U phổi

U phổi

U phổi hay bất kì một khối u nào khác trong cơ thể, phần lớn trong số chúng ta đều cho rằng đó là khối u ác tính, hay nói cách khác, hầu hết mọi người đều hiểu u phổi đồng nghĩa với ung thư phổi. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn sai. U phổi không phải là ung thư phổi mà ung thư phổi chỉ là một thể của u phổi

1. U phổi là gì?

2. U phổi lành tính, U phổi ác tính

4. U phổi di căn

5. Các giai đoạn của u phổi

6. Một số thể u phổi

7. U phổi có nguy hiểm không ?

8. U phổi có lây không?

9. U phổi sống được bao lâu?

10. Khám u phổi ở đâu ?

11. Chế độ ăn uống đối với người bị u phổi

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. U phổi là gì?

U phổi là kết quả của sự phân chia và phát triển bất thường của các tế bào trong mô phổi, hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các tế bào này phân chia rất nhanh và không chết đi, không tuân theo sự chết theo chu trình như các tế bào bình thường, từ đó nhiều tế bào bất thường nhân lên, tích tụ thành khối u. Nếu kích thước của u bằng 3 cm hay nhỏ hơn thì được gọi là nốt phổi, còn u có đường kính lớn hơn 3 cm được gọi là một khối.

2. U phổi lành tính, U phổi ác tính

Khi nhắc đến u phổi hay bất kì một khối u nào khác trong cơ thể, phần lớn trong số chúng ta đều cho rằng đó là khối u ác tính, hay nói cách khác, hầu hết mọi người đều hiểu u phổi đồng nghĩa với ung thư phổi. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn sai. U phổi không phải là ung thư phổi mà ung thư phổi chỉ là một thể của u phổi. Xét về độ ác tính, u phổi được phân ra làm 2 loại:
•    U phổi lành tính: 
Cần nhấn mạnh một điều là u phổi lành tính không phải là ung thư, vì vậy bệnh sẽ không lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. U tiến triển chậm, hoặc thậm chí có thể ngừng phát triển hay nhỏ lại. U thường không gây nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Có một vài trường hợp bệnh có thể mở rộng và đè đẩy các mô lân cận nhưng sẽ không xâm lấn, phá hoại, hoặc làm thay thế các mô khác trong cơ thể.
Nguyên nhân thường do phổi có vết thương, sẹo phẫu thuật, hoặc do nhiễm virus papillomas (virus gây u nhú). Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên hút thuốc. 
Một số loại u phổi lành tính thường gặp như:
-    Hamartoma (u mô thừa): Chiếm 55% trong số u phổi lành tính, và 8% trong số u phổi nói chung, nam bị bệnh nhiều hơn nữ, thường xuất hiện ở độ tuổi 70-80.
-    Papilloma (sùi mào gà): Còn được gọi là u nhú, xuất hiện ở đường dẫn khí, gặp ở người lớn nhiều hơn.
•    U phổi ác tính( ung thư phổi)
-    Ung thư phổi nguyên phát: Còn được gọi là ung thư biểu mô phế quản, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số ung thư phổi, liên quan chặt chẽ đến thói quen hút thuốc lá và môi trường sống. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi, hiếm gặp ở tuổi dưới 40, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo từng độ tuổi.
Ung thư phổi nguyên phát được phân thành hai loại dựa trên kích thước của tế bào: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC). Hai loại ung thư này phát triển và lây lan theo nhiều cách khác nhau và điều trị khác nhau.
-    Ung thư phổi thứ phát: là khối u từ một cơ quan khác trong cơ thể lây lan đến phổi qua đường máu hoặc đường bạch huyết. Bệnh khó chẩn đoán, người bệnh cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm được vị trí u đã lây lan sang phổi, từ đó điều trị mới hiệu quả.

3. Vị trí U phổi: U phổi trái, U phổi phải

U phổi có thể phát sinh trong bất kỳ phần nào của phổi, nhưng 90% -95% ung thư phổi phát sinh từ các tế bào biểu mô, các tế bào lót các đường hô hấp lớn hơn và nhỏ hơn; vì lý do này, ung thư phổi còn được gọi là ung thư phế quản hoặc ung thư biểu mô phế quản, tùy vị trí mà phân thành:
•    U phổi phải: có 3 thùy trên, giữa, dưới.
•    U phổi trái: có 2 thùy và một cấu trúc nhỏ gọi là lưỡi phổi tương đương với thùy giữa bên phải.
Triệu chứng phổi trái và phải
-    Triệu chứng hô hấp
    Ho dai dẳng: Ho là một trong những biểu hiện bệnh ung thư phổi bệnh nhân không thể bỏ qua.
    Ho ra máu: Những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu thường xuất hiện những cơn ho khan, theo thời gian có thể xuất hiện ho ra máu do lớp niêm mạc của phế quản bị loét hoặc khối u xâm nhập vào động mạch khiến phế quản bị thu nhỏ lại.
    Khó thở, tức ngực: Kkhối u phát triển nhanh chèn ép phế quản gây hiện tượng khó thở, xuất hiện khi bệnh nhân lao động nặng hay khi nghỉ ngơi.
-    Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sút cân.
•    U cũng có thể phát sinh từ màng phổi: gồm u lành tính hay ác tính, do sự tăng sinh hỗn độn của lớp trung mô màng phổi. Hay gặp nhất là ung thư di căn màng phổi từ vị trí khác. Hầu như ung thư nào cũng di căn đến màng phổi (ung thư dạ dày, ruột, tuyến giáp, tuyến tiền liệt, bộ phận sinh dục nữ) theo đường máu. Nguồn gốc chủ yếu xuất phát từ các u biểu mô thuộc các cơ quan lân cận, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú,...
Triệu chứng: Tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: khó thở, đau ngực; dễ bị khàn giọng, mất tiếng, khó nuốt, gầy sút cân, hay bị sốt nhẹ
u phổi 1

4.U phổi di căn 

Chỉ có u phổi ác tính ( ung thư phổi) mới có hiện tượng di căn. Di căn là hiện tượng các tế bào ung thư  xâm lấn và phát triển tại vùng nào đó của cơ thể theo đường máu hoặc đường bạch huyết, từ đó hình thành nên khối u.

•    Di căn hạch trung thất: Là dạng di căn phổ biến nhất của ung thư phổi qua con đường bạch huyết.
Triệu chứng: Hạch trung thất nằm khá gần với vị trí ung thư gốc nên các triệu chứng ở giai đoạn này thường không biểu hiện rõ ràng, thường là sưng ở cổ, khó thở, khàn tiếng do sưng hạch bạch huyết,... Bệnh nhân cần chụp X-quang, CT hoặc MRI vùng ngực để phát hiện di căn hạch trung thất.
•    Di căn gan:
Mặc dù là giai đoạn cuối  của ung thư phổi nhưng di căn gan thường được phát hiện khi chụp CT. Những triệu chứng xảy ra khi ung thư phổi di căn gan là đau phần hạ sườn phải, triệu chứng tiêu hóa chán ăn,  buồn nôn. Nếu có nhiều khối u trong gan hoặc kích thước u đủ lớn để cản trở đường mật, người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt.
•    Di căn não:
Não là cơ quan giàu mạch máu mà u phổi hay di căn đến và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khối u sẽ phá hủy các tế bào não, chèn ép hệ thống dây thần kinh trên não cũng như các bộ phận liên quan, gây phù não và tăng áp lực nội sọ.
Triệu chứng: cơ thể suy yếu, liệt nửa người; đau đầu tăng dần, chóng mặt; rối loạn ngôn ngữ, hành vi,; rối loạn thị giác. Một số người còn phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ, tâm trạng thất thường. Về lâu dài, bệnh nhân có thể bị tâm thần, động kinh…
•    Di căn thượng thận:
Tuyến thượng thận gồm các tuyến nội tiết, tiết ra các hormone gây ra sự căng thẳng như cortisol,  epinephrine (adrenaline) và norepinephrine. Có 35% u phổi di căn đến tuyến thượng thận. 
Triệu chứng: Hầu hết các trường hợp khi ung thư phổi lây lan đến tuyến thượng thận, nó không ra bất kỳ triệu chứng nào, thường phát hiện do chụp X-quang, chụp CT. Di căn thượng thận có thể gây suy thượng thận (bệnh Addison) với các triệu chứng suy nhược, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ natri máu và tăng kali máu.
•    Di căn xương:
Bao gồm cột sống (đặc biệt là đốt sống ngực và vùng bụng dưới), xương chậu, xương trên của cánh tay và chân (xương cánh tay và xương đùi). Ung thư phổi cũng có thể lây lan đến xương ở bàn tay và bàn chân.
Triệu chứng: Đau xương; gãy xương (gãy xương bệnh lý, không do bất kì chấn thương nào). Do sự phân hủy của xương, giải phóng canxi, mức độ cao của canxi trong máu (tăng calci máu) có thể gây nhầm lẫn, buồn nôn và nôn, khát nước, yếu cơ.

5. Các giai đoạn của u phổi

Giai đoạn ung thư phổi sẽ cho bạn biết vị trí khối u, kích thước của nó, và ung thư đã lan rộng tới. Hiểu về giai đoạn ung thư của chính mình cũng là một phần quan trọng trong việc quyết định lựa chọn điều trị thích hợp nhất.
Theo phân loại TNM, ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC)  phức tạp hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và được phân loại theo phương pháp TNM
    Giai đoạn đầu: 
Kích thước u nhỏ, không vượt quá 3cm, chưa lan đến hệ bạch huyết, chưa di căn, gồm giai đoạn 1A và 1B. Nhận biết u giai đoạn này rất khó khăn, triệu chứng khởi đầu thường là ho. Tuy nhiên có thể loại bỏ an toàn, tỉ lệ sống sót là 70%
    Giai đoạn 2:
U lớn hơn 3cm, đã di căn đến hạch, gồm 2A và 2B. Biểu hiện ho đờm, sốt, đau nhức ở ngực, khó thở thường xuyên, sút cân. Bệnh nhân có thể sống đến 5 năm với điều trị thích hợp. Tỷ lệ sống ở 36% số trường hợp. Trong trường hợp ung thư tế bào nhỏ, chỉ số này không quá 18%. 
    Giai đoạn 3:
Bệnh tiến triển trong trường hợp không điều trị thích hợp, nó rất khó điều trị và cũng được chia thành các giai đoạn 3A, 3B và 3C với triệu chứng ho máu. Kích thước u lớn quá 7cm, di căn hạch trung thất, rốn phổi, thượng đòn; tuy nhiên không có di căn xa đến các cơ quan khác. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân rất thấp và thực tế gần bằng không.
    Giai đoạn cuối
Ung thư phổi giai đoạn 4 là tử vong và không điều trị được. Giai đoạn này có nghĩa là một khối u ác tính đã di căn xa, lan đến các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu ung thư gan, màng tim.

6. Một số thể u phổi

•    U phổi biệt lập:
Là một rối loạn phát triển thời kỳ bào thai dẫn đến hình thành một khối kén mô phổi (nang), chứa dịch, khí hoặc khối đặc, không có chức năng, không có sự thông khí của phân thùy hay thùy phổi, biệt lập với hệ thống thông khí phổi lành. Khối này được cấp máu bởi một động mạch hệ thống bất thường, 73% động mạch cấp máu xuất phát từ động mạch chủ bụng, 18% có nguồn gốc từ động mạch chủ ngực. 
Bệnh thường không có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng  khi bị nhiễm trùng là ho, sốt, khạc đờm mủ, đau tức ngực, ho ra máu. Các dấu hiệu của nhiễm trùng phổi phế quản không đặc hiệu cho bệnh mà chỉ nói lên sự nhiễm trùng của tổ chức phổi biệt lập. Phát hiện qua X-quang, điều trị bằng phẫu thuật cắt khối phổi biệt lập.
•    U nấm phổi Aspergillus:

