Gãy xương mắt cá chân - gãy bàn chân
Gãy xương mắt cá chân là một bệnh thường gặp trong các bệnh về cơ xương khớp. Mức độ của gãy xương mắt cá chân rất đa dạng. Tùy vào tình trạng và mức độ gãy xương mà sẽ có các cách điều trị khác nhau.
1. Gãy xương mắt cá chân là gì
2. Triệu chứng của gãy xương mắt cá chân
3. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương mắt cá chân
4. Biến chứng của gãy xương mắt cá chân
5. Điều trị gãy gãy xương mắt cá chân
1. Bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân là gì?
Gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân (tên tiếng Anh là Broken Ankle/Broken Foot) là những chấn thương rất phổ biến, như sơ suất trong đi lại hằng ngày như bước hụt chân, té ngã hay tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến gãy xương. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân rất đa dạng, từ một vết nứt nhỏ ở xương đến gãy xương xuyên da.
Điều trị gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương, trường hợp nặng cần phải phẫu thuật để cấy các dụng cụ hỗ trợ như đinh cố định, đĩa đệm.. vào xương gãy nhằm duy trì vị trí thích hợp cho quá trình lành xương.
Hình ảnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
Một số dấu hiệu và triệu chứng khi gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân là:
- Đau nhói ngay lập tức
- Đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi
- Sưng
- Bầm tím
- Biến dạng khớp
- Khó khăn khi đi lại hay chịu đựng, mang vác đồ nặng
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy chân bị biến dạng, hoặc thấy đau và sưng không cải thiện sau khi tự điều trị mà ngày càng đau và sưng. Ngoài ra, nên gặp bác sĩ nếu chấn thương gây ảnh hưởng đến khả năng đi bộ của bạn.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
Các nguyên nhân phổ biến gây gãy xương mắt cá chân hay hãy chân bao gồm:
- Tai nạn giao thông: Đây là nguyên nhân gây gãy xương và cần phẫu thuật can thiệp
- Té ngã: Khi trượt ngã và đáp xuống với tư thế không đúng có thể làm gãy xương dù chỉ với một áp lực nhẹ
- Rơi vật trọng lượng nặng xuống chân: Khi vật nặng rơi trúng chân cũng có thể làm gãy xương bàn chân
- Hẫng chân, va chân vào vật nặng: cũng có thể gây gãy xương bàn chân.
- Gãy xương bàn chân do áp lực: đây là dạng gãy xương thường gặp ở vận động viên hay người có thói quen dùng hoặc đi đứng sai tư thế trong thời gian dài, dù sức nặng phải chịu ít nhưng trong thời gian dài và liên tục có thể gây ra những vi nứt gãy và dễ thành gãy xương khi có thêm lực tác động cộng hợp vào. Một số trường hợp cũng có thể xảy ra trên người đã bị loãng xương.
Gót chân chịu áp lực là một trong những nguyên nhân gãy xương mắt cá chân
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
Nguy cơ bị gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân cao hơn nếu:
- Chơi các môn thể thao yêu cầu cường độ mạnh như bóng đá, múa ba lê, tennis, võ thuật.
- Sử dụng các dụng cụ trong khi chơi thể thao không phù hợp như giày thể thao quá mòn hoặc không vừa chân.
- Phương pháp tập luyện không đúng cách như không khởi động và kéo dãn cơ.
- Tăng cường độ hoạt động , độ nặng của bài tập hay là tăng tần suất tập luyện đột ngột.
- Loãng xương.
- Nghề nghiệp như xây dựng, nguy cơ rơi xuống từ tầng cao hoặc làm rơi vật nặng lên chân là điều không tránh khỏi.
