U nang tuyến vú
U nang tuyến vú là bệnh lành tính, bắt nguồn từ việc trong vú xuất hiện các túi dịch. U chủ yếu có dạng cầu hoặc dạng bầu dục. Các u bất thường cần được chẩn đoán và điều trị.
2. Triệu chứng của u nang tuyến vú
3. Nguyên nhân gây ra u nang tuyến vú
5. Phòng chống u nang tuyến vú
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Bệnh u nang tuyến vú là gì?
U nang tuyến vú là sự xuất hiện bất thường của một hay nhiều túi chứa dịch trong vú. Các khối nang vú thường có hình tròn hoặc bầu dục với các cạnh khác nhau. Một u nang có thể chứa dịch lỏng hoặc bướu đặc. Với các khối u nang chứa dịch lỏng thì người bệnh có cảm giác như một trái nho hoặc quả bóng nhỏ đầy nước, còn đối với dạng bưới đặc thì lại cảm giác thấy nó chắc, cứng.
U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40. Thực chất tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh không dùng kích thích tố như liệu pháp hormone.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh u nang tuyến vú
Người u nang tuyến vú thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Một khối u, cục tròn hoặc bầu dục, mịn, dễ dàng di chuyển.
- Thường thấy ở một vú, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai vú cùng một lúc.
- Đau ngực hoặc đau ở khu vực có các khối u vú.
- Tăng kích thước khối u vú và đau vú ngay trước kì kinh nguyệt
- Giảm kích thước khối u vú và giảm các dấu hiệu và triệu chứng khác sau kì kinh nguyệt.
- Có một hoặc nhiều u nang vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên sự có mặt của u nang vú có thể cản trở khả năng phát hiện các khối u vú mới hoặc những thay đổi bất thường khác.
U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30-40
Những ai thường bị mắc phải?
Khoảng 60% đến 75% phụ nữ đều có những biến đổi mô xơ ở vú. Những biến đổi nang xơ xảy ra hầu hết ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi. Phụ nữ dưới 21 tuổi chỉ có 10% nguy cơ mắc bệnh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố có khả năng tăng nguy cơ mắc xơ nang tuyến vú bao gồm:
- Độ tuổi: phụ nữ từ 20 – 45 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn;
- Sử dụng các thuốc có chứa estrogen;
- Một số phụ nữ cảm thấy ăn chocolate, uống caffeine hoặc ăn thức ăn nhiều chất béo gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng rõ ràng về điều này.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn có thể gọi khám bác sĩ từ xa nếu gặp những triệu chứng kể trên để không mất thời gian đi lại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng khác lạ như xuất hiện khối u vú mới hoặc có một khu vực bị dày lên hay cảm thấy bất thường trong khi tự kiểm tra vú, bạn cần khám bác sĩ trực tiếp để được kiểm tra và có kết quả chính xác nhất.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh u nang tuyến vú
Nguyên nhân gây ra u nang vú đến nay vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy estrogen thừa trong cơ thể có thể kích thích các mô vú và do đó chúng đóng vai trò nhất định trong việc phát triển u nang vú.
Ngoài ra, theo nhiều kết quả nhiều nghiên cứu những phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế thường dễ bị u nang.
4. Các phương pháp điều trị bệnh u nang vú
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi nghi ngờ u nang vú
Thông thường, các u nang không cần điều trị, nhiều nang tự biến mất và người bệnh không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu u nang phát triển mạnh, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh thì cần phải điều trị. Điều trị u nang vú bao gồm những phương pháp sau:
Sinh thiết và thoát dịch
Đầu tiên, bác sĩ xác định vị trí u nang và giữ nó ổn định. Tiếp đến, chèn một kim nhỏ vào khối u vú và rút dịch u nang. Thông thường, sinh thiết kim được thực hiện bằng cách sử dụng siêu âm nhằm hướng dẫn vị trí chính xác của kim.
Sử dụng hormone
Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm sự tái phát của u nang vú. Ngừng liệu pháp hormone thay thế trong những năm sau mãn kinh cũng góp phần làm giảm sự hình thành các khối u nang.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ u nang vú là vô cùng cần thiết đối với một số trường hợp bất thường.
5. Phòng ngừa bệnh u nang tuyến vú
Để phòng tránh u nang tuyến vú, chị em nên:
- Mặc áo ngực có size vừa hoặc rộng, cảm giác thoải mái
- Tránh sử dụng chất caffeine: giảm hoặc loại trừ caffeine giúp giảm các triệu chứng đau tức vú.
- Giảm muối trong chế độ ăn uống, tiêu thụ natri ít hơn làm giảm lượng nước thừa giữ lại cơ thể, giúp giảm bớt các triệu chứng liên kết với một u nang tuyến vú chứa đầy dịch.
- Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress để bệnh không tái phát.
Để điều trị bệnh u nang tuyến vú, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Liên hệ theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm bạn nha
Em hiện 38 tuổi, 1 tháng nay em thấy bên vú phải có u cục, và hơi đau. Em đã đi khám ở viện 354. Bác sĩ chuẩn đoán, siêu âm và kết luận e bị nang trong tổ chức mỡ, và bảo yên tâm là lành tính, Bs cũng không cho sinh thiết hay chụp xquang thêm. Nhưng gần đây e hay bị đau lưng, ê hai bên bả vai và giữa vai, rất đau nếu ngồi 1 chút. E xin hỏi liệu e có làm thiếu xét nghiệm không và liệu có phải triệu chứng của ung thu vú không ạ. (núm vú của e không bị tụt hay ra dịch, nang mọc hình bầu dục ở cạnh vú phải, giữa vú phải và nách, có thể di chuyển).