Lao vú

Lao vú

Lao vú là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với chị em phụ nữ bởi bệnh tiềm ẩn và khó phát hiện. Lao vú thường dễ nhầm lẫn với ung thư vú, áp xe vú vì thế bạn cần nắm rõ những thông tin dưới đây để nhận biết sớm và điều trị kịp thời khi lao vú mới “manh nha” nhé.

1. Lao vú là gì

2. Triệu chứng của lao vú

3. Tác hại của bệnh lao vú

4. Nguyên nhân gây ra bệnh lao vú

5. Điều trị bệnh lao vú

6. Phòng chống bệnh lao vú

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh lao vú là gì?

Lao vú là tình trạng vi trùng lao tấn công vào mô tuyến vú, đây là dạng lao ngoài phổi hiếm gặp. Thông thường vi trùng lao di chuyển theo đường máu, đường bạch huyết từ nơi khác đến vú vì thế khi nghi ngờ lao vú các bác sĩ cố gắng tìm thêm các ổ nguyên phát khác.

Theo tiến sĩ chuyên khoa Ngoại Lồng Ngực Nguyễn Hoàng Bình, nhiều bộ phận trong đều có thể bị lao như: lao thận, lao xương, lao da, lao khớp... Khi vi khuẩn lao sinh sôi và hình thành ổ bệnh ở vú thì được gọi là lao vú. Bệnh lao vú thường gặp ở phụ nữ trẻ hoặc trung niên, chủ yếu ở người đã lập gia đình và đã sinh đẻ. Đây cũng là bệnh mang tính toàn thân vì thế khi điều trị cần chú ý nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng.

Quá trình phát hiện bệnh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí đến vài năm, thường xảy ra ở một bên vú phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nam cũng có thể bị nhưng rất hiếm. Bệnh nhân thường vào bệnh viện với tình trạng một cục u trong ngực hay viêm, áp-xe tái đi tái lại nhiều lần, đi khám và điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng không khỏi.

Lao vú rất dễ nhầm lẫn với ung thư vú và áp-xe vú sinh mủ thông thường, các bác sĩ thường chỉ định sinh thiết để vừa lấy được mẫu mô thử giải phẫu bệnh lý nhằm chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

>>>Để biết cách nhận diện nhanh bệnh ung thư vú, bạn có thể xem thêm thông tin tại BỆNH UNG THƯ VÚ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh lao vú 

Người bệnh lao vú thường có triệu chứng như:

  • Biểu hiện toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, có thể kèm hạch nách, hạch cổ .
  • Biểu hiện tại vú: bệnh nhân thấy đau vú hoặc sờ thấy khối ở vú, viêm tấy hoặc áp xe vú tái đi tái lại tạo lỗ dò chảy dịch, loét da quanh vầng vú gây sẹo xơ biến dạng vú.
  • Lâm sàng có 3 dạng: dạng cục, dạng lan tỏa và dạng xơ cứng

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh lao vú thường bị nhầm lẫn với ung thư vú và áp xe vú. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu ở trên bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay vì rất có thể bạn bị lao vú. Nếu phát hiện sớm, lao vú sẽ được điều trị dứt bằng những thuốc kháng lao thông thường, thời gian từ 8-9 tháng theo chương trình chống lao quốc gia.

3. Tác hại bệnh lao vú

Bệnh lao vú đặc biệt nguy hiểm với chị em phụ nữ, bởi bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Lao vú nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những thể lao khác như xâm nhập ngược trở lại lồng ngực, gây ra lao phổi và lao màng phổi. Lao vú cũng có thể gây biến dạng vú, làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của "phái đẹp". 

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh lao vú

4. Nguyên nhân gây ra bệnh lao vú

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lao vú đó là:

  • Trang phục quá chặt, bó ép vòng 1, gây nóng bức, ngứa, gãi làm trầy xước da khiến vi trùng lao vô tình có ở tay đi thẳng đến vết thương trên da tuyến vú.
  • Do người bệnh hít phải vi trùng lao trong không khí vào phổi nhưng chưa thể gây bệnh và trở thành vi trùng lao nội tại trong cơ thể, nằm chờ đến khi nào cơ thể bị mất cân bằng, suy giảm miễn dịch thì vi trùng tấn công. Khi vi trùng lao nội tại này tới cơ quan nào sẽ gây lao tại cơ quan đó, ví dụ như tới hạch gây lao hạch, tới não gây lao màng não, tới vú thì gây lao vú (đây là cơ chế lây theo đường máu).
  • Do bản thân người bệnh đang bị lao phổi, lao xương sườn, từ những ổ lao này vi trùng lao xâm lấn trực tiếp ra mô vú hoặc hạch qua đường rò mủ (đường lây kế cận).

5. Các phương pháp điều trị bệnh lao vú

Chẩn đoán

Để phát hiện lao vú có thể người bệnh sẽ cần thực hiện một hoặc nhiều các phương pháp sau:

  • X-quang  phổi: phát hiện tổn thương lao phổi đi kèm, giúp củng cố chẩn đoán.
  • Siêu âm vú: đây là xét nghiệm có chi phí thấp, dễ làm, giúp mô tả tổn thương rõ hơn. Tổn thương không đặc hiệu, đa phần là chẩn đoán áp xe vú, một số ít ung thư vú và rất ít nghĩ tới lao vú. Siêu âm hướng dẫn chọc hút bằng kim nhỏ chính xác hơn.
  • Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA vú) : FNA có giá trị chẩn đoán cao trong chẩn đoán với viêm dạng hạt, chất hoại tử bả đậu, đại bào Langhans.
  • Sinh thiết vú + giải phẩu bệnh lý : phát hiện nang lao
  • Các xét nghiệm khác : IDR, hút dịch ổ áp xe ở vú soi tìm lao, PCR lao, nuôi cấy lao…

Điều trị

Nếu lao vú để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao ở lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi trùng lao vào đường máu và có thể gây lao màng não.

Điều trị bệnh lao vú

Điều trị lao vú cũng giống như lao phổi, phải dùng kháng lao tối thiểu sáu tháng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng kháng lao, tùy theo diễn tiến bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa, điều này do bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ dẫn.

6. Phòng chống bệnh lao vú

  • Chị em không nên mặc áo ngực trong khi còn tổn thương ở vú, hoặc nếu dùng nên mặc áo ngực thoáng, mát, kích cỡ vừa phải, không gây gò bó cho vòng 1.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

>>> Đặt khám trực tiếp với Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình, phó khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Điện thoại: 1900 1246 hoặc hotline 0962 16.16.44.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thảo Mai

    Tiến cử bác sĩ Bình cho mọi người nếu quyết định phẫu thuật chữa bệnh nhé.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Bích

    Các chị em nên đi khám ngay nếu thấy mình có những triệu chứng như trong bài viết nhé.

    05/10/2017
  • Lê Hoàn

    Bài viết rất tốt, mang đến nhiều thông tin mới mẻ và có ích cho mọi người

    29/09/2017
  • Trần Hồng Thủy

    Lo quá, mẹ tôi đi khám và bác sĩ nói mắc bệnh lao vú. Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy căn bệnh này. Mọi người có thể chia sẻ với tôi về cách chữa trị để tôi tham khảo được không ạ.

    11/09/2017
  • Nguyễn Thị Thùy

    Tôi bị lao vú một thời gian. Rất hoang mang, may mắn gặp được tiến sĩ Hoàng Bình, được ông chữa trị. Chân thành cảm ơn tiến sĩ.

    26/07/2017
Nguyễn Thị đào(16/03/2020)
Dạ xin hỏi bs: cách đây 4 năm em đã bị bệnh lao vú trái và điều trị hết, em cũng xin bé đã 3 tuổi rồi bây giờ em sờ vào ngực phải thấy hơi đâu vậy có phải bệnh tái phát ko ah
Hóa (17/03/2020)
Bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...