Mồ hôi và mùi cơ thể
Mồ hôi và mùi cơ thể có thể xảy ra khi bạn tập thể dục, khi thân nhiệt quá cao, khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng. Tuy không có gì đáng lo ngại nhưng bệnh này lại khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp.
1. Mồ hôi là gì
2. Triệu chứng của bệnh mồ hôi và mùi cơ thểg
3. Tác hại của bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
4. Nguyên nhân gây ra bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
5. Điều trị bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
1. Bệnh mồ hôi và mùi cơ thể là gì?
Cơ thể chúng ta có hai loại tuyến mồ hôi chính và chúng tạo ra hai loại mồ hôi rất khác nhau. Cả hai loại đều không có mùi, nhưng loại mồ hôi được sản xuất ở vùng dưới cánh tay và vùng bẹn sẽ có mùi khó chịu khi chúng được kết hợp với vi khuẩn sống thường trú trên da.
Những thay đổi bất thường trong việc đổ mồ hôi chẳng hạn như đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis) hoặc ít hoặc không có mồ hôi (anhydrosis) có thể là mối lo ngại đối với chúng ta. Tương tự như vậy, sự thay đổi mùi cơ thể cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về y tế. Lối sống và điều trị tại nhà thông thường có thể kiểm soát các triệu chứng do mồ hôi và mùi cơ thể một cách hiệu quả.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
Một số người ra mồ hôi tự nhiên nhiều hơn hoặc ít hơn những người khác. Mùi cơ thể cũng có thể thay đổi từ người này sang người khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Bạn đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Mồ hôi làm gián đoạn sinh hoạt hàng ngày của bạn
- Đổ mồ hôi về ban đêm mà không có nguyên do rõ ràng
- Bạn nhận thấy có sự thay đổi mùi cơ thể
3. Tác hại của bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
Mồ hôi và mùi cơ thể khiến cho người bệnh gặp vấn đề lớn trong giao tiếp, người bệnh trở nên ngại ngùng, rụt rè trong giao tiếp và tự ti về bản thân. Mùi trên cơ thể cũng khiến cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu và xa lánh người bệnh.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
4. Nguyên nhân gây ra bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
Da của bạn có hai loại tuyến mồ hôi chính: tuyến mồ hôi nước và tuyến mồ hôi dầu. Các tuyến mồ hôi nước phân bố khắp bề mặt cơ thể và thông nối trực tiếp lên bề mặt da. Các tuyến mồ hôi dầu thì tập trung chủ yếu ở những vùng da có nhiều nang lông, chẳng hạn như vùng dưới cánh tay, vùng bẹn và chúng chế tiết vào nang lông trước đổ ra trên bề mặt da.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng, các tuyến mồ hôi nước sẽ tiết ra chất lỏng trên bề mặt da giúp giải nhiệt cho cơ thể của bạn khi nó bay hơi. Chất lỏng này chủ yếu là nước và muối.
Các tuyến mồ hôi dầu sẽ sản xuất một chất lỏng trắng đục khi cơ thể chịu tác động căng thẳng hoặc stress về mặt tinh thần. Chất dịch này không mùi cho đến khi nó bị biến đổi dưới tác động của các vi khuẩn thường trú trên da.
5. Các phương pháp điều trị bệnh mồ hôi và mùi cơ thể
Chuẩn bị trước khi đi khám
Thông thường bạn sẽ bắt đầu bằng việc đến gặp bác sĩ da liễu để khám bệnh. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ:
Bạn có thể chuẩn bị những thông tin gì?
Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa hiệu quả trong cuộc hẹn gặp bác sĩ. Đối với mồ hôi và mùi cơ thể, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:
- Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra triệu chứng của tôi là gì?
- Tình trạng của tôi là tạm thời hay lâu dài?
- Những phương pháp điều trị nào hiện được sử dụng và phương pháp nào là tốt nhất cho tôi?
- Thuốc mà bác sĩ kê toa cho tôi có chứa yếu tố biến đổi gen không?
Điều gì bạn mong đợi từ bác sĩ của bạn?
Bác sĩ có thể hỏi sẽ bạn một vài câu hỏi, chẳng hạn như:
- Khi nào các triệu chứng bắt đầu xuất hiện?
- Bạn cảm thấy những triệu chứng này bao lâu một lần?
- Các triệu chứng này luôn tồn tại hay chúng xuất hiện rồi biến mất?
- Có bất cứ phương pháp nào giúp cải thiện triệu chứng của bạn?
- Có tác nhân nào xuất hiện gây trầm trọng thêm triệu chứng của bạn?
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ lấy thông tin về bệnh sử của bạn và tiến hành khám sức khoẻ. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định xem vấn đề của bạn có phải gây ra bởi một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng, tiểu đường hay tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
Điều trị
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng mồ hôi và mùi cơ thể của mình, giải pháp có thể rất đơn giản: dùng các sản phẩm ngăn mồ hôi không cần kê toa hoặc các chất khử mùi.
- Sản phẩm ngăn mồ hôi: Thuốc ngăn mồ hôi thành phần có chứa các hợp chất của nhôm giúp tạm thời chặn các lỗ chân lông, do đó làm giảm lượng mồ hôi trên da.
- Chất khử mùi: Thuốc khử mùi có thể loại bỏ mùi hôi nhưng không thể ngăn tiết mồ hôi. Các sản phẩm này thường chứa cồn và làm biến đổi độ axit của da, khiến da ít thu hút các vi khuẩn hơn. Chất khử mùi thường chứa hương thơm nhằm mục đích che lấp đi mùi khó chịu.
Dùng các sản phẩm ngăn mồ hôi, chất khử mùi để loại bỏ mùi cơ thể
Nếu các sản phẩm ngăn mồ hôi không kiểm soát được mồ hôi, bác sĩ có thể kê thuốc nhôm chloride.
Thuốc chống mồ hôi theo toa là giải pháp mạnh và chúng có thể gây đỏ da, sưng và ngứa ở một số người nhạy cảm. Nếu bạn cảm thấy kích ứng da, hãy rửa ngay thuốc với nước sạch và báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục
Bạn có thể tự làm một số việc đơn giản để giảm lượng mồ hôi và mùi cơ thể. Những gợi ý sau đây có thể giúp:
- Tắm mỗi ngày: thường xuyên tắm gội, đặc biệt với xà phòng kháng khuẩn sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn thường trú trên da.
- Lựa chọn quần áo phù hợp với hoạt động: để mặc hàng ngày, hãy chọn các loại vải tự nhiên chẳng hạn như bông, len và tơ tằm. Các chất liệu này này cho phép da bạn được “thở” một cách thoải mái. Đối với việc tập thể dục, bạn có thể lựa chọn các loại vải sợi tổng hợp giúp hút ẩm khỏi bề mặt da.
- Thử các kỹ thuật thư giãn: chẳng hạn như yoga, thiền và liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback). Những bài tập này có thể dạy bạn cách kiểm soát cơn căng thẳng gây ra mồ hôi.
- Thay đổi chế độ ăn uống: thức uống có cafein và thức ăn có vị cay hoặc có mùi mạnh như hành tây, tỏi có thể làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn hoặc làm có mùi cơ thể mạnh hơn bình thường. Loại bỏ các thực phẩm này có thể giúp bạn kiểm soát mồ hôi và mùi cơ thể tốt hơn.
Để việc điều trị bệnh mùi cơ thể được tốt hơn, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
có đem theo giấy tờ gì không bác sĩ