Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là những mụn cóc xuất hiện ở những mô ẩm ướt ở vùng cơ quan sinh dục. Cũng như các mụn cóc khác, HPV chính là tác nhân gây ra mụn cóc sinh dục.

1. Mụn cóc sinh dục là gì

2. Triệu chứng của bệnh mụn cóc sinh dục

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc sinh dục

4. Biến chứng của bệnh mụn cóc sinh dục

5. Điều trị bệnh mụn cóc sinh dục

6. Phòng chống bệnh mụn cóc sinh dục

1. Bệnh mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục (tên tiếng Anh là Genital Warts) là một trong những dạng bệnh phổ biến nhất lây qua đường tình dục. Gần như tất cả những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một chủng virus có tên chung là Human Papilloma Virus (HPV) - chính là virus gây ra mụn cóc sinh dục ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Phụ nữ dễ bị mụn cóc sinh dục hơn đàn ông một chút.

Giống với tên gọi của nó, mụn cóc sinh dục ảnh hưởng tới những mô ẩm ướt ở vùng cơ quan sinh dục. Nó trông giống như những cái mụn thịt nhỏ hay có dạng như bông cải. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc quá nhỏ để có thể nhìn thấy được.

Giống như những mụn cóc xuất hiện ở bất kì chỗ nào trên cơ thể, HPV chính là tác nhân gây ra mụn cóc sinh dục. Một số chủng HPV sinh dục gây ra mụn cóc, trong khi đó những chủng khác lại gây ra ung thư. Vaccine có thể giúp bảo vệ khỏi một số chủng HPV sinh dục.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mụn cóc sinh dục

Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể mọc ở âm hộ, thành âm đạo, vùng giữa cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Ở đàn ông, chúng có thể mọc ở đầu hoặc thân dương vật, bìu, hay ở hậu môn. Mụn cóc sinh dục có thể có ở miệng hay họng của những người quan hệ tình dục qua đường miệng với những người bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc sinh dục bao gồm:

  • Khối nhỏ như mụn thịt hay có màu xám ở khu vực sinh dục.
  • Nhiều mụn cóc ở gần nhau nhìn có dạng như bông cải
  • Ngứa hay khó chịu ở khu vực sinh dục
  • Chảy máu khi giao hợp

Mụn cóc sinh dục có thể rất nhỏ và phẳng nên rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng có thể nhân lên thành những đám lớn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám nếu bạn tình của bạn nổi những bướu hoặc mụn cóc ở khu vực sinh dục.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc sinh dục

Virus human papillomavirus (HPV) chính là tác nhân gây ra mụn cóc. Có hơn 40 chủng HPV khác nhau gây ảnh hưởng đặc trưng lên vùng sinh dục. HPV sinh dục có thể lây lan khi quan hệ tình dục. Ở hầu hết các trường hợp, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt HPV và bạn sẽ không có dấu hiệu hay triệu chứng bị nhiễm trùng.

Các giai đoạn của bệnh mụn cóc sinh dục

Các giai đoạn của bệnh mụn cóc sinh dục

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh mụn cóc sinh dục

Gần như tất cả những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm một trong số những chủng HPV ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Những tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm: 

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không có biện pháp bảo vệ
  • Hiện vẫn đang nhiễm một bệnh khác mà lây truyền qua đường tình dục
  • Quan hệ với bạn tình có tiền sử bệnh đường tình dục mà bạn không biết.
  • Quan hệ tình dục lúc nhỏ tuổi

4. Biến chứng và tác hại của bệnh mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh gây ra những ngứa ngáy, khó chịu ở bộ phận sinh dục và khiến cho người bệnh cảm thấy đau khi giao hợp. Điều đó khiến cho người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân, công việc và đời sống của người bệnh.

Mụn cóc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, điển hình là:

Ung thư: ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết với nhiễm HPV sinh dục. Có những chủng HPV còn gây ra ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, dương vật, và ung thư hầu họng. Nhiễm HPV không phải luôn dẫn tới ung thư, nhưng đối với phụ nữ thì tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư vẫn rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm chủng HPV.

Vấn đề trong suốt quá trình mang thai: mụn cóc sinh dục gây ra nhiều vấn đề trong lúc mang thai. Mụn cóc có thể lớn ra và gây khó khăn khi đi tiểu. Mụn cóc ở thành âm đạo có thể làm giảm khả năng kéo giãn ra của các mô âm đạo trong khi sinh. Những mụn cóc lớn trên âm vật hay trong âm đạo có thể chảy máu khi kéo căng trong lúc sinh.