- Vận động viên nữ: các vận động viên nữ thường khắt khe trong chế độ ăn uống, điều này dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và loãng xương, do đó dẫn đến nguy cơ cao bị gãy xương.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
Các biến chứng của gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân không phổ biến nhưng có thể bao gồm:
- Viêm khớp: khi xương gãy tái diễn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp
- Nhiễm khuẩn xương (viêm xương tủy): khi có vết thương mở thông ra da, thì vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào tủy xương thông qua vết nứt gãy gây viêm tủy xương
- Chèn ép khoang: tuy hội chứng này khá hiếm xảy ra trong nứt gãy xương mắt cá, nhưng khi có hội chứng này nó có thể làm tê liệt vùng tổn thương
- Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu: Do đó phải chú ý ngay nếu bạn thấy tê hay mất cảm giác vùng bị tổn thương. Vì thiếu máu có thể làm hoại tử xương và phải cắt cụt phần đó.
5. Điều trị bệnh gãy xương mắt cá chân - gãy xương bàn chân
Chẩn đoán
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các điểm đau ở chân và mắt cá chân để xác định chính xác vị trí gãy xương.
Chẩn đoán hình ảnh
X-quang: Hầu hết các vết nứt gãy xương mắt cá và chân có thể thấy được trên X-quang. Kỹ thuật viên có thể cần phải chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để hình ảnh xương không chồng chéo quá nhiều.
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): CT-scan có thể thể hiện chi tiết hơn về xương và các mô mềm xung quanh, điều này có thể giúp bác sĩ quyết định cách điều trị tốt nhất.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh rất chi tiết của dây chằng. Ngoài ra MRI còn có thể xác định được những vết nứt mà trên X-quang không thấy được.
Điều trị
Điều trị gãy xương mắt cá hoặc gãy xương bàn chân sẽ khác nhau tùy trường hợp, tùy thuộc vào vị trí gãy và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Thuốc
Bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau, tùy mức độ nặng nhẹ mà loại thuốc giảm đau sẽ khác nhau.
Vật lý trị liệu
Sau khi xương đã lành, cần phải nới lỏng cho cơ và dây chằng ở mắt cá chân và bàn chân. Vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập để cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
Kéo nắn: Nếu phần xương bị gãy tách rời, bác sĩ có thể cần phải sắp xếp các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp - quá trình này gọi là kéo nắn. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, có thể cần thêm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc gây mê toàn thân trước khi làm thủ thuật này.
Băng bó chân bị chấn thương
Bất động: Để chữa lành, xương bị gãy phải được cố định để có thể gắn lại với nhau. Trong hầu hết trường hợp, điều này cần thời gian để cố định xương.
Các vi nứt gãy hoặc nứt xương nhỏ, thì đôi khi chỉ cần mang băng ép hoặc mang giày dép có đế cứng. Trong trường hợp gãy một ngón chân thì có thể băng cố định ngón gãy với ngón kế bên và kẹp thêm 1 nẹp gỗ nhỏ giữa 2 ngón
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng ốc vít để duy trì vị trí thích hợp của xương trong thời gian chữa lành. Những vật liệu này có thể được gỡ bỏ sau khi xương đã được chữa lành.
Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục
Những việc NÊN làm để ngăn ngừa gãy xương mắt cá chân cũng như gãy xương bàn chân bao gồm:
- Khởi động trước khi tập thể thao.
- Mang giày có kích thước phù hợp.
- Thay giày thể thao thường xuyên.
- Chơi những môn thể thao không gây áp lực cho đôi chân của bạn như bơi lội hay đạp xe đạp thay cho những môn thể thao cường độ mạnh.
- Tăng cường sức mạnh cho xương bằng cách bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai và bổ sung thêm vitamin D.
- Dùng đèn vào ban đêm để tránh những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ hoặc làm nhám các loại đồ dùng hay gây trơn trượt
Khi bị gãy xương mắt cá chân, bạn cần được điều trị ngay để tránh những biến chứng do tình trạng gãy xương gây ra. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác nhiều.
cảm ơn bs.
Mong nhận được sự phản hồi của bác sĩ sớm. Cảm ơn bác sĩ.