Gãy xẹp - lún đốt sống
Gãy xẹp - lún đốt sống là bệnh lý xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ mềm mại dẫn đến xẹp lún gây tổn thương vùng cột sống và tạo những cơn đau.
2. Triệu chứng của bệnh gãy xẹp lún đốt sống
3. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xẹp lún đốt sống
4. Điều trị bệnh gãy xẹp lún đốt sống
5. Phòng chống bệnh gãy xẹp lún đốt sống
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
1. Gãy xẹp - lún đốt sống là gì?
Gãy xẹp - lún đốt sống lưng là bệnh lý xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ mềm mại từ đó bị xẹp lún gây tổn thương vùng cột sống lưng hình thành nên những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Gãy xẹp – lún đốt sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.
Gãy xẹp đốt sống là loại gãy thường gặp nhất ở những ngươì bị loãng xương, ảnh hưởng khoảng 750 nghìn người mỗi năm. Tại Mỹ, 25% phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xẹp đốt. Tỉ lệ mắc tình trạng này tăng dần theo tuổi, ước tính ảnh hưởng 40% phụ nữ từ 80 tuổi trở lên mắc căn bệnh này. Mặc dù gãy xẹp đốt sống phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên nó cũng là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở nam giới lớn tuổi.
Những người đã từng bị gãy xẹp đốt sống do loãng xương sẽ có nguy cơ bị gãy lần thứ hai cao hơn người không mắc gấp năm lần. Đôi khi gãy xẹp đốt sống có thể không gây triệu chứng hoặc chỉ ít triệu chứng, tuy nhiên nguy cơ gãy lần sau vẫn có thể xảy ra.
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gãy xẹp - lún đốt sống
Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh gãy xẹp lún đốt đống đó là cảm giác đau khi vận động. Gãy xẹp đốt sống có thể gây ra các triệu chứng dưới đây:
- Đột ngột đau lưng: cảm giác đau lưng đột ngột.
- Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc đi lại: việc vận đông, đi lại khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.
- Giảm đau khi nằm ngửa: cơn đau sẽ dịu xuống khi bạn nằm xuống.
- Hạn chế cử động cột sống: khi cử động cột sống sẽ khiến cho bạn đau, vì vậy hạn chế việc cử động cột sống.
- Có thể làm giảm chiều cao nguời bệnh: chiều cao của người bệnh có thể bị giảm xuống.
- Có thể làm biến dạng cột sống và gây tàn tật.
3. Nguyên nhân gãy xẹp lún đốt sống
Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống. Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực (phần giữa của cột sống) đặc biệt ở phần ngực thấp, và đốt sống thắt lưng. Loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng loại gãy này cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn.
4. Điều trị bệnh gãy xẹp lún đốt sống
Thông thường, người bệnh bị đau nhiều do gãy xẹp đốt sống được điều trị bằng nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc, nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tuy nhiên phương pháp này thường cho hiệu quả hạn chế. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó có thể dùng nẹp lưng để nâng đỡ bên ngoài nhằm hạn chế cử động tại chỗ gãy, tương tự như tác dụng bó bột cho chân gãy.
Để hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh gãy xẹp - lún đốt sống, mời bạn xem tại . Liên hệ với Hello Doctor nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.
5. Phòng chống bệnh gãy xẹp lún đốt sống
Để phòng chống gãy xẹp - lún đốt sống, bạn cần có một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi thực hiện các động tác không nên sai tư thế và có thể tham gia các bài tập vận động để có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
Tham khảo ngay các thông tin hữu ích khác:
- Triệu chứng, dấu hiệu, biến chứng bệnh gãy xẹp lún đốt sống
- Nguyên nhân của bệnh gãy xẹp – lún đốt sống
- Các cách chuẩn đoán, điều trị chữa bệnh gãy xẹp lún đốt sống
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
bệnh của e có nguy hiểm đến cuộc sống hàng ngày không ạ