Trong một số trường hợp rất hiếm, một đứa trẻ sinh ra từ mẹ bị mụn cóc sinh dục cũng có thể bị mụn cóc ở họng của nó. Đứa trẻ cần được sinh mổ để đảm bảo rằng đường thở của nó không bị tắc nghẽn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh mụn cóc sinh dục

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bạn nên gặp bác sĩ gia đình nếu như có những dấu hiệu và triệu chứng lần đầu tiên, nếu bạn là nữ, bạn cần sắp xếp lịch hẹn đầu tiên với bác sĩ phụ khoa.

Bạn cần làm những gì?

Trước khi đi khám bạn có thể viết ra một danh sách mô tả:

  • Triệu chứng: mô tả triệu chứng của bạn và ghi chú xem bạn tình của bạn đã bao giờ có triệu chứng tương tự không
  • Tiền sử quan hệ tình dục: liệt kê những lần tiếp xúc gần đây mà có thể là nguồn nhiễm bệnh. Nó có thể bao gồm việc bạn quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ hay quan hệ với bạn tình mới.
  • Thông tin y khoa mấu chốt: viết ra những tình trạng khác của bạn như bạn đã được chữa trị bằng những cách nào và tên của thuốc, vitamins hay thực phẩm chức năng mà bạn đã sử dụng.
  • Tạo một danh sách các câu hỏi có thể giúp bạn tương tác với bác sĩ hiệu quả hơn.

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi. Hãy sẵn sàng để trả lời chúng và dành thời gian để xem xét những điểm mà bạn muốn hỏi sâu hơn. Bác sĩ sẽ hỏi: 

  • Triệu chứng của bạn là gì?
  • Khi nào bạn bắt đầu có những triệu chứng đó?
  • Triệu chứng của bạn nghiêm trọng như thế nào?
  • Bạn có quan hệ tình dục an toàn không? Bạn đã làm như vậy kể từ khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục phải không?
  • Gần đây bạn có quan hệ với người mới không?
  • Bạn tình của bạn có kiểm tra những bệnh lây qua đường tình dục chưa?
  • Bạn có tiêm ngừa vaccine HPV chưa? Khi nào?
  • Bạn có thai hay dự định có thai không?

Chẩn đoán bệnh mụn cóc sinh dục

Chẩn đoán bệnh mụn cóc sinh dục

Chẩn đoán

Bởi vì mụn cóc sinh dục thường khó khăn để phát hiện, bác sĩ có thể thoa một ít dung dịch acid acetic lên cơ quan sinh dục của bạn để làm trắng mụn cóc. Sau đó, bác sĩ có thể quan sát chúng bằng một dụng cụ phóng đại đặc hiệu có tên là colposcope.

Làm Pap

Đối với phụ nữ, khám vùng chậu và làm Pap là rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện ra những biến đổi gây ra bởi mụn cóc sinh dục ở vùng âm đạo và cổ tử cung hay những dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung – những biến chứng có thể có khi nhiễm HPV sinh dục.

Trong khi làm Pap, bác sĩ sẽ dùng một thiết bị có tên là mỏ vịt để giữ cho âm đạo mở ra. Bác sĩ sẽ dùng một cái que để lấy mẫu những tế bào nhỏ từ cổ tử cung – đường dẫn giữa âm đạo và tử cung. Tế bào được khám bằng kính hiển vi để xem có bất thường không.

Xét nghiệm HPV

Chỉ một số ít loại HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung. Mẫu tế bào ở cổ tử cung được lấy khi làm Pap có thể dùng để kiểm tra chủng HPV nào gây ra ung thư.

Xét nghiệm này nhìn chung là dành cho những phụ nữ ở độ tuổi 30 và lớn hơn. Nó không hữu ích với những phụ nữ trẻ tuổi hơn bởi vì hệ miễn dịch của họ thường có thể giết nhiều chủng HPV sinh dục gây ung thư mà không cần chữa trị.

Nếu mụn cóc của bạn không gây khó chịu, bạn không cần phải chữa trị. Nhưng nếu bạn thấy ngứa, nóng và đau hay nếu mụn cóc nhìn thấy được mà gây lo âu, bác sĩ sẽ loại bỏ nó bằng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, những tổn thương có thể bị lại sau khi chữa trị. Bạn cần lưu ý rằng: không có cách chữa trị nào đối với virus.

Điều trị

Thuốc

Chữa trị mụn cóc sinh dục bằng cách thoa trực tiếp lên da:

Đừng cố chữa mụn cóc sinh dục bằng những loại thuốc không cần kê đơn. Những thuốc này không dùng cho những mô ẩm ướt ở vùng sinh dục. Sử dụng những thuốc không cần kê đơn cho mục đích này thậm chí có thể gây đau và dị ứng hơn.

Điều trị bệnh mụn cóc sinh dục

Điều trị bệnh mụn cóc sinh dục

Phẫu thuật

Bạn cần phải làm phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc trong một số trường hợp: những mụn cóc lớn, những mụn cóc không đáp ứng với thuốc hoặc bạn đang có thai. Những quyết định phẫu thuật bao gồm:

  • Làm lạnh bằng nito lỏng (cryotherapy): Làm lạnh tức là gây bỏng rộp xung quanh mụn cóc. Khi da lành, tổn thương sẽ tróc ra, cho phép hình thành da mới. Bạn cần lặp đi lặp lại phương pháp chữa trị này. Tác dụng phụ chính của nó là gây đau và sưng.
  • Đốt điện: thủ thuật này sử dụng dòng điện để đốt mụn cóc. Bạn có thể bị đau hoặc sưng sau khi làm thủ thuật này.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: bác sĩ có thể dùng những công cụ đặc hiệu để cắt bỏ mụn cóc. Bạn cần gây tê toàn thân hay cục bộ khi sử dụng phương pháp này, sau khi làm xong bạn cũng có thể bị đau.
  • Chữa trị bằng laze: cách này sử dụng một chùm sáng có cường độ mạnh. Nó đắt tiền và thường được dùng cho những trường hợp mà mụn cóc rất lớn và rất cứng. Tác dụng phụ là gây đau và để lại sẹo

6. Phòng chống bệnh mụn cóc sinh dục

Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục có thể giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm mụn cóc sinh dục. Mặc dù sử dụng bao cao su thì có thể giảm nguy cơ nhưng nó không hiệu quả 100%. Bạn cũng vẫn có thể bị mụn cóc sinh dục.

Tiêm vaccin

Một vaccine có tên là Gardasil có thể bảo vệ khỏi 4 chủng HPV gây ung thư và được sử dụng để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục. Trong năm 2014, tổ chức có tên là the U.S. Food and Drug Administration chấp nhận một loại vaccine có tên là Gardasil 9, nó có thể bảo vệ khỏi 9 chủng HPV.

Một vaccine khác có tên là Cervarix, chống lại ung thư cổ tử cung nhưng không bảo vệ khỏi mụn cóc sinh dục.

Một tổ chức có tên là the national Advisory Committee on Immunization Practices đã đề nghị tiêm vaccine HPV thường lệ cho bé trai và gái độ tuổi 11 và 12. Nếu không chích vaccine đầy đủ ở độ tuổi này, thì bé gái hay phụ nữ ở tuổi 26 và trai ở tuổi 21 nên chích vaccine. Tuy nhiên, nam có thể chích vaccine ngừa HPV ở tuổi 26 nếu muốn.

Những vaccine này thì hầu như hiệu quả nếu tiêm cho trẻ em trước khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu cho thấy rằng những người dưới 21 tuổi và những người trong độ tuổi từ 21 đến 30 nếu tiêm vaccine ngừa HPV có thể giảm nguy cơ bị mụn cóc sinh dục lên đến 50%.

Tác dụng phụ của vaccine thường nhẹ, có thể bị đau ở nơi tiêm (cánh tay), nhức đầu, sốt nhẹ hoặc có triệu chứng như bị cúm. Thỉnh thoảng thấy choáng váng hay ngất xỉu sau khi chích, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Bệnh mụn cóc sinh dục nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Trúc Linh

    Cái cảm giác ngứa ngáy mà không thể gãi được, đi vệ sinh cũng khó chịu đủ khiến mình nổi da gà.

    16/10/2017
  • Nguyễn Anh Việt

    Tôi lúc đầu vì ngại nên không chịu đi khám. Về sau khó chịu quá nên đi khám và phát hiện mình có mụn cóc sinh dục. Nếu mà biết đường đi khám sớm thì có lẽ không bị khó chịu như thế. Sau khi điều trị tôi đã đỡ hơn nhiều.

    05/10/2017
  • Vũ Tuấn

    Tôi bị mụn cóc đã thấy rất khó chịu rồi, bị như thế này thì chắc còn khó chịu hơn ấy

    28/09/2017
  • Mỹ Hạnh

    Tôi cũng đang gặp phải bệnh này nhưng lại chưa đi khám do vẫn còn lo ngại. Căn bệnh này gây cho tôi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Sau khi biết được bệnh có các biến chứng như vậy, có lẽ tôi nên đi khám thì hơn.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...