Đau dây thần kinh số 7

Đau dây thần kinh số 7

Đau dây thần kinh số 7  hay còn có tên gọi khác là liệt thần kinh 7, rối loạn thần kinh 7, bệnh Bell’s Palsy, đông y còn có tên là khẩu nhãn oa tà… Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ chung một tình trạng là dây thần kinh số 7 bị tổn thương.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Bệnh đau dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ, chi phối cho vận động và cảm giác vùng đầu mặt cổ. Dây thần kinh số 7 gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Các sợi vận động, xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da mặt và cổ, tạo nên các động tác cho mặt. Phần cảm giác chi phối cho các cảm giác xúc giác vùng da mặt, cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi, phần phó giao cảm chi phối tuyến lệ, tuyến nước bọt…

Vì một lý do nào đó mà dây thần kinh số 7 bị tổn thương (viêm hoặc chèn ép…) sẽ dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh số 7.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh số 7

Liệt thần kinh số 7 có 2 dạng là trung ương và ngoại biên. Liệt kiểu trung ương có sự mất cân đối của phần dưới nửa mặt bên liệt:

  • Mờ rãnh mũi má.
  • Nhân trung lệch về bên lành.
  • Mép bên tổn thương sệ xuống.
  • Không chum miệng thổi hơi được.
  • Khi nhe răng, miệng méo rõ hơn về bên lành.

Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân đau dây thần kinh số 7

Hình ảnh gương mặt của bệnh nhân đau dây 7

Liệt kiểu ngoại biên:

  • Liệt cả trên và dưới nửa mặt.
  • Mất hoặc mờ nếp nhăn trán bên liệt.
  • Khi nhắm mắt thì mắt bên bệnh nhắm không kín.
  • Các triệu chứng còn lại tương tự liệt trung ương.

Ngoài ra còn có thể có triệu chứng khác như:

  • Chảy nước mắt liên tục.
  • Ăn rơi vãi.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh số 7

Bất kì nguyên nhân nào dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị viêm đều có thể dẫn đến tình trạng bệnh:

- Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột: Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, gần với tai, không có cơ che phủ. Do đó khi gặp nhiệt độ lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, viêm dây thần kinh dẫn đến liệt.

- Do xuất huyết não hoặc nhồi máu não chèn vào dây thần kinh.

- Do nhiễm virus: một số loại virus, trong đó có loại virus thủy đậu (gây nên bệnh cảnh Zona) thường gây viêm dây thần kinh 7. 

- Do bị chấn thương, phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt, các khối u chèn ép vào thần kinh 7 gây liệt. 

- Do mắc các bệnh lý về mạch máu như: Viêm quanh động mạch, đái tháo đường… 

4. Cách chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh số 7

Để chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh số 7, bác sĩ chỉ cần nhìn và khám bên ngoài. Tuy nhiên, để chẩn đoán nguyên nhân không phải điều dễ dàng. Với sự hỗ trợ của các công cụ y học hiện đại, bác sĩ dần phát hiện sớm các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời cho bệnh nhân, tránh hậu quả nặng nề.

Bệnh nhân có triệu chứng đau dây 7 có thể được chỉ định chụp CT sọ hoặc MRI sọ não để tìm nguyên nhân.

5. Phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh số 7

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các phương thức điều trị khác nhau. Một số nguyên nhân được xem như là một cấp cứu, cần can thiệp ngoại khoa như xuất huyết não, nhồi máu não, u não… Một số nguyên nhân đôi khi chỉ cần điều trị nội khoa như: viêm dây 7 do lạnh, do virus,… Khi điều trị nội khoa bệnh nhân có thể được dùng thuốc corticoid, thuốc kháng virus, kháng sinh… tùy theo bệnh cảnh của mỗi người. Một số trường hợp viêm do lạnh chỉ cần điều trị đông y bệnh cũng có cải thiện.

6. Phòng chống bệnh đau dây thần kinh số 7

Với những trường hợp viêm dây thần kinh do lạnh, do zona bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó người bệnh khi đi ra ngoài trời lạnh cần che chắn phần tai kĩ càng. 

Với những bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám định kì để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết.

7. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Như đã nói, bệnh đau dây 7 có nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân nghiêm trọng, cần can thiệp cấp cứu như xuất huyết não, nhồi máu não, cũng có những nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn như viêm do lạnh, do virus…Vì vậy, khi có các triệu chứng trên cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cẩn thận. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Anh Vũ

    Bài viết chia sẻ thông tin cụ thể và rất hữu ích cho bệnh nhân.

    13/04/2019
Liên (08/04/2020)
Cháu bị khẩu nhãn oa tà (miệng cháu bị lệch )lâu năm vậy cháu có thể chữa khỏi ko ạ ?
Uyên Minh (13/04/2019)
Chào bác sĩ, bệnh đau dây thần kinh số 7 này có phải là bệnh liệt mặt Bell không ạ.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Minh, liệt mặt Bell là một trong các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh số 7. Ngoài liệt mặt, đau dây thần kinh số 7 còn có nhiều những biểu hiện khác nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...