Chấn thương mạch máu - xuất huyết mạch máu

Chấn thương mạch máu - xuất huyết mạch máu

Chấn thương mạch máu hay còn gọi là xuất huyết mạch máu là tình trạng tổn thương ở các mạch máu (động mạch hoặc tĩnh mạch). Những chấn thương có thể nghiêm trọng và nguy hiểm cho người bệnh. Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào vị trí của vết  thương.

1. Bệnh chấn thương mạch máu là gì

2. Triệu chứng của bệnh chấn thương mạch máu

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chấn thương mạch máu

4. Điều trị bệnh chấn thương mạch máu

5. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh chấn thương mạch máu là gì?

Thuật ngữ “chấn thương mạch máu” dùng để chỉ tổn thương ở mạch máu, có thể là động mạch (mạch máu cung cấp, vận chuyển máu đến ngoại biên và các cơ quan) hoặc tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu trở về tim). Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ phân loại những chấn thương này dựa trên loại chấn thương gây ra: chấn thương kín (đụng dập) và vết thương hở.

  • Chấn thương kín xảy ra khi mạch máu bị đè ép lực mạnh hoặc bị kéo căng.
  • Vết thương hở do mạch máu bị thủng, đứt rách hoặc bị đâm trúng.
  • Cả 2 loại chấn thương mạch máu có thể tạo cục máu đông và làm tắc nghẽn dòng chảy của mạch máu đến các tạng (cơ quan) và ngoại vi, hoặc gây xuất huyết có thể đe dọa tính mạng.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chấn thương mạch máu

Trật khớp

Nếu khớp gối bị trật thì hầu như động mạch khoeo (nằm ở ngay sau khớp gối) cũng sẽ bị chấn thương, gây chấn thương cơ bắp chân và làm lâu quá trình hồi phục.

>>>Xem thêm thông tin về bệnh trật khớp tại Bệnh trật khớp

Gãy xương

Nếu bạn bị gãy xương cánh tay phần phía trên khuỷu tay (gãy trên lồi cầu xương cánh tay) thì bạn có thể bị tổn thương mạch  máu chạy ngang qua khớp khuỷu tay (động mạch cánh tay).

>>>Xem thêm thông tin về bệnh gãy xương tại Gãy xương.

Chảy máu từ vết thương hở

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chấn thương mạch máu

Nhiều tai nạn và các hoạt động khác đều có thể dẫn đến chấn thương mạch máu bao gồm:

  • Tai nạn tại nhà
  • Tai nạn trong khi lái xe 
  • Tai nạn nghề nghiệp
  • Chấn thương thể thao
  • Té ngã
  • Bạo lực gia đình
  • Đánh nhau, hành hung

4. Điều trị bệnh chấn thương mạch máu

Chẩn đoán

Chấn thương mạch máu thỉnh thoảng có thể chỉ cần chẩn đoán bằng thăm khám bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán vấn đề sau đó điều trị bệnh phải được thực hiện khẩn cấp và tốt hơn nên được đánh giá bởi chuyên gia. Các bác sĩ chuyên về điều trị mạch máu bao gồm bác sĩ phẫu thuật chấn thương, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và bác sĩ phẫu thuật thần kinh.

Các xét nghiệm để chẩn đoán

Nhiều chấn thương mạch máu có thể ẩn giấu khó phát hiện. Do đó bác sĩ có thể dựa vào chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ và phạm vi chấn thương, đồng thời có thể đưa ra cách điều trị thích hợp. Siêu âm màu mạch máu, chụp CT hoặc mạch máu đồ là những xét nghiệm cần trong chẩn đoán chấn thương mạch máu.

Điều trị

Phẫu thuật mạch máu thường đòi hỏi phương pháp mổ bắc cầu.

  • Quá trình này sử dụng mẫu mô ghép nhân tạo hoặc tự nhiên lấy từ một phần của tĩnh mạch ở vị trí khác trên cơ thể, thông thường là ở đùi hoặc bắp chân.
  • Nếu mạch máu bị tổn thương là tĩnh mạch thì có thể điều trị với mẫu mô này nhưng thỉnh thoảng có thể bị thắt lại.

Phương pháp điều trị nội mạch là phương pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật mổ hở và có thể dùng trong nhiều trường hợp.

  • Đặt bóng chèn (stent) vào trong lòng mạch máu bị chấn thương, lòng mạch sẽ được bơm nở rộng ra để tái lập dòng chảy lưu thông của máu.

Cắt mạc gân giải áp là một quá trình phẫu thuật giúp sửa chữa tổn thương ở cơ có thể áp dụng trong một số trường hợp.

  • Trong một vài chấn thương, cơ có thể bị phá hủy do giảm lượng máu cung cấp, tình trạng này sẽ cải thiện ngay khi mạch máu được sửa chữa hoàn toàn. Ví dụ, khi phần ngoại biên bị tổn thương như cẳng chân, cơ có thể bị phá hủy gây phù chân. Trong những trường hợp nặng hơn, cơ bị sưng có thể chèn ép, gò bó trong lớp cân cơ (lớp mô dày dưới da bao bọc lấy cơ). Và hậu quả là làm giảm tuần hoàn máu đến cơ, thần kinh và thậm chí ở da, dẫn đến tổn thương thần kinh và cơ cũng như tổn thương cả chi.
  • Nếu tình trạng này xảy ra thì lớp cân cơ cần được phẫu thuật mở ra giải áp bằng cách cắt, sau đó cơ bị sưng được giải phóng khỏi lớp bao bọc bên ngoài giúp giảm áp lực lên mạch máu và thần kinh.
  • Nếu sưng phù rất rõ ràng thì da nên được để hở thông thường khoảng vài ngày. Cho đến khi cơ không còn sưng thì có thể phẫu thuật đóng lại lớp cơ. Thỉnh thoảng, tình trạng sưng diễn tiến nặng, kéo dài phải dùng đến lớp da ở vùng bắp chân để đóng kín vết thương.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Tránh việc bị chấn thương là điều khó nói trước. Do đó bạn nên phòng ngừa bằng cách:

  • Thắt dây đai an toàn khi lái ô tô
  • Không nên ngồi trên xe của những người lái xe đang xỉn rượu hoặc hko6ng tỉnh táo
  • Nên cẩn thận khi làm việc có tiếp xúc với dao hay các vật sắc nhọn khác
  • Nên đọc kĩ cảnh báo khi vận hành hoặc đứng gần các thiết bị máy móc
  • Nên chú ý những nơi dễ bị trợt té, đặc biệt là trên cầu thang, ở ghế cao, hoặc mặt đất trơn trợt.
  • Tránh những tình huống nguy hiểm

Để điều trị bệnh chấn thương mạch máu, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...