U nấm phổi là dạng phổ biến nhất của tổn thương do nấm phổi. Thường tìm thấy trong những hang phổi có từ trước, thứ phát sau lao phổi hay phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, trừ bệnh lao: sacoide, giãn phế quản, áp-xe phổi, kén khí phổi, sau điều trị lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoides, azathioprine.
Biểu hiện: ho ra máu, có hoặc không có ho kéo dài, nhưng cũng có thể không có triệu chứng. 
Bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu, nội soi phế quản, lấy dịch rửa soi kính hiển vi và cấy tìm nấm Aspergillus. Vấn đề đáng ngại nhất là ho ra máu đột ngột và ồ ạt. Trong trường hợp này, tỷ lệ tử vong cao, ngay cả khi đã được đưa đến bệnh viện.
•    U phổi hoại tử: 
Khi khối u có hiện tượng bội nhiễm sẽ dẫn đến hoại tử khối u mà ta dễ nhầm với ap-xe phổi.
Biểu hiện: Ho khan, ho ra máu, điều trị đã hết nhiếm khuẩn nhưng triệu chứng trên X-quang vẫn còn trên 1 tháng, thường xuất hiện ở người lớn tuổi 45-55, nghiện thuốc lá.

7. U phổi có nguy hiểm không ?

Sự nguy hiểm của u phổi phụ thuộc vào tính chất khối u.
    U phổi lành tính: Trường hợp bệnh nhân xác định u phổi lành tính nhưng không có bất kì biểu hiện nào, không ảnh hưởng đến sức khỏe đôi khi chỉ cần theo dõi khối u.
    Ung thư phổi:  Là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính rằng trong năm 2018 sẽ có khoảng 244.000 ca ung thư phổi mới ở Hoa Kỳ xảy ra và hơn 154.000 ca tử vong là do căn bệnh này. 
Ung thư phổi ở người già : Bệnh hay được chẩn đoán ở người già, gần 70% số người được chẩn đoán bị ung thư phổi trên 65 tuổi, trong khi dưới 3% ung thư phổi xảy ra ở những người dưới 45 tuổi. Độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 70 năm. 

8. U phổi có lây không?

Rất nhiều người nghĩ u phổi là bệnh hệ hô hấp và lây lan. Tuy nhiên, có thể khẳng định u phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong mỗi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân gây u phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, môi trường sống nhiều bụi amiang, khí radon hay ô nhiễm không khí, …

9. U phổi sống được bao lâu?

Đối với u phổi lành tính, bệnh nhân có thể chung sống hòa bình với khối u cả đời. Đối với ung thư phổi, tỷ lệ chữa khỏi tương đối thấp. Chỉ khoảng 15% người bệnh sau khi được chẩn đoán sống quá 5 năm sau khi chẩn đoán. Tuy vậy, tiên lượng bệnh phụ thuộc loại bệnh, giai đoạn bệnh, khả năng điều trị của từng người, .. Có nhiều trường hợp sống qua 5 năm với sức khỏe ổn định. Trong điều trị ung thư, người bệnh sau khi điều trị mà sau 5 năm không tái phát thì được coi là khỏi bệnh.

10.  Khám u phổi ở đâu ?

Khi có các triệu chứng của u phổi, bạn có thể đến các nơi sau để được khám và chẩn đoán cũng như điểu trị.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

11. Chế độ ăn uống đối với người bị u phổi

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân u phổi là lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa.
•    Thực phẩm nên ăn:
Nên các thực phẩm có nhiều chất đạm như sữa ít béo, phô mai, sữa chua…phần nào bổ sung được lượng năng lượng trong cơ thể, trứng, súp từ thịt gà, thịt bò,... Chế độ ăn ngoài đảm bảo protein còn phải đảm bảo được đầy đủ vitamin, rau xanh, nước ép trái cây.
•    Thực phẩm nên kiêng: 
Thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích;
Thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu;
Thực phẩm hế biến sẵn;
Hạn chế muối.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Quyên

    Cám ơn Hello Doctor đã hỗ trợ chồng tôi, tôi vừa điều trị được bác sĩ giỏi và vừa được hướng dẫn sử dụng BHYT cho việc này. cám ơn rất rất nhiều

    11/06/2019
Lâm (11/06/2019)
Nhờ bài viết này tôi liên lạc đến Hello Doctor được bs Bình tư vấn và phẫu thuật. Mong Hello Doctor phát triển giúp ích cho nhiều người

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...