. Cách chữa trị này đòi hỏi phải lặp đi lặp lại mỗi tuần. Tác dụng phụ của nó là nóng và gây đau nhói.
- Chữa trị bằng lazer: Pulsed – dye laser sẽ đốt những mạch máu nhỏ. Cuối cùng những mô bị nhiễm trùng sẽ chết và mụn cóc sẽ xẹp xuống. Bằng chứng để chứng tỏ phương pháp này hiệu quả vẫn còn hạn chế, và nó có thể gây đau và để lại sẹo.
Thuốc thay thế
Một số cách chữa trị khác thì hiệu quả ở một số người, nhưng không có bằng chứng chứng minh chúng hiệu quả hơn thuốc đặc trị và phương pháp đông lạnh:
- Kẽm: nó có ở dạng thuốc mỡ để bạn thoa lên mụn cóc hay ở dạng viên uống. Dạng uống thì đặc biệt hiệu quả ở những người thiếu kẽm.
- Nitrate bạc: nó có ở dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ để thoa lên mụn cóc.
- Khói: một vài người cho thấy hiệu quả với việc chữa trị mụn cóc bằng một cái “ hộp khói” , khói do đốt lá từ một loại cây phổ biến có tên là Populus euphratica.
Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục
Việc chữa trị tại nhà thường hiệu quả trong việc loại bỏ mụn cóc. Nhiều người đã loại bỏ mụn cóc bằng cách:
Sử dụng thuốc làm bong tróc: những sản phẩm trị mụn cóc không cần kê đơn như salicylic acid thì bày bán dưới dạng chất lỏng hay miếng dán. Đối với mụn cóc thông thường, tìm dung dịch chứa 17% salicylic acid hay miếng dán thì 15%. Những sản phẩm này đòi hỏi phải dùng hằng ngày, thường xuyên trong một vài tuần. Để có kết quả tốt nhất, hãy ngâm mụn cóc trong nước ấm từ 10 đến 20 phút trước khi thoa thuốc. Lấy da chết ra bằng cây dũa hay đá mài da trong thời gian chữa trị.
Đông lạnh: một số sản phẩm nito hóa lỏng bán sẵn mà không cần kê đơn ở dạng lỏng hoặc dạng xịt. Theo cảnh báo từ Food and Drug Administration thì một số dụng cụ lấy mụn cóc dễ bén lửa, không nên dùng xung quanh lửa, nguồn nhiệt (như bàn ủi) và thuốc đang hút.
Băng dán: dán mụn cóc bằng băng dán bạc từ sáu ngày. Sau đó ngâm nó trong nước và lấy mô chết bằng cây dũa hay đá mài da. Loại bỏ phần mụn cóc lộ ra từ khoảng 12 giờ và sau đó lặp lại quá trình trên cho đến khi hết hẳn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của băng dán trong việc loại bỏ mụn cóc, kể cả khi sử dụng một mình hay kết hợp với những phương pháp khác.
7. Phòng chống bệnh mụn cóc thông thường
Để giảm nguy cơ bị mụn cóc thông thường bạn nên:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc: Điều này bao gồm cả chính mụn cóc của bạn.
- Đừng chọc vào mụn cóc: Chọc vào nó có thể làm lây lan virus.
- Đừng dùng lại những đồ cắt móng, đồ dũa, đá mài da mà đã dùng trên vùng bị mụn cóc trên vùng da và móng bình thường.
- Đừng cắn móng tay: Mụn cóc thường bị trên da mà bị thương tổn. Da bị nứt xung quanh móng tay sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
- Chà rửa cẩn thận: Dùng cây dũa. Tránh chải, chà, cạo những khu vực có mụn cóc. Nếu bạn phải cạo, hãy sử dụng dao điện.
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc hay khi sử dụng chung dụng cụ.
Một số những loại mụn cóc khác mà bạn có thể tham khảo:
Bệnh mụn cóc thông thường nên được điều trị sớm để tránh lây lan và gây ra những hậu quả xấu cho người bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi