Đau dây thần kinh cánh tay
Bệnh đau thần kinh cánh tay hay còn gọi là rối loạn thần kinh cánh tay, viêm đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi các dây thần kinh ở vùng cánh tay bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây đau dữ dội ở vai hoặc cánh tay. Bệnh cũng có thể hạn chế chuyển động và gây giảm cảm giác ở những khu vực này.
Tra cứu nhanh thông tin:
- Đau thần kinh cánh tay là gì
- Triệu chứng đau thần kinh cánh tay
- Nguyên nhân đau thần kinh cánh tay
- Chẩn đoán đau thần kinh cánh tay
- Điều trị đau thần kinh cánh tay
- Phòng chống đau thần kinh cánh tay
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Bệnh đau dây thần kinh cánh tay là gì?
Đau thần kinh cánh tay là một loại bệnh thần kinh ngoại biên, dùng để chỉ tổn thương một dây thần kinh hoặc một bó dây thần kinh vùng cánh tay. Đám rối thần kinh cánh tay là mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, cánh tay và bàn tay. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi các dây thần kinh này bị kéo căng, đè nén hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là bị đứt rời.
Cơn đau liên quan đến thần kinh cánh tay thường xảy ra đột ngột và có thể dấn đến yếu liệt tay và vai. Đây là một bệnh không phổ biến và các triệu chứng của nó không đặc hiệu, dễ nhầm với các bệnh khác. Thế nên nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh cánh tay
Các triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh này là:
Tê
Có thể gây tê ở vai, cánh tay và bàn tay của bạn. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất hoàn toàn cảm giác. Tình trạng tê này có thể gây ra các biến chứng liên quan đến chấn thương tái đi tái lại ở các khu vực bị ảnh hưởng do bệnh nhân mất đi cảm giác của tay, khiến cho khi tay bị thương họ cũng không nhận thức được.
Dị cảm
Đôi khi đau thần kinh cánh tay có thể gây ra cảm giác bất thường như ngứa ran và nóng rát gần các dây thần kinh liên quan đến đám rối cánh tay.
Yếu tay
Cảm giác yếu khi vận động, khó khăn khi nhấc tay lên hoặc khi đưa tay ra sau là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của đám rối thần kinh cánh tay.
Hội chứng Horner
Hội chứng Horner còn có tên là Hội chứng Claude Bernard Horner là tình trạng rất hiếm gặp, nhưng nó có thể là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh cánh tay. Hội chứng Horner có nguyên nhân là do sự gián đoạn các tín hiệu thần kinh kiểm soát các bộ phận của khuôn mặt. Nó thường gây ra một chấn thương các dây thần kinh của đám rối cánh tay. Các triệu chứng của hội chứng Horner, bao gồm:
- Đồng tử co nhỏ bên mắt bị bệnh.
- Mí mắt sụp bên bị bệnh.
- Không có khả năng đổ mồ hôi ở vùng bị ảnh hưởng của khuôn mặt.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đây là bệnh không thường gặp và các triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên ở một vài trường hợp nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây tổn thương vĩnh viễn các dây thần kinh. Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa thần kinh để được khám và điều trị thích hợp ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh cánh tay
Tổn thương đám rối cánh tay thường là do chấn thương trực tiếp. Các nguyên nhân phổ biến khác gây tổn thương cho đám rối cánh tay bao gồm:
- Vi chấn thương do làm một động tác lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
- Khối u chèn ép.
- Ảnh hưởng từ việc điều trị các bệnh khác như xạ trị.
Bệnh lý thần kinh cánh tay cũng có thể liên quan đến:
- Dị tật bẩm sinh
- Tiếp xúc với độc tố
- Tình trạng viêm
- Vấn đề hệ thống miễn dịch
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bệnh lý thần kinh cánh tay trong đó không xác định được nguyên nhân trực tiếp.
4. Cách chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh cánh tay
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ cần khám và chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cho bệnh nhân. Nhằm mục đích đánh giá tình trạng, mức độ bệnh và quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay và cả bàn tay.
Một số dấu hiệu của các vấn đề thần kinh có thể bao gồm:
- Biến dạng cánh tay
- Dị tật tay
- Phản xạ giảm dần ở cánh tay
- Yếu cơ
- Teo cơ
- Giảm tầm vận động của các khớp
- Khó khăn trong việc di chuyển cánh tay, vai, bàn tay và ngón tay
Ngoài ra, bệnh nhân cần khai báo tiền sử chi tiết về các bệnh đã từng mắc trước đó. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị.
Cuối cùng, một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang ngực
- Điện tâm đồ.
- MRI đầu, vai hoặc cổ
- Sinh thiết thần kinh
- Xét nghiệm đo dẫn truyền thần kinh, được thực hiện để xác định cách các xung đi qua một dây thần kinh
5. Phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh cánh tay
Điều trị đau thần kinh cánh tay tập trung vào việc khắc phục mọi nguyên nhân chính và điều trị các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể không cần điều trị do tự phục hồi.
Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau để giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể được tập vật lý trị liệu để duy trì hoặc tăng sức mạnh cơ bắp. Hỗ trợ chỉnh hình cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển động của khớp, hạn chế cứng khớp.
Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật nếu nguyên nhân là chèn ép dây thần kinh. Các nguyên nhân khác như bệnh tiểu đường và bệnh thận cũng có thể cần được điều trị vì những bệnh này có thể tổn hại đến dây thần kinh.
Đôi khi nguyên nhân có thể do bệnh nghề nghiệp, ví dụ giáo viên phải thường xuyên cầm phấn viết bảng, công nhân làm những động tác lặp đi lặp lại khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương lâu dài. Để trở lại làm việc và để ngăn ngừa tổn thương thần kinh nhiều hơn, bác sĩ có thể đề nghị hạn chế công việc hoặc đổi nghề.
6. Cách phòng chống bệnh đau dây thần kinh cánh tay
Các phương pháp phòng ngừa khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và cung cấp các phương pháp phòng ngừa theo từng trường hợp cụ thể.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi