Tăng Cholesterol máu gia đình
Tăng cholesterol máu là một tình trạng bệnh lý hay gặp, nó thường là hậu quả của lối sống không lành mạnh nhưng có thể phòng ngừa và chữa trị được.
1. Bệnh tăng Cholesterol máu gia đình là gì
2. Triệu chứng của bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
3. Tác hại của bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
4. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
5. Điều trị bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
1. Bệnh tăng Cholesterol máu gia đình là gì?
Tăng cholesterol máu gia đình (tên tiếng Anh là Familial hypercholesterolemia) ảnh hưởng tới quá trình xử lý cholesterol của cơ thể. Kết quả là người bị tăng cholesterol máu gia đình có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm hơn.
Đoạn gen gây ra chứng tăng cholesterol máu gia đình được di truyền từ ba hoặc mẹ. Các triệu chứng của bệnh hiện diện từ lúc mới sinh. Điều trị chứng tăng cholesterol máu gia đình bằng cách dùng thuốc và sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sớm.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt và chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm. Những người trong gia đình cùng mắc chung bệnh này.
3. Tác hại của bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
Tăng Cholesterol máu khiến cho bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, từ đó kéo theo sau nhiều hệ lụy không mong muốn.
Khoa: Mạch máu, Ngoại lồng ngực, Nội tiết
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 25 năm
Vị trí: Phó khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bạn có thể đặt khám trực tiếp với bác sĩ qua điện thoại: 1900 1246 hoặc hotline 0962 16.16.44.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
Ở chứng tăng cholesterol máu gia đình, nguy cơ cholesterol máu ở người đó tăng cao lên vì có một đột biến trong gen làm thay đổi cách cơ thể xử lý cholesterol. Đột biến này ngăn cơ thể loại bỏ cholesterol tỉ trọng thấp (LDL cholesterol – cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể. Hậu quả là các mảng xơ vữa lấp đầy các động mạch lớn, làm chúng xơ cứng và hẹp lại, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Xét nghiệm di truyền có thể cho biết được bạn có đột biến này hay không.
Những đột biến gen này được truyền từ cha mẹ sang con cái. Để biểu hiện triệu chứng, con cái phải thừa hưởng 1 bản sao chép từ bộ gen của cha hoặc mẹ. Hầu hết những người mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình có một gen bị ảnh hưởng và gen còn lại bình thường. Trong một vài trường hợp hiếm, người này có cả 2 gen bị ảnh hưởng di truyền từ cả cha và mẹ, làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.
5. Các phương pháp điều trị bệnh tăng Cholesterol máu gia đình
Thay đổi lối sống bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh, chế độ ăn ít chất béo là những cách đầu tiên để chống lại bệnh tăng cholesterol máu. Các lời khuyên cụ thể bao gồm:
- Giảm lượng chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn của bạn ít hơn 30% lượng calo tiêu thụ mỗi ngày
- Tiêu thụ 10 – 20g chất xơ tan trong nước mỗi ngày. Các nguồn cung cấp chất xơ là yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây có múi và cà rốt.
- Tăng cường các hoạt động thể chất
- Duy trì mức cân nặng bình thường
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc tăng Cholesterol máu gia đinh
Khi mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc để làm hạ mức LDL cholesterol. Các thuốc được kê đơn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dung nạp thuốc
Tình trạng dung nạp thuốc thay đổi ở mỗi người. Các tác dụng phụ được báo cáo là đau cơ, đau dạ dày, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu bạn quyết định dùng thuốc hạ cholesterol máu, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm chức năng gan để theo dõi ảnh hưởng của thuốc lên gan của bạn.
Điều trị Cholesterol máu cao ở trẻ em
Ăn kiêng và tập thể dục là cách điều trị đầu tiên và tốt nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở lên mắc chứng tăng cholesterol hay những trẻ bị béo phì. Trẻ từ 10 tuổi trở lên có thể được cho dùng thuốc hạ cholesterol máu nếu chúng có mức cholesterol máu cực kì cao.
Để điều trị bệnh tăng Cholesterol máu gia đình, bạn nên đi khám bác sĩ và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi