Ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein là một dạng bệnh viêm mạch máu hệ thống có thể xảy ra ở bất kì ai nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện. Nhưng không nên vì thế mà chúng ta chủ quan với căn bệnh này.

1. Ban xuất huyết là gì

2. Triệu chứng của bạn xuất huyết

3. Nguyên nhân gâu ra ban xuất huyết

4. Biến chứng của bệnh ban xuất huyết

5. Điều trị bệnh ban xuất huyết

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein là gì?

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (tên tiếng Anh là Henoch-Schonlein purpura) là một rối loạn gây viêm và chảy máu trong mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận.

Đặc tính nổi bật nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein đó là một ban màu đỏ tía, đặc biệt ở chi dưới và vùng mông. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây đau bụng và đau khớp. Các tổn thương thận nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể ảnh hưởng bất kì một ai. Nhưng bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì can thiệp y tế là điều cần thiết , đặc biệt là nếu bệnh có gây ảnh hưởng đến thận.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Bốn đặc tính chính của ban xuất huyết Henoch-Schonlein gồm có:

Ban xuất huyết: Những chấm đỏ tím nhìn như vết bầm là những dấu hiệu đặc hiệu nhất và phổ biến nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Ban xuất hiện hầu hết ở mông, chân và bàn chân, nhưng cũng xuất hiện ở tay, mặt và thân và thường nặng hơn ở những vùng bị đè nhiều như đường lằn vớ hay lằn hông.

Khớp đau, sưng (viêm khớp): Những người bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường bị đau và sưng quanh khớp, đặc biệt ở đầu gối và mắt cá chân. Đôi khi đau khớp xuất hiện trước đợt phát ban khoảng một hoặc hai tuần. Các triệu chứng giảm dần khi hết bệnh và không để lại thiệt hại lâu dài. (Xem thêm thông tin về triệu chứng đau khớp tại đây)

Các triệu chứng về tiêu hóa: Nhiều trẻ bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein có triệu chứng về đường tiêu hóa, như đau bụng, buồn nôn và nôn hoặc tiêu phân máu. Các triệu chứng này đôi khi xảy ra trước khi xuất hiện ban.

Các triệu chứng về thận: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể ảnh hưởng thận. Trong hầu hết các trường hợp, chúng có thể biểu hiện như tình trạng có protein hoặc máu trong nước tiểu mà bạn sẽ không thể biết được nếu bạn không làm xét nghiệm nước tiểu. Thường thì các triệu chứng này sẽ biến mất một khi hết bệnh, nhưng ở một số trường hợp, bệnh thận có thể tiến triển và tồn tại kéo dài.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Triệu chứng ban xuất huyết Henoch-Schonlein 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu như bạn nổi ban xuất huyết Henoch-Schonlein và bệnh đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng với đường tiêu hóa.

Nếu con bạn bị nổi ban liên quan đến tình trạng này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ban xuất huyết Henoch-Scholein

Trong bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein, một vài mạch máu nhỏ bị viêm và gây xuất huyết dưới da, bụng và thận. Tại sao tình trạng viêm phát triển vẫn chưa được làm rõ. Đây có thể là kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch không thích hợp với các kích thích nhất định.

Một số người nổi ban xuất huyết Henoch-Schonlein sau một nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh. Các nhiễm trùng tác nhân có thể bao gồm bệnh thủy đậu, viêm họng do vi khuẩn streptococcus, sởi và viêm gan. Các tác nhân có thể gồm có một số loại thuốc nhất định, thức ăn, vết cắn côn trùng hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein gồm có:

  • Tuổi tác: Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, với phần lớn các trường hợp xảy ra ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi.
  • Giới tính: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường xuất hiện ở nam hơn nữ.
  • Chủng tộc: Trẻ em da trắng và Châu Á thường dễ bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein hơn trẻ da đen.
  • Thời gian trong năm: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein xuất hiện chủ yếu vào mùa thu, đông và xuân nhưng hiếm vào mùa hè.

4. Biến chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Đối với hầu hết mọi người, triệu chứng thường cải thiện trong vòng một tháng và không để lại các vấn đề về sau. Nhưng bệnh cũng hay tái phát.

Biến chứng đi kèm ban xuất huyết Henoch-Schonlein gồm có:

  • Tổn thương thận: Biến chứng nặng nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein là tổn thương thận. Nguy cơ này xảy ra ở người lớn hơn là trẻ em. Đôi khi tổn thương xảy ra nặng đến mức phải chạy thận hoặc ghép thận.
  • Tắc ruột: Ở một số ca hiếm, ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây lồng ruột – một tình trạng mà khi đó hai ruột chồng lên nhau – gây cản trở mọi vật đi qua ruột. Biến chứng này hiếm khi xảy ra ở người lớn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bạn bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein nếu có sự hiện của ban đỏ, đau khớp và các triệu chứng về đường tiêu hóa. Nếu thiếu một vài dấu hiệu hay triệu chứng đó, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau đây.

Các xét nghiệm

Không một xét nghiệm đơn độc nào có thể xác định bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein, nhưng các xét nghiệm có thể loại trừ các bệnh khác và giúp chẩn đoán ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bạn có thể được xét nghiệm máu nếu như chẩn đoán chưa được rõ ràng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bạn có thể được xét nghiệm nước tiểu để thấy bằng chứng xuất hiện của máu và xem xét nếu thận bạn có đang hoạt động bình thường hay không. 

Sinh thiết

Những người bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường có các kháng thể nhất định ở da. Bác sĩ có thể lấy một mẫu da để kiểm tra dưới kính hiển vi. Trong trường hợp bạn có tổn thương thận nghiêm trong, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết thận để đưa ra quyết định hướng dẫn điều trị. 

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng và kiểm tra các biến chứng có thể có như tắc ruột. 

Điều trị

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường tự khỏi trong vòng một tháng mà không để lại hệ quả lâu dài. Nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng và các loại thuốc giảm đau có thể giúp ích.

Thuốc

Sử dụng thuốc kháng viêm trong việc điều trị hay phòng ngừa các biến chứng của bệnh vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Thuốc kháng viêm thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng nặng của đường tiêu hóa. Bởi vì các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng và tác dụng của chúng vẫn chưa được làm rõ, hãy chắc chắn thảo luận với bác sĩ về yếu tố nguy cơ và lợi ích khi sử dụng chúng.

Phẫu thuật

Nếu một phần ruột bị lồng vào nhau hoặc bị thủng ruột, phẫu thuật sẽ là điều cần thiết.

Biện pháp khắc phục

Chăm sóc tại nhà tập trung vào việc giúp người bệnh cảm thấy thoải mái. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các thuốc giảm đau có thể giúp ích.

Nếu như các biện pháp khắc phục tại nhà không đạt hiệu quả và bệnh nhân có những triệu chứng ngày càng nặng nề hơn thì cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để sớm được điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thảo Trang

    Bệnh này có thể tự khỏi, nhưng tốt nhất vẫn là nên đi khám và điều trị bác sĩ. Dấu hiệu của nó rất dễ nhầm với các bệnh khác. Gần nhà tôi cũng từng có trường hợp bị bệnh này. Cảm ơn thông tin!

    24/10/2017
  • Thùy Dung

    Em trai tôi cũng đã được chẩn đoán là bị bệnh này. Tôi đã đưa em đi khám và tình trạng bệnh đã thuyên giảm rất nhiều.

    16/10/2017
  • Nguyễn Minh Hằng

    Con tôi đi khám và bác sĩ bảo bị bệnh này, tôi lo quá

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Bích

    Tôi thấy mình đang có dấu hiệu của bệnh này và rất lo lắng. Tôi nên làm gì ạ

    29/09/2017
  • Khánh Duy

    Trước đây tôi cứ tưởng bệnh này với bệnh Lupus ban đỏ là một cơ nhưng hóa ra không phải. Nhưng dù bệnh nào thì cũng đều nguy hiểm cả.

    21/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...